Điều chỉnh giá xăng dầu: Còn nhiều vấn đề phải bàn
Bộ Công Thương vừa báo cáo Chính phủ rà soát, đánh giá và đề xuất hướng sửa đổi Nghị định 84/CP về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, có đưa ra các phương án tần suất điều chỉnh giá xăng dầu cũng như công thức tính giá cơ sở, công khai kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều hành giá xăng dầu cần thận trọng
Video đang HOT
3 phương án điều chỉnh giá
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó, nghiêng về phương án quy định tần suất điều chỉnh giá hài hòa giữa dự trữ lưu thông và tần suất điều chỉnh giá – chu kỳ tính giá bình quân 15 ngày. Cơ sở để lựa chọn phương án này là vì hiện nay, nước ta đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất, lượng xăng dầu sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ. Hơn nữa, trong thời gian tới sẽ có thêm một số nhà máy như: Nghi Sơn, Long Sơn… đi vào hoạt động Mặt khác, nhà nước vừa có quyết định dự trữ dầu thô (khoảng 10 ngày). Phương án này có ưu điểm hài hòa giữa tần suất điều chỉnh giá và số ngày dự trữ lưu thông, vẫn phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước được giữ ổn định trong thời gian dài hơn, nhất là khi giá xăng dầu thế giới có biến động tăng. Tuy nhiên, hạn chế của phương án này là cần chuyển một phần dự trữ lưu thông sang dự trữ quốc gia hoặc các hình thức dự trữ khác.
Các phương án về tần suất điều chỉnh khác là giữ nguyên 10 ngày như hiện nay hoặc tăng lên 30 ngày phù hợp với ngày dự trữ lưu thông. Tuy nhiên, sau khi xem xét các ưu điểm, nhược điểm của các đề xuất này, Bộ Tài chính lựa chọn phương án 15 ngày để dung hòa giữa các ưu, nhược điểm của từng phương án. Quan điểm của Bộ Công Thương là thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá làm sao để tăng tính linh hoạt trong điều hành, phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn.
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong- Chuyên gia kinh tế cho rằng, thực chất thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá xăng dầu gắn liền với cơ chế điều hành bất cập hiện nay, tức là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vừa phải thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, vừa phải đảm bảo an ninh năng lượng. Nếu 2 nhiệm vụ này được tách ra thì tần suất điều chỉnh giá bán có thể tính từng ngày. Theo ông Phong, thời gian điều chỉnh càng ngắn thì tính thị trường càng cao. Tuy nhiên, tính thị trường còn thể hiện ở cả động thái điều chỉnh có phù hợp với thế giới không, diễn biến thị trường thế giới như thế nào, doanh nghiệp được toàn quyền quyết định hay không? “Bao nhiêu ngày điều chỉnh một lần hiện vẫn phụ thuộc vào nước ta cần đảm bảo an ninh năng lượng trong bao nhiêu ngày. Hiện tại, khoảng 10-15 ngày là hợp lý” – ông Phong phân tích.
Tách bạch nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh
Theo Bộ Công Thương, Nghị định 84 đã giải quyết việc minh bạch hóa giá bán xăng dầu thông qua việc quy định công thức tính giá cơ sở với các yếu tố hình thành giá. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung cách tính giá vốn cơ sở. Trong đó giá vốn cơ sở được xác định bằng (=): giá CIF thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt nhân (x) với tỷ giá ngoại tệ chi phí kinh doanh định mức thuế bảo vệ môi trường thuế giá trị gia tăng quỹ bình ổn các loại thuế và các khoản trích nộp. Giá cơ sở sẽ bằng giá vốn cơ sở cộng lợi nhuận định mức.
Đồng tình với đánh giá của Bộ Công Thương về Nghị định 84, song Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng hướng sửa đổi của liên bộ vẫn luẩn quẩn. Để giải quyết được các vấn đề bất cập, cần tách quỹ an ninh năng lượng và quỹ dự trữ thương mại, tức là tách nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần viết lại công thức tính giá xăng dầu. Trong đó, phần cứng là giá cơ sở thuần chi phí để có được 1 lít xăng dầu, không có các loại thuế phí. Phần mềm là giá cơ sở cộng thêm các loại thuế phí. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định giá, không được bán dưới giá cơ sở và Nhà nước không phải bù lỗ.
