Điều chỉnh tiền lương và thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2019/
Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2019.
Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2019.
Theo đó, đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 35, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo công thức:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.
Video đang HOT
Trường hợp thuộc thuộc Khoản 2 Điều 1 Thông tư 35, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo công thức:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm được quy định chi tiết tại Bảng 1 và Bảng 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành ngày 15-1-2019, các quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 1-1-2019.
Theo ANTD
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu là bao nhiêu?
Bạn đọc hỏi: Tôi vừa nghỉ làm việc cơ quan Nhà nước và muốn chuyển sang bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy mức đóng sẽ là bao nhiêu và có được đóng gộp thời gian?
Tuyên truyền giới thiệu BHXH tại Bình Định. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Về vấn đề này, khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 59/2015/QĐ-TTg) quy định về chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau: Khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng.
Như vậy, nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì căn cứ đóng BHXH là mức thu nhập 700.000 đồng nhân với mức đóng 22%.
Người lao động được chọn một trong những phương thức đóng: Đóng hàng tháng; 3 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; 01 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc 1 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.
Bên cạnh đó, từ 1/1/2018, người tham gia BHXH sẽ được Nhà nước tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng
Theo Xuân Cường/Báo Tin tức
Vụ người lao động Công ty xây lắp 2 bị quỵt bảo hiểm: Có thể xử lý hình sự Các luật sư cho biết, việc người có trách nhiệm trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ phạt tiền tới 3 tỷ đồng hoặc ngồi tù đến 7 năm theo quy định của BLHS. Liên quan đến vụ việc hàng chục cán bộ, nhân viên làm việc tại công ty Cổ...