Điều chỉnh quy tắc ứng xử của cán bộ y tế
Ngày 4-12, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức tại các đơn vị y tế công lập.
Dự thảo này nêu rõ công chức, viên chức y tế phải tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh, cung ứng thuốc, có thái độ lịch sự, hoà nhã, động viên, an ủi, tôn trọng người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh. Đặc biệt, không được lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình chăm sóc người bệnh…
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng để triển khai có hiệu quả việc thực hiện Thông tư trên thì đòi hỏi tại các cơ sở y tế phải lắp đặt hệ thống camera giám sát.
Theo ANTD
Chữa bệnh bằng tiếng hát: "Thần y" không chữa bệnh cho người thân!
"Thần y" Tranh khẳng định, nhờ năng lượng và lá mát của mình, nhiều người đã khỏi bệnh. Nhưng điều kỳ lạ là chính người thân của bà Tranh khi đau ốm vẫn phải chạy ngược chạy xuôi các bệnh viện chữa trị...
Cha mẹ "thần y" ra trạm xá chữa bệnh!
Video đang HOT
Hầu hết người dân xã Thanh Vân, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) không tin "tài năng" chữa bệnh của bà Tranh và coi đó là chuyện hoang đường. Vì thế khi đau ốm họ đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh chứ không nhờ tới bàn tay của "thần y". Điều đặc biệt lạ lùng là "thần y" Tranh không chữa bệnh cho... người nhà!
Mặc dù có con là "thần y" nhưng bố mẹ đẻ của "thần y" Tranh vẫn phải đến các cơ sở y tế xã để khám chữa bệnh
Ông Vũ Đình Ngọc - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thanh Vân - cho biết: "Bố mẹ đẻ và con cháu của bà Tranh đã nhiều lần phải ra trạm y tế xã để khám chữa bệnh. Con dâu bà Tranh có thai nhưng thai bị ngược nên đã phải xuống Hà Nội để điều trị nhiều ngày. Trong năm 2012, toàn xã Thanh Vân có 14 người mắc bệnh ung thư và đều đã qua đời, trong đó có tới 6 người sống cùng thôn Viên Du với bà Tranh".
Qua sổ theo dõi khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Thanh Vân, có thể thấy người thân của "thần y" Tranh đều có tên trong danh sách bệnh nhân đến đây khám chữa bệnh. Cụ thể: Ngày 7/10/2013, bà Đỗ Thị N. (mẹ đẻ của bà Tranh) bị đau thần kinh tọa phải ra trạm y tế xã để khám và lấy thuốc. Ngày 11/10/2013, anh Phan Lạc L. (cháu ruột của bà Tranh) đến trạm y tế vì bị viêm họng. Ngày 19/5/2012, ông Phan Lạc T. (bố đẻ của bà Tranh) đến trạm y tế vì bị viêm kết mạc mắt.
Bà Bùi Thị Luyện (ở thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương) cho biết, đã nhiều lần bố mẹ bà Tranh đi viện về, Hội Người cao tuổi còn đến chơi thăm hỏi. Bà Luyện băn khoăn, nếu đúng bà Tranh có tài chữa bệnh bằng tiếng hát thì tại sao không chữa cho chính bố mẹ đẻ của mình?
Cũng theo bà Luyện, do bà không đồng tình và phản ứng về việc chữa bệnh nhuốm màu mê tín của bà Tranh nên bà bị "thần y" Tranh nguyền rủa chết sớm và con cháu nhà bà bị bệnh tật...
Bà Bùi Thị Luyện thắc mắc sao "thần y" Tranh không khám chữa bệnh cho cha mẹ mình?
Ghi nhận của phóng viên, phần lớn những bệnh nhân tìm đến "thần y" Tranh nghe hát và bắt tay để chữa bệnh đều là người dân ngoại tỉnh, ở xa đến. Bộ phận người bệnh này phần vì tò mò, phần vì mê tín, lại thêm tâm lý "có bệnh vái tứ phương" nên đã đổ đến nhà bà Tranh mong khỏi bệnh.