Về biên độ điều chỉnh, theo Bộ Công Thương, để tăng giảm trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới, thay vì theo ba mức: 7%, 12% và trên 12% như hiện nay (theo điều 27 Nghị định 84) bằng các mức nhỏ hơn chẳng hạn: 3%, 5% và 7% hoặc quy định mức điều chỉnh giá xăng dầu trong nước khi chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hiện hành bằng con số cụ thể. Ví dụ như trong phạm vi đến 500 đồng/lít, kg thì thương nhân tự điều chỉnh giá bán trên 500 – 1.000 đồng/lít, kg thì để thương nhân tự điều chỉnh giá kết hợp quỹ bình ổn trên 1.000 đồng/lít, kg thì phải có ý kiến của liên Bộ Tài chính – Công Thương. Bộ này cũng đề xuất cơ chế quản lý, giám sát và minh bạch công khai về quỹ bình ổn xăng dầu, lợi nhuận định mức và chi phí kinh doanh định mức, hoa hồng cho tổng đại lý, đại lý, tỷ giá ngoại tệ…
Theo ANTD
Hà Nội: 6.000 tỉ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết
Theo Sở Công thương Hà Nội, Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại Hà Nội trong tháng Tết Quý Tị năm 2013 dự kiến tăng khoảng 18-20% so với các tháng trong năm, một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ có thể tăng trên 20%, ước đạt khoảng 35.000 tỉ đồng/tháng.
Mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long.
Để đảm bảo cung cầu hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán, Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ước tổng lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết trị giá khoảng 6.000 tỉ đồng, đáp ứng được khoảng 20-25% lượng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của thành phố trong những tháng Tết, trong đó nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường là 2.000 tỉ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước).
Đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố, Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo tập trung khai thác, dự trữ và tổ chức bán ra trên thị trường chín nhóm hàng thiết yếu.
Các doanh nghiệp tập trung bán hàng thiết yếu tại 710 điểm bán bình ổn giá cố định và khoảng 1.500 điểm bán hàng là các đại lý, cửa hàng, các bếp ăn khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, công ty trên địa bàn.
Đồng thời tổ chức hơn 200 chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng thiết yếu bình ổn giá kết hợp với các nhóm hàng khác về khu vực nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 10-15% so với các tháng trong năm, tổ chức bán ra thị trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt hàng hoặc tình trạng tồn đọng hàng hóa sau Tết.
Công ty xăng dầu Khu vực 1 dự trữ và bán ra trên 4,5 vạn m3 xăng dầu.
Các Trung tâm thương mại, siêu thị: Metro, Big C, Co.op mart, Fivimart, Intimex.... dự trữ bán ra các loại hàng thiết yếu phục vụ Tết với tổng tiền hàng khoảng 2.300 tỉ đồng.
Tổng công ty thương mại Hà Nội dự trữ và bán ra thị trường các nhóm hàng phục vụ nhu cầu Tết với tổng giá trị tiền hàng đạt trên 996 tỉ đồng. Tổng công ty lương thực Miền Bắc dự trữ tại các kho trên 3.000 tấn gạo các loại trị giá 560 tỉ đồng.
Các công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm, Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh, Minh Hiền, chăn nuôi Việt Hưng dự trữ đưa ra thị trường khoảng 1.000 tấn thịt lợn sạch.
Tổng Công ty bia-rượu-nước giải khát Hà Nội sản xuất đưa ra thị trường trong các dịp Lễ tết dự kiến khoảng trên 50 triệu lít thương hiệu "Bia Hà Nội" khoảng 10 triệu chai rượu các loại (trên 50 loại rượu) và khoảng 3 triệu lít rượu đóng chai ...
Các làng nghề trên địa bàn Hà Nội tập trung sản xuất kinh doanh các nhóm hàng phục vụ Tết Nguyên Đán với sản lượng dự kiến: quần áo trên 120.000 sản phẩm, bánh kẹo khoảng trên 2.000 tấn, giò chả trên 100 tấn, miến trên 600 tấn, bột sắn trên 3.000 tấn, đỗ xanh 150 tấn và chè khô trên 300 tấn.
Sở Công thương Hà Nội cũng dõi sát diên biên cung câu, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, trước hêt là lương thực, thực phâm và các hàng hóa dịch vụ thiêt yêu đê có biên pháp cụ thê đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu câu, không được đê xảy ra mât cân đôi cung câu.
Theo laodong
Lãi 6.000 tỉ, EVN vẫn đòi tăng giá Trao đổi với PV bên lề hội nghị tổng kết năm 2012 của Tập đoàn điện lực VN (EVN) ngày 11/1, chủ tịch EVN Hoàng Quốc Vượng đã thừa nhận lãi gần 6.000 tỉ đồng. Thế nhưng EVN vẫn tiếp tục đòi tăng giá điện trong thời gian tới. Tại hội nghị tổng kết, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cam kết sẽ...