Điều chỉnh tỉ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đối với UBND cấp tỉnh
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Trong đó, sửa đổi Khoản 1 Điều 21 tỉ lệ cho vay lại đối với UBND cấp tỉnh. Cụ thể, địa phương có tỉ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỉ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi (theo quy định cũ, tỉ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi).
Địa phương có tỉ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỉ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi (theo quy định cũ, tỉ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi).
Địa phương có tỉ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50%, tỉ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi.
Địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương (trừ thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), tỉ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ODA, vay ưu đãi.
Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Tỉ lệ cho vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi.
Đối với một số chương trình, dự án liên quan đến phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu của một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà Chính phủ cần hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 1/4/2021 sẽ do Chính phủ quyết định tỉ lệ cho vay lại nhưng không thấp hơn 10%.
Video đang HOT
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 16 về bảo đảm tiền vay. Cụ thể, trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 120% dư nợ của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp và bằng 100% dư nợ của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình thực hiện khoản vay lại, trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay giảm thấp hơn so với mức quy định nêu trên, bên vay lại có trách nhiệm bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nhằm bảo đảm mức tối thiểu.
Nghị định 79/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/10/2021.
PGS Huỳnh Văn Chương: Nên quy định khung giá chi tiết đối với giáo dục đào tạo
Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã đáp ứng được sự mong đợi lâu nay của nhiều đơn vị sự nghiệp công lập đang hướng đến tự chủ và thí điểm tự chủ.
Ngày 21/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị tự chủ công lập. Nghị định nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành kể từ năm 2015.
Theo đó, quy định cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2); tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3); tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4).
Vừa qua, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để lấy ý kiến.
Để lắng nghe ý kiến của các cơ sở giáo dục đào tạo qua nghiên cứu Nghị định 60 và dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế.
Phóng viên: Qua nghiên cứu Nghị định 60/2021/NĐ-CP, ông thấy vai trò của Hội đồng trường có được "thực quyền" thể hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình về vấn đề tài chính không?
Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương : Có thể nói Chính phủ ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập lúc này đã đáp ứng được sự mong đợi lâu nay của nhiều đơn vị sự nghiệp công lập đang hướng đến tự chủ và các đơn vị đã thí điểm tự chủ, nhất là các cơ sở giáo dục đào tạo.
Mặc dù lĩnh vực giáo dục và đào tạo có những đặc thù riêng, không hẳn giống như các đơn vị sự nghiệp công lập khác trong lộ trình thực hiện tự chủ nhưng để chờ một Nghị định tự chủ riêng cho các cơ sở đào tạo đại học chắc chắc không khả thi giai đoạn này, nhất là giai đoạn mà các cơ sở đào tạo đại học đang cần những thông tin cơ bản về tự chủ để triển khai tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 (Luật số 34) và Nghị định 99/2019/NĐ-CP.
Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế (ảnh: thầy Chương cung cấp)
Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, để thực hiện tốt Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì chúng ta cần đồng thời phải nghiên cứu kỹ và thực hiện đồng thời với Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, vì giữa 02 Nghị định này có những điều khoản ràng buộc và quan hệ chặc chẽ lẫn nhau.
Mặc dù chỉ mới có Nghị định 120/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực từ ngày 01/12/2020, còn Nghị định 60/2021/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 15/8/2021 này, nhưng qua nghiên cứu cho thấy 02 Nghị định này đã thể hiện được vai trò của Hội đồng trường/Hội đồng đại học rất lớn trong việc là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của các tổ chức trong việc triển khai thực hiện việc tự chủ tại mỗi đơn vị sự nghiệp công lập.
Cụ thể đối với Nghị định 120/2020/NĐ-CP, đã dành hẳn Điều 7 nói về Hội đồng quản lý và Hội đồng quản lý ở đây ngầm hiểu là cụm từ nói chung cho các đơn vị sự nghiệp công lập, riêng đối với các cơ sở đào tạo đại học thì đó chính là Hội đồng trường/Hội đồng đại học đã được quy định cụ thể và chi tiết trong Luật số 34 và Nghị định 99.
Hội đồng quản lý hay Hội đồng trường/Hội đồng đại học trong Nghị định 120 nêu rõ là quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự; thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Đối với Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì càng cụ thể hơn và chi tiết hơn về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế - dân số và tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Trong đó Nghị định nêu rất rõ điều kiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học với điều kiện cứng là đã thành lập Hội đồng trường, Hội đồng Đại học, đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học; quy chế phối hợp giữa Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học, đảng ủy và nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế dân chủ và các quy chế khác.