Hành nghề trái pháp luật
Cuối năm 2010, khi mới nổi lên là một "thần y", bà Tranh đã bị chính quyền và ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc "tuýt còi". Tại thời điểm đó, bà Tranh không thừa nhận mình tổ chức chữa bệnh mà do người dân tự tìm đến và bà chỉ bắt tay truyền năng lượng, hát cho họ nghe rồi cho lá mát để người bệnh uống. Tuy nhiên, khi bị cơ quan chức năng truy hỏi các giấy tờ hợp pháp có liên quan thì bà Tranh không cung cấp được, vì vậy bà Tranh đã cam kết chấm dứt hoạt động chữa bệnh tại nhà.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Xuân Bình - Trưởng Ban Tuyên giáo huyện Tam Dương - cho hay: Sau biên bản năm 2010, bà Tranh không thực hiện theo cam kết mà vẫn tiếp tục khám chữa bệnh nhưng có phần lén lút hơn. Đến tháng 6/2013, hoạt động chữa bệnh không phép của bà Tranh lại rộ lên và lượng người ngoại tỉnh tìm đến nhà bà Tranh rất đông.
"Qua theo dõi trong thời gian cao điểm, mỗi ngày có tới 400-500 người đến nhà bà Tranh (bao gồm cả người bệnh và người nhà đi cùng - PV) để bắt tay và nghe hát rồi xin lá mát uống, ai cũng tự động đặt lên bàn thờ nhà bà Tranh tối thiểu là 100.000 đồng, nhiều hơn là 500.000 đồng... Có lúc bà Tranh chữa bệnh từ 3 - 9h sáng, có khi lại từ 6h-8h sáng, chiều thì nghỉ, vì thế nhiều người bệnh kiên trì túc trực ở nhà bà Tranh suốt ngày đêm để chờ đến lượt" - ông Bình cho biết.
Ông Bình khẳng định: "Bà Tranh không có chuyên môn về y tế nhưng tổ chức hành nghề trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật về khám chữa bệnh. Khi đoàn kiểm tra đến làm việc thì bà Tranh và "nhóm lợi ích" đã không hợp tác, thậm chí đội ngũ thân tín của bà Tranh còn xúi giục những người đến chữa bệnh kéo lên ủy ban xã tập trung phản đối và la ó vì chính quyền địa phương can thiệp vào hoạt động chữa bệnh cứu người của bà Tranh".
Ngày 27/11 vừa qua, đoàn kiểm tra của UBND huyện Tam Dương đã về nhà bà Tranh và tiếp tục lập biên bản sự việc. Bà Tranh một lần nữa không xuất trình được bất kỳ giấy phép nào liên quan đến việc khám chữa bệnh.
Theo ông Bình, đoàn kiểm tra yêu cầu bà Tranh chấm dứt ngay mọi hoạt động liên quan đến việc khám chữa bệnh, nếu có chuyên môn về y tế muốn mở phòng khám thì bà Tranh phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép theo quy định. Tuy nhiên gia đình "thần y" không dễ dàng chấp nhận yêu cầu của địa phương mà ra các điều kiện với cơ quan chức năng, nếu được chấp thuận thì bà Tranh mới dừng mọi hoạt động liên quan (!).
Ông Nguyễn Công Lương - Chủ tịch UBND xã Thanh Vân, huyện Tam Dương - nhấn mạnh: "Việc khám chữa bệnh của bà Tranh đã làm xáo trộn đời sống của người dân địa phương, gây mất an ninh trật tự, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao và đặc biệt là làm mất tình đoàn kết làng xóm.
Chúng tôi tuyên truyền trên loa phát thanh người dân không tin, không đến nhà bà Tranh khám chữa bệnh, vận động và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động trái phép của bà Tranh, thậm chí phải lập rào chắn ở đầu các xóm ngõ để ngăn dòng người nhẹ dạ cả tin tìm đến nhà bà Tranh".
Thông tin từ UBND huyện Tam Dương cho biết, đến nay lượng người tìm đến nhà bà Tranh khám chữa bệnh đã giảm nhiều so với trước. Huyện vẫn đang triển khai các giải pháp nhằm giải quyết sự việc và xử lý mọi hành vi quá khích của một số đối tượng có liên quan.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Chỉ 33% cuộc gọi đến đường dây nóng phản ánh đúng Ông Nguyễn Xuân Trường - Chánh Văn phòng Bộ Y tế cho biết, số máy đường dây nóng 0973 306 360 của Bộ Y tế nhận được từ 50-60 cuộc gọi của người dân mỗi ngày. Trong đó, chỉ khoảng 33% là phản ánh đúng những nội dung về khám chữa bệnh, thái độ của y bác sĩ, tiêm vaccine..., còn lại là...