Điều chưa biết ở làng trồng nếp đặc sản, bí đao “khủng” 100kg/quả
Vùng đất Bàu Chánh Trạch (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) được xem là nơi sản sinh ra các đặc sản xưa nay hiếm ở đất võ Bình Định. Đó là bí đao “khổng lồ” có trọng lượng lên đến 100kg/quả và nếp 3 tháng thơm ngon nức tiếng.
Nông dân làng Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ) nổi tiếng cả nước vì trồng được giống bí đao “khổng lồ” có trọng lượng trung bình 60kg/ quả, có quả nặng gần 100kg.
Bí đao là loại cây nhiều vùng trong cả nước đều có thể trồng được nhưng trồng bí đao cho ra quả gần 1 tạ chỉ có ở Bàu Chánh Trạch. Nhiều người bảo nhau rằng, bí đao khổng lồ của nông dân nơi Bàu Chánh Trạch trồng ra phải sức lực sĩ mới khiêng nổi.
“Điều kỳ lạ, giống bí đao được trồng ở làng có kích thước rất lớn. Đến nỗi, một vườn bí cả làng ăn không hết phải mang đến các chợ vừa bán, vừa cho”, nông dân Nguyễn Văn Trung (xã Mỹ Thọ) cho hay.
Theo bà Nguyễn Thị Đảm (68 tuổi, thôn Chánh Trạch 1), giống bí đao này chỉ khi trồng trên đất Bàu Chánh Trạch thì mới cho ra quả to như vậy. Đưa hạt giống đến ươm trồng ở nơi khác thì quả lại có kích thước bình thường.
Video đang HOT
Người dân cho hay, bí đao đã có từ lâu đời và để có loại nông sản đặc hữu này, phải nhờ vùng đất với thổ nhưỡng kỳ lạ tạo nên. Tại đây, ba bề núi bao bọc, hướng mặt ra biển, đặc biệt bên dưới có được mạch nước ngầm tốt.
Ngoài thu hoạch quả, nước từ thân bí dùng để thanh nhiệt, mát gan trị các loại bệnh thông thường như lang ben, hắc lào.
Bình hoặc bao ni lông sẽ được đặt ở nơi thân cây bí để lấy nước.
Để tạo ra bí đao “khổng lồ”, mỗi dây bí nông dân chỉ để duy nhất 1 trái và “thúc” chúng lớn bằng cách đầu tư mạnh chất dinh dưỡng có sẵn từ địa phương như: phân chuồng, xác bánh dầu (xác ép dầu phộng) trong vòng 5 tháng liền.
Ngoài bí đao, Bàu Chánh Trạch có một loại đặc sản khác cũng khá nổi tiếng là nếp 3 tháng. Cái tên này xuất phát từ việc nếp chỉ làm một vụ trong năm, thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến đầu tháng 8 (âm lịch). Đến nay, nếp 3 tháng của Bàu Chánh Trạch đã theo chân người dân sang đến tận trời Tây, Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản.
Bàn về độ thơm ngon của nếp Chánh Trạch, nhiều người bảo: “Chỉ một nhà nấu xôi, cả làng đều thơm nức mũi”.
“Trồng nếp 3 tháng rất tốn công, việc làm mạ và cấy, đòi hỏi người nông dân phải kỹ lưỡng thì nếp mới mang lại hiệu quả cao. Ngoài bón phân hợp lý, phải thường trực theo dõi, xử lý kịp thời khi có sâu bệnh. Nhờ sự cần cù của nông dân cộng với thổ nhưỡng thích hợp đã sản sinh ra loại đặc sản thơm ngon”, bà Nguyễn Thị Hà (45 tuổi) chia sẻ.
Bí đao “khổng lồ” ở Bàu Chánh Trạch có lẽ là đặc sản “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay đến nay vẫn chưa có một chỗ đứng thương hiệu, để khích lệ người dân phát triển và gìn giữ giống bí kỳ lạ này. Nông dân đang lo lắng, nếu bí đao có giá thành rẻ thì họ sẽ chuyển sang trồng cây trồng khác.
