Điều chỉnh cơ chế trong chi kinh phí, điều động người chống dịch
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Nghị quyết điều chỉnh các lĩnh vực như: Điều động, huy động người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh Covid-19; Kinh phí chi thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 công lập và hoàn trả chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh Covid-19; Bình ổn giá trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19…
Theo nghị quyết, trong trường hợp nhân lực của đơn vị, địa phương không đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch Covid-19, cơ quan, người có thẩm quyền được phép điều động người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam (bao gồm cả người nước ngoài) được thực hiện xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 khác với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Người mắc Covid-19 được bác sĩ chăm sóc (Ảnh: Hải Long).
Về kinh phí chi thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 công lập được bảo đảm từ ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, chi trả của người sử dụng dịch vụ và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, ngân sách trung ương bảo đảm đối với cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 do trung ương thành lập; Ngân sách địa phương bảo đảm đối với cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 do địa phương thành lập.
Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh Covid-19 tại cơ sở y tế công lập được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 268 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Theo nghị quyết, trong trường hợp cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 không bóc tách được chi phí khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 và các bệnh khác để thanh toán theo các nguồn hoặc không thu được các khoản chi phí mà người bệnh phải trả theo quy định do nguyên nhân bất khả kháng thì được ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Chính phủ.
Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 tại cơ sở y tế tư nhân do chính quyền địa phương cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị Covid-19 được thực hiện theo mức thanh toán của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng cao nhất đóng trên địa bàn.
Nghị quyết nêu rõ, trường hợp thiếu thuốc phòng, điều trị Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc sử dụng miễn phí thuốc sản xuất trong nước thuộc lô được sản xuất để phục vụ cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc có chỉ định sử dụng phòng, điều trị Covid-19 nếu đáp ứng.
Video đang HOT
Đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 bị nhiễm Covid-19 và người phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, được hưởng tiền lương, tiền công, phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật; Được hưởng các chế độ phòng, chống dịch Covid-19 nếu tham gia thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian điều trị Covid-19.
Xuất hiện trào lưu dùng Betadine làm thuốc xịt mũi, nước súc miệng để ngăn chặn Covid-19: Chuyên gia lên tiếng cảnh báo!
Không có ý nghĩa ngăn chặn Covid-19, sử dụng sản phẩm thuốc xịt mũi hay nước súc miệng có chứa Betadine còn có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe không mong muốn khác.
Kể từ khi hydroxychloroquine và thuốc chống ký sinh trùng ivermectin được đồn đại có thể chữa bệnh Covid-19 dứt điểm, đã có rất nhiều phương pháp điều trị có khả năng gây hại cho bệnh nhân Covid-19 được lan truyền trên Internet. Hiện nay, trên mạng xã hội Twitter cũng lan truyền xu hướng chữa bệnh Covid-19 bằng cách dùng Betadine để nhỏ mũi, súc miệng.
Vào ngày 8/9, một người dùng Twitter tự nhận là bác sĩ phòng cấp cứu chia sẻ: "Đừng sợ Covid-19 nữa. Điều trị dự phòng căn bệnh này không có gì khó khăn cả. Hàng ngày hãy dùng vài giọt Betadine để xịt mũi và súc miệng bằng Listerine là hoàn toàn không cần phải lo lắng".
Trên mạng xã hội Twitter cũng lan truyền xu hướng chữa bệnh Covid-19 bằng cách dùng Betadine để nhỏ mũi, súc miệng.
Sau đó, lời khuyên này thu hút được đông đảo mọi người quan tâm, phần lớn là những người thuộc nhóm anti vaccine. Mặc dù vậy, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nói rằng Betadine không phải là cách an toàn hay đáng tin cậy để ngăn ngừa bệnh Covid-19.
"Không có bằng chứng nào cho thấy povidone iodine (Betadine) có bất kỳ tác động nào đến bệnh Covid-19", BS Amesh A. Adalja, một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nói với Health.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về Betadine và lý do tại sao các bác sĩ thực sự không muốn bất cứ ai dùng nó để súc miệng hay xịt mũi với mong muốn phòng tránh hay điều trị bệnh Covid-19.
Không có bằng chứng nào cho thấy povidone iodine (Betadine) có bất kỳ tác động nào đến bệnh Covid-19.
Betadine chính xác là gì?
Betadine là tên thương hiệu của một hợp chất hóa học được gọi là povidone iodine hay iodopovidone. TS Adalja cho biết, đó là một dung dịch lỏng màu nâu thường được sử dụng như một chất khử trùng tại chỗ - nó có thể khử trùng các vết cắt và vết xước thông thường, hoặc làm sạch da trước khi khâu vết thương cũng như trước khi tiến hành các thủ tục phẫu thuật.
Betadine cũng có một loại thuốc súc họng sát trùng với 0,5% povidone iodine, nhưng nó chỉ có tác dụng điều trị và làm giảm các triệu chứng của đau họng. Ngoài ra còn có các loại thuốc thụt rửa với 0,3% povidone iodne giúp giảm ngứa và kích ứng nhẹ ở âm đạo.
Không dùng Betadine để xịt mũi, súc miệng, họng...
