Điều chưa biết về “bệnh tự tử”
Chứng đau thần kinh sinh ba hay “bệnh tự tử” là một trong những căn bệnh nan y, tồi tệ nhất đối với con người. Nó chứa đựng nhiều góc khuất bí ẩn, y học chưa hiểu hết nên hiệu quả chữa trị còn hạn chế.
Ảnh minh họa
Trigeminal neuralgia có từ bao giờ?
Theo y văn thế giới, bệnh tự tử từng được các bác sĩ Hy Lạp cổ đại nhắc đến vào thế kỷ thứ nhất. Ngay cả Hippocrates, người sáng lập ra nền y học hiện đại cũng từng nhắc tới căn bệnh này trong các bài viết của mình. Một trong những tài liệu mới nhất nói về chứng đau thần kinh sinh ba được tìm thấy tại ngôi mộ Bishop Button, thế kỷ 13 ở Somerset, Anh. Tại ngôi mộ này, người ta có thể nhìn thấy bức tranh khắc trên tường nói về nỗi khổ trên khuôn mặt của bệnh nhân.
Các nhà sử học cho rằng, đây là tài liệu quý để hậu thế tham chiếu về căn bệnh có tiền sử lâu đời, bệnh tự tử chứ không chỉ là đau răng. Qua nghiên cứu bộ xương Bishop Button cho thấy, đương sự có một bộ răng gần như hoàn hảo nhưng thực tế Button đã được phong thánh nên du khách thập phương đến đây thực hành tín ngưỡng với hy vọng vị thánh này sẽ giúp họ giảm bớt cơn đau răng.
Chứng đau thần kinh sinh ba trở nên sôi động trong giới y khoa khi bác sĩ nổi tiếng John Locke, người Anh, miêu tả năm 1677 và năm 1756 được Nicolas Andre đặt cho cái tên là tic douloureux. Ngay sau nghiên cứu của Andre, một nhà khoa học người Anh khác, John Fothergill (1712-1780), đã mô tả nó một cách chi tiết hơn và đặt tên là “bệnh Fothergill” (Fothergill’s disease). Fothergill cho rằng đây là một tình trạng thần kinh thay vì đau răng hay miệng hoặc lưỡi gây ra. Hiện tại, giới thần kinh học phân loại là chứng đau dây thần kinh sinh ba, một tham chiếu về bệnh thần kinh của dây thần kinh sọ thứ năm (dây thần kinh sinh ba).
Ảnh minh họa
Vì sao người bệnh lại muốn quyên sinh?
Chứng đau thần kinh sinh ba là căn bệnh bí ẩn liên quan đến trọng lực và mức độ đau nghiêm trọng của thần kinh vùng thượng vị làm cho người trong cuộc không chịu nổi. Các phương pháp điều trị gần đây được xem là hiệu quả nhưng nhiều người không tìm cách nào để thoát được cơn đau, chính vì vậy đã có trên 50% bệnh nhân được cho là đã tự tử. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh khá đặc biệt, tạo ra những cơn đau “hạnh phúc”. Theo đó, người bệnh có hàng loạt các động thái lạ như mỉm cười, thích xoa mặt, đánh răng, nhổ tóc, quạt, ăn uống, thay đổi nhiệt độ, cạo râu, trang điểm, thích tiếng ồn lớn và thích hôn nhưng lại sợ tạo ra những cơn đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Hầu hết các bệnh nhân mới bị mắc bệnh và trước khi chẩn đoán chính xác thường cho rằng bản thân bị đau răng, thậm chí có người còn khẳng định họ bị đau răng dữ dội. Vì vậy, đầu tiên, họ cần làm là đến nha sĩ để loại bỏ các răng bị đau mà họ không hề hay biết rằng mình đang bị đau thần kinh trên mặt và lan đến các đầu của dây thần kinh trong hàm. Nhiều bệnh nhân không cần thiết phải nhổ răng nhưng họ lại nghĩ rằng đây là nguyên nhân gây đau và cuối cùng nha sĩ lại chấp nhận yêu cầu của họ hoặc do chẩn đoán không đúng. Điều này thực sự là một sai lầm đáng tiếc cho cả hai phía, cả bệnh nhân lẫn bác sĩ bởi nhổ răng rồi cơn đau vẫn tồn tại. Điều này đã làm cho nhiều người phải mang răng giả khi còn rất trẻ. Đây là cảnh báo chung cho nhóm người mắc bệnh, rằng họ cần được tư vấn và khám đầy đủ trước khi quyết định nhổ răng.
