Điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng
Lễ công bố Đề án điều chỉnh quy hoạch điều chỉnh chi tiết 2 cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng được tổ chức ngày 9-10 và 10-10 tại TP HCM và TP Đà Nẵng.
Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quôc tế Tân Sơn Nhất ngay 9-10
Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông cáo báo chí về lễ công bố Đề án điều chỉnh quy hoạch điều chỉnh chi tiết cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất và CHKQT Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ tổ chức Lễ công bố quy hoạch điều chỉnh chi tiết CHKQT Tân Sơn Nhất vào ngày 9-10 tại TP HCM và Lễ công bố quy hoạch điều chỉnh chi tiết CHKQT Đà Nẵng vào ngày 10-10 tại TP Đà Nẵng.
CHKQT Tân Sơn Nhất là cảng hàng không lớn nhất, quan trọng nhất trong mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc hiện nay, là trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa tại khu vực phía Nam và là cửa ngõ giao lưu với quốc tế bằng đường hàng không lớn nhất cả nước.
Video đang HOT
Năm 2014, CHKQT Tân Sơn Nhất đạt 22.140.348 lượt hành khách và 408.006 tấn hàng hóa, tương ứng tốc độ tăng trưởng 10,5% về hành khách và 9,4% về hàng hóa so với năm 2014.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, mặc dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất vẫn tăng trưởng cao, đạt 17.546.422 lượt hành khách và 279.786 tấn hàng hóa, tương ứng tăng trưởng 18,5% về hành khách và 7,8% về hàng hóa so với cùng kỳ năm 2014.
Quy hoạch tổng thể CHKQT Tân Sơn Nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 118/TTg ngày 27-2-1995. Sau hơn 20 năm thực hiện quy hoạch, CHKQT Tân Sơn Nhất đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khá đồng bộ. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi về dự báo, nhu cầu phát triển của ngành và của địa phương, đồng với với mục tiêu đến năm 2020, CHKQT Tân Sơn Nhất vẫn được xác định là Cảng hàng không lớn nhất của cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép và giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết CHKQT Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Trên cơ sở đạt được sự đồng thuận cao của các Bộ ngành có liên quan và của UBND TP HCM, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Quyết định số 3193/QĐ-BGTVT ngày 07-9-2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết CHKQT Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Hành khách chiều về qua cửa kiểm soát hải quan tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – Ảnh: Phương Nhung
Về CHKQT Đà Nẵng, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá đây là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung, đóng vai trò quan trọng nhất trong mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc, là trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa tại khu vực miền Trung và là cửa ngõ giao lưu với quốc tế bằng đường hàng không lớn nhất khu vực miền Trung.
Năm 2014, CHKQT Đà Nẵng đạt 4.944.517 lượt hành khách, tương ứng tốc độ tăng trưởng 15,6%. Trong 8 tháng đầu năm 2015, mặc dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua CHKQT Đà Nẵng vẫn tăng trưởng cao, đạt 4.498.052 lượt hành khách và 10.380 tấn hàng hóa, tương ứng tăng trưởng 32,8% về hành khách và 0,4% về hàng hóa so với cùng kỳ năm 2014.
Quy hoạch tổng thể CHKQT Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 542/TTg ngày 13-5-2008. Sau hơn 5 năm thực hiện quy hoạch, CHKQT Đà Nẵng đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khá đồng bộ. Nhưng với tiềm năng phát triển của TP Đà Nẵng và khu vực miền Trung, CHKQT Đà Nẵng đã có sự phát triển nhanh, đột biến hơn số liệu dự báo của quy hoạch năm 2008, đòi hỏi phải điều chỉnh quy hoạch, mở rộng quỹ đất phát triển các công trình cung cấp dịch vụ hàng không tại Cảng.
Đồng thời, với nhiệm vụ phục vụ hội nghị cấp cao APEC do Việt Nam đăng cai tổ chức tại TP Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép và giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết CHKQT Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Trên cơ sở đạt được sự đồng thuận cao của các Bộ ngành có liên quan và của UBND TP Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 3066/QĐ-BGTVT ngày 26-8-2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết CHKQT Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
T.Hà – Ph.Nhung
Theo_Người lao động
Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu vực Công viên Yên Sở
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu vực Công viên Yên Sở, tỷ lệ 1/500 (khu chức năng đô thị và phần còn lại của khu Công viên cây xanh phía Nam đường vành đai 3).
Theo đó, khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính các phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Thịnh Liệt (Hoàng Mai) với diện tích khoảng 91,19ha. Tổng diện tích đất đề xuất nghiên cứu quy hoạch điều chỉnh khoảng 93,48ha, trong đó, bao gồm toàn bộ phạm vi ranh giới Quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị và phần còn lại của khu Công viên cây xanh phía Nam đường vành đai 3 và bổ sung một phần đất thuộc Quy hoạch chi tiết Khu Công viên văn hóa và Công viên truyền thống (đất giao thông, cây xanh và đất cơ quan) để khớp nối hạ tầng chung của khu vực. Quy mô dân số nghiên cứu khoảng 8.000 người.
Phối cảnh khu công viên Yên Sở khi hoàn thành đồng bộ.
Quy hoạch nhằm hình thành một khu trung tâm mới của thành phố với chức năng: công viên cây xanh văn hóa, nghỉ ngơi giải trí và trung tâm công cộng thương mại, dịch vụ tổng hợp, nhà ở chất lượng cao, góp phần phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân thành phố, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc cho khu vực cửa ngõ phía Nam TP Hà Nội nói chung, quận Hoàng Mai nói riêng, phù hợp với chủ trương của UBND TP. Bên cạnh đó, xây dựng quy định quản lý đồ án theo quy hoạch làm cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch...
Việc nghiên cứu quy hoạch cũng nhằm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phân khu đô thị tại khu vực. Lan Hương
Theo_Hà Nội Mới
Từ 1/10: Giá nước sạch tại Hà Nội tăng 19% Theo thông báo của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, từ ngày 1/10, các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tăng giá bán nước sạch thêm khoảng 19% so với giá đang áp dụng. Giá bán nước sạch sinh hoạt theo cách tính lũy tiến sẽ tăng từ 5.020 đồng/m3 lên 5.973 đồng/m3...