“Vợ chồng tôi già rồi nên không còn sức để khiêng những quả bí đao đó vào nhà được. Vụ rồi, bí cho quả lớn quá, ông nhà tôi phải thuê nhiều người về để chuyển bí vào nhà”, bà Trương Thị Nguyệt (60 tuổi) cho hay.
Vì trọng lượng quá “khủng” nên bí đao được nông dân ở Bàu Chánh Trạch níu giữ bằng võng tự chế.
Theo Danviet
Nuôi thành công loài cá chình mun, lão nông đất võ thu nửa tỷ đồng
Người nuôi thành công cá chình mun là ông Võ Tuấn Tú, ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ (Bình Định). Với mô hình nuôi cá chình mun, mỗi năm lão nông đất võ Bình Định thu nửa tỷ đồng.
Ông Tú cho biết, ông mua cá vụn của các hộ đánh bắt trên đầm Trà Ổ về tự chế biến thành thức ăn cho chình, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, đồng thời giảm chi phí. Được sự hướng dẫn của các nhà khoa học, ông tự ủ chế phẩm sinh học để xử lý các loại vi khuẩn gây bệnh cho cá chình. Ông còn nuôi bò lấy phân để nuôi trùn quế làm thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho cá chình. Nhờ đó, cá chình nuôi không xảy ra dịch bệnh, ăn khỏe, lớn nhanh, đạt năng suất cao...
Ông Tú kiểm tra chình nuôi. Ảnh: X.LỘC
Vốn làm nghề đánh bắt thủy sản trên đầm Trà Ổ, ông Tú được tham gia thực hiện Dự án nghiên cứu nuôi chình mun và nuôi cá lóc thực nghiệm trên đầm Trà Ổ của Sở KH&CN, từ đó ông đã đầu tư nuôi chình đạt hiệu quả cao.
Ngoài nuôi cá chình thương phẩm, ông Tú còn mua bán cá chình giống. Từ năm 2013 đến nay, bình quân mỗi năm ông thu lãi hàng trăm triệu đồng, có năm hơn 500 triệu đồng từ nuôi cá chình. Diện tích ao hồ nuôi cá chình thương phẩm, cá chình giống tiếp tục được mở rộng với quy mô nuôi ngày càng lớn.
Ông Phạm Bính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Châu, nhận xét: Từ một hộ nghèo, giờ đây ông Tú đã trở thành hộ khá giả ở địa phương. Với nghề nuôi cá chình, hàng năm ông Tú giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động phổ thông, với mức lương ổn định 5,5 triệu đồng/người/tháng; giải quyết việc làm theo mùa vụ cho 20 - 30 lao động, tiền công 200 ngàn đồng/người/ngày. Ông còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chình, kinh nghiệm nuôi cá chình thương phẩm và cung cấp chình giống cho trên 20 hộ trong và ngoài tỉnh.
Ông Võ Tuấn Tú tích cực hỗ trợ các hộ khó khăn, đóng góp quỹ vì người nghèo, Quỹ Hỗ trợ nông dân xã, đóng góp làm đường giao thông nông thôn, thắp sáng đường quê... với số tiền hàng trăm triệu đồng. Ông còn giúp hàng chục hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Đam mê, quyết tâm, năng động trong làm kinh tế, giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động ở địa phương, góp công giữ được nguồn đặc sản quý (con chình) ở Bình Định, vì những điều đó, nhiều năm liền ông Tú đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Mới đây, ông được Hội Nông dân tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Theo Xuân Lộc (Báo Bình Định)
Thiên thần nhỏ hiến tặng "ngọc sáng" cho đời, dân hiếu kỳ xem "cá lạ" biết bơi vòng tròn Câu chuyện bé gái Hải An hiến tặng giác mạc lay động trái tim hàng triệu người; Dân ùn ùn đi xem "cá lạ" biết bơi vòng tròn ở Nghệ An; Hết Tết, các ngả đường tiến về Hà Nội, TP HCM bị ùn tắc nghiêm trọng... là những hình ảnh được bạn đọc quan tâm tuần qua. Chiều 20/2, ngày cuối cùng...