Giải pháp cho người mắc bệnh
Video đang HOT
Chẩn đoán chính xác bệnh không dễ dàng và để tránh thiệt hại cho người bệnh, các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện các bước sau:
- Thứ nhất, nếu bị đau răng, hãy đi khám nha sĩ. Bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về tiền sử chứng đau dây thần kinh sinh ba, nếu có, nên sử dụng phương pháp chẩn đoán phân biệt trước khi nhổ răng.
- Thứ hai, nên hẹn bác sĩ thần kinh càng sớm càng tốt để hiểu rõ bệnh tình và có can thiệp kịp thời.
- Thứ ba, nếu cơn đau nghiêm trọng thì nên đi khám bác sĩ, nếu bác sĩ không thuộc chuyên khoa thì nên cho bác sĩ biết rõ bệnh tình của bản thân (ghi rõ cụ thể ra giấy).
Cũng trong thời gian này nên tư vấn chuyên gia thần kinh và nên nhớ, thuốc giảm đau thông thường và thuốc ngủ sẽ giúp giảm đau nhưng không phải là tối ưu. Hình thức can thiệp khẩn cấp trước tiên là dùng Fosfenytoin IV (còn có tên khác là Dilantin). Tuy nhiên trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào nên tư vấn kỹ chuyên môn nhất là khi đau đớn cực độ. Cuối cùng, mọi người có thể tự khám bệnh cho mình, nếu thấy có các triệu chứng khác thường nên tư vấn, khám nhiều chỗ để có kết quả chính xác trước khi dùng thuốc hoặc quản lý các cơn đau.
Trong trường hợp thuốc không phát huy tác dụng, bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật. Phổ biến là phẫu thuật giải áp vi mạch. Thủ tục này được Walter Dandy phát triển năm 1925 và nhanh chóng trở nên phổ biến.
7 bài thuốc Đông y hữu ích có sẵn trong bếp: Biết tận dụng thì vừa tiện vừa không tốn tiền
Trong bếp nhà bạn không chỉ có thực phẩm để làm thức ăn, mà chúng còn có thể làm thuốc. Đây là những bài thuốc đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao trong nhiều loại bệnh khác nhau.
Có thể bạn đã biết những mẹo nhỏ trong căn bếp có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình một cách vô cùng hiệu quả, thì những bí quyết sau đây một lần nữa giúp bạn củng cố thêm rằng căn bếp nhà mình thực tế còn có nhiều bí mật bạn chưa thể khám phá hết.
Nhà bếp không chỉ là nơi để chúng ta nghiên cứu những bữa ăn ngon và hợp khẩu vị cho các thành viên trong gia đình, mà đây còn là hộp thuốc nhỏ tạm thời vô cùng tuyệt vời, hãy cùng các chuyên gia Đông y xem xét những phương thuốc có sẵn trong nhà bếp theo cách sử dụng dưới đây.
1, Dùng mì chính để giảm đau răng
Bạn có thể chưa biết đến mẹo này, nhưng nếu cần quá thì bạn có thể thử cách dùng mì chính (bột ngọt) để làm giảm cơn đau răng.
Bạn dùng đầu đũa để nhúng một ít bột ngọt và đặt/chấm nó lên phần răng đau, cơn đau sẽ biến mất nhanh chóng. Không cần dùng quá nhiều mì chính, chỉ cần một ít nhỏ xíu là đủ.
2, Khoai sống/tươi chữa đau lưng
Khi bạn bị đau lưng, khó chịu vùng lưng hoặc do va chạm dẫn đến đau, bạn có thể dùng khoai môn, khoai sọ hay khoai lang tươi gọt vỏ rửa sạch, nhai hoặc làm nhuyễn rồi đắp lên vùng đau.
Nếu vùng đau lớn thì dùng nhiều khoai, vùng đau nhỏ thì làm ít khoai, sao cho phủ lên hết phần đau. Làm lần đầu cảm thấy dễ chịu, nếu chưa đỡ hẳn thì làm thêm một số đợt đắp như vậy nữa. Thông thường chỉ đắp vài lần là đỡ đau.