Điều này cho thấy Nghị định đã giao quyền tự chủ cho các Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học là rất lớn trong việc xây dựng Đề án tự chủ và đề xuất các mức tự chủ thích hợp với thực trạng và dự báo 4-5 năm đến của cơ sở giáo dục đại học.
Tuy nhiên, vấn đề còn lại là cách thức tổ chức thực hiện các Nghị định, cách hiểu và cách thực hiện cũng là vấn đề quan trọng trong thực tiễn, việc phân quyền, phân cấp trong hệ thống quản trị, quản lý Nhà trường sao cho có sự thuận lợi và đồng thuận cao nhất giữa các bên và nhất là toàn thể viên chức, người lao động trong một cơ sở đào tạo đại học, vì đã hướng đến tự chủ thì vai trò của từng cá thể là viên chức lao động cho đến lãnh đạo cấp bộ môn, khoa, phòng, đến cấp Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Đảng ủy càng phải rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò đóng góp mỗi bên và đều phải cùng chịu trách nhiệm giải trình với xã hội và cấp trên quản lý nhà nước.
Tôi cũng đồng tình với nhiều ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, dù mức độ tự chủ đến đâu, nhất là tự chủ chi thường xuyên cao thì Nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư vào các thể chế mềm như khoa học công nghệ, đội ngũ,... nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay, khi các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam vẫn còn non trẻ và chưa đủ lực để tự vươn ra quốc tế nếu không có sự can thiệp và quan tâm đầu tư, đơn đặt hàng từ Nhà nước, nhưng cần có trọng điểm, có quy hoạch chiến lược và ưu tiên theo từng vùng miền để không xãy ra sự chênh lệch lớn.
Phóng viên: Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Đọc dự thảo, ông thấy còn băn khoăn nào không?
Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương: Trước hết phải nói rằng, Nghị định 120 và Nghị định 60 là khá chi tiết và tương đối đầy đủ và rõ cho các đơn vị sự nghiệp công lập triển khai thực hiện phân loại mức độ tự chủ tài chính và nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên qua đọc dự thảo Thông tư hướng dẫn cho thấy, Thông tư đã làm rõ thêm nhiều nội dung và biểu mẫu chi tiết để viết Đề án tự chủ mà Nghị định 60 chưa làm rõ, nhất là nội dung về quy chế chi tiêu nội bộ sau khi có quy chế tài chính, còn về ý nghĩa quản lý tự chủ thì Nghị định 60 đã thể hiện rõ.
Tuy nhiên cả Nghị định 60 và dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện vẫn còn một số điểm băn khoăn đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là các cơ sở đào tạo đại học, đó là, đối với Đại học Vùng - mô hình đại học gồm đại học và các trường, viện thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc thì cả Nghị định và dự thảo Thông tư vẫn chưa rõ và phải chờ ý kiến và văn bản hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo tôi trong dự thảo, Bộ Tài chính nên thống nhất cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa các nội dung tự chủ Đại học Vùng và tự chủ các trường đại học, viện thành viên vào Thông tư là thuận lợi nhất và đầy đủ cơ sở pháp lý, tránh quá nhiều hướng dẫn sau Nghị định.
Việc xây dựng Đề án tự chủ của các trường đại học, viên thành viên của đại học vùng thì cấp nào phê duyệt, theo Nghị định thì cấp có thẩm quyền phê duyệt có được hiểu là cấp Đại học vùng không?
Một vấn đề nữa là về giá, phí dịch vụ sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật về giá, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3, Điều 5 của Nghị định 60 cho thấy giá dịch vụ đào tạo vẫn chưa được làm rõ trong dự thảo Thông tư hướng dẫn, nên chăng cần bổ sung khung giá chi tiết về đào tạo như lĩnh vực y tế và một số lĩnh vực khác để thuận lợi cho các cơ sở đào tạo đại học triển khai thực hiện và đúng quy định pháp luật vì điều này còn liên quan đên quỹ tiền lương khi tự chủ ở mỗi mức độ khác nhau.
Trân trọng cảm ơn Phó giáo sư.
Bổ sung 5.100 tỷ đồng mua trang thiết bị, thuốc phục vụ phòng chống dịch Bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế số tiền 5.100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để mua trang thiết bị, hóa chất, thuốc phục vụ phòng chống dịch Covid-19. Người dân tiêm phòng vắc xin tại điểm tiêm 40 Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ảnh:...