Điều chỉnh việc xây dựng đường Hồ Chí Minh
Chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 với 93,98% số phiếu tán thành.
Ảnh minh họa, nguồn: Internet.
Nghị quyết nêu rõ, Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, các địa phương và nhân dân nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh. Công trình đường Hồ Chí Minh đã từng bước phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cả nước; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh; góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở các khu vực, địa phương có tuyến đường đi qua. Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh là đúng đắn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Quốc hội nhận thấy việc thực hiện công trình chưa bảo đảm tiến độ; chất lượng xây dựng, hạ tầng kỹ thuật của một số đoạn, tuyến chưa bảo đảm tiêu chuẩn và yêu cầu thoát lũ; lưu lượng phương tiện ở một số khu vực còn thấp; công tác di dân, tái định cư tại một số địa phương chưa đạt yêu cầu; chậm triển khai các dự án phát triển kinh tế – xã hội dọc tuyến làm hạn chế hiệu quả tổng hợp của dự án.
Video đang HOT
Vì vậy, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và UBND các tỉnh, TP có liên quan phối hợp thực hiện tốt các yêu cầu nêu trong NQ số 38/2004/QH11, phù hợp với những nội dung đã được điều chỉnh trong nghị quyết.
Theo NQ được QH thông qua, tổng chiều dài toàn tuyến đường Hồ Chí Minh là 3.183 km, trong đó tuyến chính dài 2.499km, nhánh phía tây dài 684km. Mặt cắt ngang đường được quy hoạch theo từng đoạn với quy mô từ 2 đến 6 làn xe. Về phân kỳ đầu tư của tuyến đường, đến năm 2020 sẽ hoàn thành các dự án thành phần để nối thông toàn tuyến từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), với quy mô 2 làn xe. Sau năm 2020, sẽ nâng cấp các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc VN.
Nguồn vốn đầu tư để thông tuyến vào năm 2020 bao gồm: Vốn trái phiếu chính phủ tập trung cho các dự án thành phần cấp thiết do QH quyết định; vốn ODA và các hình thức đầu tư khác (BT, BOT, PPP) được sử dụng để hoàn thành các dự án thành phần còn lại. Cơ cấu nguồn vốn và dự toán từng dự án thành phần do Chính phủ thẩm định, phê duyệt và báo cáo Ủy ban TVQH theo kế hoạch hằng năm.
Theo Laodong
Dãi dầu tiền dân ở những công trình dở dang
Chỉ có 2.027/2.863 dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 - 2012 đã hoàn thành (dù trong đó rất nhiều dự án chậm tiến độ), còn lại trên 800 dự án vẫn dở dang. Nguyên nhân chính là do thiếu nguồn vốn, đầu tư dàn trải.
Đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản dẫn đến lãng phí lớn (Ảnh minh họa)
Hôm nay (7-6), Quốc hội thảo luận cả ngày ở hội trường về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) cho đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), giai đoạn 2006-2012.
Các ĐB đều nhất trí rằng, việc Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ quyết định chủ trương phát hành TPCP cho đầu tư các công trình, dự án quan trọng giai đoạn 2006 - 2012 là đúng đắn, góp phần quan trọng nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.
Tuy nhiên thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. ĐB Ly Kiều Vân (Quảng Trị) nêu ý kiến: Nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn lớn, tình trạng các dự án dở dang nhiều năm cũng như tiến độ thi công chậm đang diễn ra khá phổ biến. Theo báo cáo vẫn còn trên 800 dự án chưa hoàn thành, nguyên nhân chính do thiếu vốn hoặc chậm được giải ngân. Đến khi giải ngân được thì lại rơi vào mùa mưa nên công trình lại phải nâng cấp, sửa chữa gây lãng phí rất nhiều.
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nhìn nhận: Số dự án tăng mức đầu tư khá lớn, dẫn đến thiếu vốn. Nhiều dự án đang triển khai phải cắt, giãn, hoãn tiến độ, chuyển đổi hình thức đầu tư gây lãng phí nguồn lực. Có những công trình xây dựng đạt 2/3 tiến độ bỗng dưng dự án bị cắt nên phải hoãn kéo dài, rơi vào tình trạng phơi mưa, phơi nắng gây hư hao, lãng phí. Công trình không thể đi vào hoạt động được, trong khi nhân dân thì vẫn mong đợi.
ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) nêu ra 3 khâu, mà theo bà còn tồn tại nhiều kẽ hở, gây lãng phí lớn, gồm: 1. Chủ trương quy hoạch thiếu tính khả thi, mục tiêu đầu tư quá lớn, vượt xa khả năng cân đối nguồn vốn; 2. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án chưa gắn với các quy hoạch được duyệt ban đầu hoặc triển khai dự án; 3. Công tác triển khai thực hiện dự án chưa thực sự được quan tâm dẫn đến tình trạng các dự án dở dang, kéo dài không đảm bảo tiến độ. "Có lẽ không ai không cảm thấy xót xa khi con số lãng phí, thất thoát luôn là đơn vị tỷ đồng và nhiều tỷ đồng. Thực chất đây chính là tiền thuế của dân, do dân đóng góp"- bà Dung nói.
Từ thực tế trên, các vị ĐBQH đã nêu ra giải pháp. ĐB Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) đề nghị, trên cở sở đánh giá toàn diện tác động của dự án bị giãn tiến độ trên phạm vi cả nước, Quốc hội cần xem xét, ưu tiên phân bổ vốn TPCP dự phòng hoặc tăng tổng mức phát hành TPCP giai đoạn 2012 - 2015 để tiếp tục đầu tư các dự án, công trình dở dang đưa vào sử dụng. Ưu tiên cho các dự án đang bị cắt giảm, giãn hoãn tiến độ tại các địa phương, các tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tiếp nữa cần thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra, quản lý sử dụng vốn TPCP, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.
"Cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát các công trình, dự án có sử dụng vốn trái phiếu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả vai trò giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp, của nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời cần kiểm điểm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các sai phạm của tổ chức, cá nhân vi phạm"- đồng ý kiến với ĐB Thanh, ĐB Ly Kiều Vân đóng góp thêm về giải pháp.
Theo ANTD
Bế mạc kỳ họp Quốc hội đặc biệt quan trọng Chiều qua 29.11, phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng, trong đó có xem xét, thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên bế mạc - Ảnh: Ngọc...