Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 31/12, Bộ Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định 287 ngày 2/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Mai Thị Liên Hương chủ trì hội nghị, đồng chủ trì có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng. Tham dự trực tiếp tại hội nghị còn có lãnh đạo Sở Xây dựng các tỉnh Long An, Bến Tre. Các tỉnh, thành còn lại của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tham dự qua hình thức trực tuyến.
Theo Quyết định 287 của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch được điều chỉnh với những nội dung chính gồm: điều chỉnh Vùng I (Bắc sông Tiền) và Vùng II (giữa sông Tiền và sông Hậu) thành một vùng Đông Bắc sông Hậu bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp; bổ sung trạm bơm nước thô tại khu vực huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang với công suất đến năm 2025 là 300.000 m3/ngày đêm, sau năm 2025 là 600.000 mét khối/ngày đêm.
Điều chỉnh mạng lưới đường ống cấp nước và trạm bơm tăng áp: điều chỉnh hướng tuyến truyền tải nước sạch của Nhà máy sông Tiền 1, trong giai đoạn trước mắt 2020 – 2025 thành tuyến ống truyền tải nước thô cấp cho tỉnh Tiền Giang, một phần tỉnh Long An và tuyến ống truyền tải nước thô qua sông Tiền cấp cho tỉnh Bến Tre.
Video đang HOT
Điều chỉnh vị trí trạm bơm tăng áp phù hợp với vị trí lắp đặt các tuyến ống truyền tải nước thô gồm: trạm bơm tăng áp ST1.1 đặt tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang dịch chuyển theo ống truyền tải đặt dọc đường tỉnh 864 (tỉnh Tiền Giang) và trạm bơm tăng áp ST1.2 đặt tại thành phố Mỹ Tho trong phạm vi Nhà máy nước Đồng Tâm (thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng cho rằng việc bổ sung trạm bơm nước thô tại khu vực huyện Cái Bè vào quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tiền đề để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh cho nhân dân các tỉnh Long An, Tiền Giang và Bến Tre, đặc biệt là khắc phục thiệt hại do tình trạng hạn, mặn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp.
Kết luận hội nghị, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Mai Thị Liên Hương mong rằng Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan đẩy nhanh việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn phù hợp với đồ án điều chỉnh cục bộ và tổ chức triển khai đầu tư dự án cấp nước trên địa bàn để thực hiện đồ án.
Diện tích nhà ở bình quân cả nước đạt 25 m2/người
Bộ Xây dựng cho biết, năm 2021, diện tích nhà ở bình quân cả nước đạt 25 m2/người. Như vậy, mặc dù dịch bệnh diễn ra phức tạp nhưng con số bình quân diện tích nhà cả nước năm 2021 đã cao hơn 1 m2/người so với năm 2020.
Khu nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Ảnh minh họa: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Triển khai các Chương trình phát triển nhà ở theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã hoàn thành báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng đó, Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện hỗ trợ được khoảng 200 hộ. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng số hộ được hỗ trợ đến nay đạt khoảng 19.550/21.600 hộ (đạt 90,5%); trong đó có 6/13 địa phương đã hoàn thành; 7 tỉnh còn lại tỷ lệ hoàn thành đạt trên 70%.
Với Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 14/6/2018, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, tham mưu và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách cho Chương trình giai đoạn 2018 - 2025.
Đáng chú ý, việc phát triển nhà ở thu nhập thấp và công nhân tại khu công nghiệp được chú trọng. Tuy hiên, do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và khó khăn về nguồn vốn, các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp vẫn tiếp tục triển khai nhưng tiến độ còn chậm.
Kết thúc quý III/2021, đã có 8 dự án nhà ở xã hội hoàn thành đưa vào sử dụng. Đến nay, cả nước đã hoàn thành 254 dự án, khoảng 108.800 căn với tổng diện tích 5.440.000 m2; đang triển khai 271 dự án, khoảng 256.500 căn với tổng diện tích 12.825.000 m2.
Năm 2022, với nhiều sự đổi mới, cải cách thể chế liên quan đến lĩnh vực nhà ở, con số mục tiêu về bình quân diện tích nhà ở đặt ra cũng ở mức tăng thêm thành 25,5m2/người.
Để hoàn thành mục tiêu này, Bộ Xây dựng cho biết sẽ nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng sẽ đôn đốc các địa phương triển khai Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh; đồng thời tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thị trường bất động sản để đề xuất, báo cáo cơ quan có thẩm quyền có các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng đôn đốc các địa phương đẩy mạnh việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để bảo đảm chỗ ở an toàn cho người dân và góp phần chỉnh trang đô thị, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
Cùng với việc cải cách thủ tục đầu tư, tháo bỏ các rào cản, vướng mắc, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng tập trung hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiều chương trình phát triển nhà ở trọng điểm, nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
Một số địa phương chậm ban hành hướng dẫn phòng dịch nên khó khăn trong phục hồi sản xuất Bộ Công Thương đánh giá, một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Tiền Giang, Cà Mau... chậm ban hành các văn bản hướng dẫn phòng dịch, nên đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hồi phục các hoạt động sản xuất, đặc biệt trong vấn đề nhân lực. Sản xuất các loại loa tại nhà máy của Công ty TNHH...