3, Bắp cải để điều trị loét dạ dày
Nhiều người bị các vấn đề về dạ dày, khi bị đau tất nhiên bạn phải đi khám bác sĩ. Nhưng trong trường hợp đau âm ỉ, gây khó chịu, tạm thời bạn có thể dùng lá bắp cải và ép lấy nước, làm ấm lên ở nhiệt độ vừa uống, uống trước bữa ăn, hai lần một ngày.
Tốt nhất, nếu thấy triệu chứng đau giảm nhẹ thì bạn có thể dùng trong 10 ngày như một liệu trình điều trị, nó có tác dụng giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét.
4, Dùng vỏ khoai tây để chữa bỏng
Rửa sạch củ khoai tây và cho vào nồi nước luộc trong 25 phút, gọt lấy phần vỏ khoai tây, đắp lên vết bỏng, và băng bó cố định bằng gạc vô trùng. Vết bỏng nhẹ sẽ lành trong vòng 4 ngày mà không bị đau và không để lại sẹo nghiêm trọng.
5, Gốc hành củ chữa bệnh mụn cóc do virus/hạt cơm
Khi bạn bị nổi lên 1 hoặc nhiều nốt mụn chai sần có nhân ở dưới bàn chân hoặc trên các bộ phận cơ thể, tên bệnh này là mụn cóc do virus hoặc hạt cơm, thì có thể dùng phần gốc hành tươi (đoạn hành trắng gần rễ) bóc lớp vỏ hành ở bên ngoài, dán vào phần mụn cóc.
Vào thời gian rảnh hoặc buổi tối trước khi ngủ, rửa chân hoặc vùng mụn cóc sạch sẽ với nước ấm, lau khô ráo. Bóc lớp hành ở bên ngoài phần hành lá màu trắng, dán lên mụn. Dùng băng dính dán cố định.
Sau một đêm, mụn cóc sẽ giảm đau dần và dần dần sẽ biến mất.
Nếu bạn tiếp tục dán hành như vậy nhiều lần, vùng da xung quanh mụn cóc sẽ bị trắng giống như bị ngâm nước, chúng trở nên mềm mủn, sau đó sẽ tự bong da và khỏi, mụn sẽ hết dần.
6, Dùng giấm gạo trứng gà chữa viêm da thần kinh
Dùng 3 quả trứng cho vào bình thủy tinh, cho khoảng nửa lít dấm gạo vào ngâm, chờ sau 7 đến 10 ngày, bóc bỏ vỏ trứng, trộn nhuyễn trứng với giấm gạo, cho vào hộp chứa có nắp để bảo quản.
Bôi chất lỏng này mỗi ngày vào vùng da bị viêm do thần kinh 2 đến 3 lần, kiên trì bôi trong một khoảng thời gian, sẽ có hiệu quả.
7, Xương lươn chữa bệnh nấm chân
Thi thoảng, bạn có thể bị nấm ở ngoài da, giống như nước ăn chân ở các kẽ chân. Bệnh này vốn dĩ xuất phát từ một loại nấm trên da, chủ yếu mọc lên giữa các ngón chân. Các triệu chứng thường là phồng rộp, ngứa, nặn ra có nước màu vàng sau khi gãi và sẽ có thể bị loét trong trường hợp nghiêm trọng.
Khi bị bệnh này, bạn có thể dùng 100 gram xương lươn sống, sấy khô và nghiền thành bột, 3 gram băng phiến nghiền mịn, trộn với một ít dầu mè, bôi lên vùng bị ảnh hưởng, mỗi ngày một lần, thường 3 đến 4 lần là có thể chữa lành.
Các bài thuốc được tổng hợp từ các tài liệu Đông y Trung Hoa xưa. Bạn có thể dùng thử, nếu thấy phù hợp thì tiếp tục áp dụng cho những lần sau.
Giảm nguy cơ ung thư, mất trí nhớ ở bệnh nhân tiểu đường Người mắc bệnh tiểu đường vốn có nguy cơ cao mắc một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh thận, bệnh võng mạc và bệnh thần kinh. Nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Úc còn phát hiện bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc một số loại ung thư cao gấp 3 lần và khả năng mắc chứng...