Điều chỉnh hầm Đèo Cả, “thừa” gần 4.000 tỷ đồng xây hầm mới
Với phương án mới về điều chỉnh hướng tuyến hầm đường bộ Đèo Cả, đơn vị triển khai dự án đã giảm được gần 4.000 tỷ đồng so với chi phí đầu tư ban đầu. Số tiền này cũng được chuyển đổi thành vốn BOT trong nước, thay vì phải đi vay nước ngoài.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trên công trường hầm đường bộ Đèo Cả
Hầm đường bộ Đèo Cả có chiều dài hơn 13,4km, trong đó phần hầm Đèo Cả dài gần 4km, nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa được xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng – chuyển giao – kinh doanh) do Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả. Công trình thuộc Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 (QL1) đang được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) triển khai từ Hà Nội đến Cần Thơ.
Được khởi công từ tháng 11/2012, dự án ban đầu được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn vay nước ngoài với tính toán theo đơn giá của hầm đèo Hải Vân là khoảng 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích điều kiện thi công, chủ đầu tư đã điều chỉnh hướng tuyến của hầm đường bộ Đèo Cả theo phương án mới (tăng 1km chiều dài đường nhưng giảm 2km chiều dài hầm – PV) thì mức đầu tư dự án đã giảm đáng kể xuống còn 15.603 tỷ đồng. Đặc biệt, nguồn vốn đã được chủ đầu tư chuyển đổi từ vay của nước ngoài thành vốn BOT trong nước.
Video đang HOT
Chiều 24/7, khi đi kiểm tra công trình hầm Đèo Cả, Bộ trưởng GTVT Đinh La đã đánh giá cao việc thi công hầm đường bộ Đèo Cả theo phương án mới đã giúp tiết kiệm chi phí đầu tư gần 4.000 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng, đây là sự điều chỉnh hướng tuyến phù hợp làm tăng hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án, giảm thiểu rủi do các điều kiện địa hình và địa chất tạo ra.
Hầm đường bộ Đèo Cả đang được thi công xây dựng
Bộ trưởng Đinh La Thăng lưu ý về việc giải phóng mặt bằng chậm sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng công trình. Đối với một số vị trí mặt bằng cưỡng chế bất thành nhiều lần, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên cam kết sẽ giải phóng trong thời gian tới, đồng thời tính đến trường hợp phải bảo vệ thi công để đảm bảo tiến độ của dự án.
Về nhà thầu thi công, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhìn nhận 2 nhà thầu Công ty cổ phần Sông Đà 10 và Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô có năng lực, nhưng cũng nhắc nhở chủ đầu tư phải giám sát chặt chẽ các nhà thầu còn lại, không để nhà thầu yếu kém thi công tại công trình có vai trò đặc biệt quan trọng này.
Cũng trong đợt kiểm tra này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chấp thuận về mặt chủ trương cho phép Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả tiếp tục nghiên cứu đầu tư dự án hầm đường bộ qua đèo Cù Mông trên Quốc lộ 1, thuộc địa phận 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên bằng vốn dư của hầm Đèo Cả. Bộ trưởng yêu cầu đơn vị này nghiên cứu các phương án hiệu quả nhất trong việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ mới Cù Mông.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
"Cấm cửa" 4 nhà thầu thi công quốc lộ kém chất lượng
Liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long vừa làm xong đã hỏng, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa quyết định xử lý trách nhiệm đối với 4 nhà thầu và "cấm cửa" tham gia các dự án giao thông trong vòng 3 năm.
Quốc lộ 18 vừa làm xong đã bị hư hỏng, 4 nhà thầu thi công trực tiếp bị "cấm cửa" 3 năm (ảnh: Lao động)
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long được thực hiện theo hình thức BOT, do Công ty cổ phần phát triển Đại Dương làm chủ đầu tư. Dự án có chiều dài hơn 30km, với tổng mức đầu tư trên 2.800 tỷ đồng, được thông xe kỹ thuật hôm 18/5, tuy nhiên ngay khi đưa vào khai thác tạm, mặt đường bê tông nhựa đã bị hằn lún nghiêm trọng.
Ngày 2/7, Bộ GTVT đã ra quyết định xử lý trách nhiệm đối với 4 nhà thầu có liên quan trực tiếp tới chất lượng thi công mặt đường bê tông nhựa tại Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long.
Cụ thể, nhà thầu tư vấn giám sát là Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư Newline và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Sao Khuê. Hai nhà thầu thi công và cung cấp vật liệu bê tông nhựa là Công ty TNHH xây dựng và vận tải Hoàng Trường, Xí nghiệp tư doanh vận tải Hồng Lạc.
Ngoài việc xử lý trách nhiệm theo quy định của hợp đồng đã ký của nhà đầu tư và nhà thầu, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông thực hiện đánh giá hạ bậc xếp hạng năng lực nhà thầu và áp dụng biện pháp cấm tham gia đấu thầu các dự án do Bộ GTVT quản lý trong 3 năm đối với 4 nhà thầu nói trên, từ ngày 4/6/2014 - 4/6/2017.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Tháo bỏ hơn 100 biển báo giao thông "khó hiểu" Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa tháo bỏ 103 biển báo giao thông trên nhiều tuyến quốc lộ và cao tốc ở khu vực phía Nam do không rõ thông tin về tốc độ và tải trọng. Cụ thể, qua rà soát biển báo trên quốc lộ 1, quốc lộ 61B, quốc lộ 80, quốc lộ 91, quốc lộ 91B và cao...