Điều chỉnh giao thông để thi công cầu vượt giải cứu Tân Sơn Nhất
Ngày 3/9, nhánh cầu vượt Nguyễn Kiệm – Hoàng Minh Giám sẽ được khởi công. Đây là nhánh cầu vượt thứ 2 thuộc dự án xây dựng cầu vượt thép dạng chữ N tại vòng xoay Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn – dự án cấp bách giải cứu tình trạng kẹt xe cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo Sở Giao thông vận tải TPHCM, từ ngày 3/9, để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công nhánh cầu vượt Nguyễn Kiệm – Hoàng Minh Giám, đường Nguyễn Kiệm (đoạn từ Hạnh Thông đến nút giao Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn) sẽ thành đường một chiều, theo hướng từ ngã sáu Gò Vấp đến nút giao.
Lộ trình thay thế cho xe máy: nút giao Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn -> Nguyễn Thái Sơn -> Phạm Ngũ Lão -> Hạnh Thông -> đường Nguyễn Kiệm -> Ngã sáu Gò Vấp.
Còn đoạn từ đường Hạnh Thông đến nút giao Ngã sáu Gò Vấp, xe máy được lưu thông 2 chiều, các loại ô tô phải đi một chiều theo hướng từ ngã sáu Gò Vấp đến đường Hạnh Thông.
Video đang HOT
Với tổng mức đầu tư 504 tỷ đồng, cầu vượt tại nút giao Nguyễn Thái Sơn – Nguyễn Kiệm được thiết kế hình chữ N với 3 nhánh cầu hướng Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Kiệm – Hoàng Minh Giám và Hoàng Minh Giám – Nguyễn Thái Sơn.
Các phương tiện được phép lên cầu vượt theo hướng Hoàng Minh Giám – Nguyễn Thái Sơn (trừ xe tải trên 10 tấn và xe thô sơ)
Ngày 3/7, nhánh cầu từ đường Hoàng Minh Giám về Nguyễn Thái Sơn chính thức đưa vào hoạt động. Nhánh cầu vượt này góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông thường xuyên ở khu vực vòng xoay.
Dự kiến, nhánh cầu thứ 2 là Nguyễn Kiệm – Hoàng Minh Giám sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối năm nay. Nhánh cầu thứ 3 sẽ thi công khi có mặt bằng, dự kiến thời gian thi công là 4 tháng.
Được biết, cầu vượt tại nút giao Nguyễn Thái Sơn – Nguyễn Kiệm được bố trí vốn theo lệnh khẩn cấp từ nguồn vốn ngân sách của thành phố. Dự án này thuộc nhóm 6 dự án cấp bách giải cứu khu vực sân bay Tân Sơn Nhất khỏi tình trạng kẹt xe nghiêm trọng.
Quốc Anh
Theo Dantri
Động đất mạnh 3,9 độ richter ở Điện Biên
Vào lúc 14h37 chiều nay (24.8), tại Điện Biên xảy ra trận động đất với cường độ 3,9 độ richter. Đây là trận động đất có cường độ lớn nhất được ghi nhận từ đầu năm tới nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát địa chấn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cho biết, trận động đất có độ sâu chấn tiêu là 12km, tâm chấn được xác định tại tọa độ 21,404 độ vĩ Bắc, 103,289 độ kinh Đông.
Vị trí trận động đất được xác định nằm trên địa bàn xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông. Cường độ rung động của trận động đất nằm ở khoảng cấp 5, theo thang MSK 64, thời gian dư chấn kéo dài trong khoảng 3 giây.
Một góc thành phố Điện Biên Phủ.
Do cường độ trận động đất khá lớn nên người dân ở trung tâm thành phố Điện Biên Phủ cách tâm chấn khoảng 30km vẫn cảm nhận rõ sự rung lắc nhẹ. Với cường độ trên, nếu tâm chấn nằm ở khu vực có dân cư thì sẽ có hư hại nhẹ về nhà ở và các công trình hạ tầng.
Do Điện Biên nằm trên dải đứt gãy địa chất lớn, kéo dài từ thị xã Mường Lay qua thành phố Điện Biên Phủ, giáp dải đỉnh núi phía Tây của lòng chảo Điện Biên nên thường xuyên có các trận động đất với cường độ từ 3 - 4 độ richter xảy ra. Theo ông Nguyễn Thái Sơn đây là điều khá bình thường xảy ra trên địa bàn do đó người dân không nên quá hoang mang.
Theo Danviet
Cầu vượt "giải cứu" Tân Sơn Nhất bị đình chỉ thi công 2 tháng Thi công gây nguy hiểm cho người dân, cầu vượt thép Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm bị đình chỉ hai tháng. Phó chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM Nguyễn Bật Hận cho biết vừa đình chỉ thi công một phần cầu vượt thép, tại nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm, trong hai tháng (từ ngày 10.8...