Betadine có thể giúp ngăn ngừa Covid-19 không?
Tất nhiên là không! Các bác sĩ đều không khuyên bạn sử dụng Betadine để ngăn ngừa hoặc điều trị Covid-19 vì không có bằng chứng thực tế nào chứng minh tuyên bố đó là đúng.
Không rõ ý tưởng Betadine có khả năng ngăn ngừa COVID-19 xuất phát từ đâu, nhưng một số nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối liên hệ dù không đi đến kết luận cuối cùng.
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí JAMA Otolaryngology - Head & Neck Surgery cho thấy, các nhà khoa học trước đây đã sử dụng povidone iodine qua đường mũi họng để làm giảm tải lượng virus của những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng. Các nhà nghiên cứu đã chọn 12 người tham gia làm nhóm đối chứng (nghĩa là không can thiệp) và 12 bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch chứa dung dịch povidone iodine 1%, ngoài ra dùng dung dịch này xịt mũi và bôi thuốc mỡ với povidone 10%. Những người tham gia nghiên cứu được hướng dẫn làm điều này 4 lần mỗi ngày và làm liên tục trong 5 ngày.
Các bác sĩ đều không khuyên bạn sử dụng Betadine để ngăn ngừa hoặc điều trị Covid-19 vì không có bằng chứng thực tế nào chứng minh tuyên bố đó là đúng.
Nghiên cứu cho thấy povidone iodine "có thể làm giảm việc vận chuyển virus SARS-CoV-2 ở người lớn mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình" nhưng điều đó có nghĩa là nó chỉ làm giảm lượng virus trong mũi của một người khi họ đã bị nhiễm Covid-19. Chưa kể, dung dịch povidone iodine cũng có một số tác dụng phụ đáng sợ: 42% bệnh nhân tiếp xúc với nó bị "rối loạn chức năng tuyến giáp", "ngứa mũi khó chịu".
Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu kết luận rằng cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng của povidone iodine đối với virus SARS-CoV-2.
Mặc dù vậy, TS Cassandra M. Pierre (một bác sĩ bệnh truyền nhiễm và giám đốc y tế của các chương trình y tế công cộng tại Trung tâm Y tế Boston) khẳng định, không có nghiên cứu nào cho thấy Betadine hoặc povidone iodine có thể giúp ngăn ngừa Covid-19 một cách chi tiết, rõ ràng. Bà khẳng định "Không có dữ liệu đáng tin cậy" cho thấy rằng povidone iodine có thể giúp ngăn ngừa bệnh Covid-19 cũng như sự lây lan của nó.
Cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng của povidone iodine đối với virus SARS-CoV-2.
Gần đây, nhà sản xuất của Betadine, Avrio Health, cũng đã đưa ra tuyến bố trên trang web của mình cảnh báo khách hàng không nên sử dụng Betadine để ngăn ngừa Covid-19. "Betadine Antisaper Sore Throat Gargle" chỉ để giảm đau họng tạm thời. Các sản phẩm thuốc sát trùng Betadine đã không được chứng minh là có hiệu quả để điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19 cũng như bất kỳ loại virus nào khác", đại diện nhà sản xuất lên tiếng.
Sử dụng Betadine dưới dạng nước súc miệng hoặc thuốc xịt mũi có gây ra bất cứ mối nguy hiểm nào cho sức khỏe không?
Chắc chắn là có! Ngoài việc không hữu ích, việc để povidone iodine qua đường mũi họng cũng có thể gây ra những tổn hại sức khỏe. Theo TS Adalja, povidone iodine thường được sử dụng để súc miệng trị viêm họng nhưng vô tình nuốt phải nó - cho dù bạn nuốt nó qua đường miệng hay đưa lên mũi và nó chảy xuống đường cổ họng - đều có thể gây ảnh hưởng cho đường tiêu hóa.
Vị chuyên gia cho biết thêm, sử dụng povidone iodine liều cao cũng có thể gây ra các vấn đề về thận, ảnh hưởng chức năng tuyến giáp (nghiên cứu của JAMA cũng công nhận điều này). Chưa kể, nó có thể làm xỉn màu niêm mạc miệng lưỡi, thậm chí gây kích ứng phổi và khó thở.
Hiện tại, các phương pháp tốt nhất, an toàn nhất dựa trên bằng chứng để ngăn ngừa Covid-19, tránh nguy cơ gặp biến chứng nặng phải nhập viện vẫn là tiêm vắc-xin và đeo khẩu trang, dùng sát khuẩn. Người dân không nên làm theo những trào lưu chưa được kiểm chứng lan tràn trên mạng xã hội, tránh tiền mất tật mang.
Xử lý nghiêm sản phẩm "tự công bố" hỗ trợ điều trị Covid-19 Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị rà soát toàn bộ việc tự công bố sản phẩm có thành phần Xuyên Tâm Liên và các sản phẩm ghi công dụng, đối tượng sử dụng liên quan đến phòng, điều trị hoặc chữa Covid-19. Theo phản ánh, hiện nay nhu cầu, tâm lý phòng chống dịch bệnh của người dân tăng cao. Một...