Điều chỉnh chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu
Ngày 8/11, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ Công Thương về việc điều chỉnh chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu; đồng thời, đề nghị thời gian thực hiện nghiên cứu áp dụng từ kỳ công bố giá cơ sở xăng dầu ngày 11/11.
Theo Bộ Công thương, kỳ điều hành tới sẽ cập nhật chi phí phát sinh trong giá bán, tháo gỡ tương đối tốt cho doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu.
Như vậy, kỳ điều hành tới, các doanh nghiệp sẽ được cập nhật chi phí phát sinh trong giá bán để tháo gỡ khó khăn; cộng thêm chỉ đạo của ngân hàng trong tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn, bão lãnh thanh toán, các chuyên gia thương mại kỳ vọng sẽ sớm tháo gỡ những bất cập trong việc đáp ứng đủ nguồn cung xăng dầu để bán cho nhân dân.
Theo đó, Bộ Tài chính đã thông báo về việc tăng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam để tính giá cơ sở xăng dầu đối với nguồn xăng dầu nhập khẩu.
Video đang HOT
Cụ thể: Xăng nền để phối trộn xăng E5RON92 là 640 đồng/lít; xăng RON95: 1.280 đồng/lít; dầu điêzen 0,05S: 730 đồng/lít; dầu hỏa: 1.740 đồng/lít; dầu madut 180cst 3,5S: 1.290 đồng/kg. Đối với premium trong nước (các chi phí trong kinh doanh xăng dầu) chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng và chi phí kinh doanh định mức để tính giá cơ sở xăng dầu. Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị.
Qua tổng hợp thông tin và số liệu của các thương nhân đầu mối xăng dầu báo cáo về Bộ Tài chính cho thấy với premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng, các khoản chi phí này theo báo cáo không phát sinh đột biến như khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam. Mặt khác, các khoản chi phí này mới được điều chỉnh tăng ngày 7/10/2022 và sẽ được tiếp tục rà soát, đánh giá theo định kỳ vào cuối năm 2022, thông báo áp dụng vào 10/01/2023. Vì vậy, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi rà soát căn cứ trên báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và công bố điều chỉnh vào 10/01/2023 theo đúng quy định.
Đối với chi phí kinh doanh định mức, đại diệ n Bộ Tài chính cho biết: Để đánh giá biến động tại thời điểm hiện nay, Bộ đã đề nghị các thương nhân báo cáo tình hình thực hiện. Kết quả tổng hợp của 28 đơn vị gửi báo cáo thực hiện chỉ có 2 đơn vị báo cáo số liệu tăng chi phí kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu); 2 đơn vị báo cáo chi phí tăng nhưng do sản lượng tăng nên chi phí bình quân trên sản lượng giảm là Tổng công ty Dầu Việt Nam (giảm 6 đồng/lít), Công ty Anh Phát (giảm khoảng 136 đồng/lít); 3 đơn vị báo cáo không có biến động bất thường lag Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh, Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ, Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam S.W.P. Còn lại 21 đơn vị, Bộ Tài chính cho biết không có số liệu cụ thể về chi phí kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022.
Thực tế, do tính chất của khoản chi phí này phụ thuộc vào khâu tổ chức vận hành của cả hệ thống từ công ty mẹ đến các đơn vị trực thuộc và một số tác động từ chính sách (lương, tiền thuê đất, tỷ giá…) nên phải sau khi năm tài chính kết thúc mới phản ánh được đầy đủ và mới có đủ cơ sở để rà soát đánh giá diễn biến. Vì vậy theo Bộ Tài chính, thời gian tới sau khi nhận được báo cáo kiểm toán chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi, nắm bắt cập nhật các số liệu, diễn biến để rà soát và công bố vào kỳ tiếp theo theo đúng quy định.
Theo Tổng cục Hải quan, lượng xăng nhập khẩu so với cùng kỳ năm ngoái tăng tới gần 665 nghìn tấn, tương đương tăng tới gần 93%. Dù lượng xăng nhập khẩu nửa cuối tháng 10/2022 giảm mạnh so với nửa đầu tháng 10/2022, nhưng lũy kế 10 tháng năm nay kết quả qua nhập khẩu mặt hàng quan trọng này vẫn tăng rất cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể: Hết tháng 10/2022, Việt Nam nhập khẩu 1,38 triệu tấn xăng, tăng gần 665 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm ngoái gần 716 nghìn tấn), tương đương tăng gần 93%. Về nhập khẩu xăng dầu nói chung (gồm xăng, mazut, diesel, nhiên liệu bay), lượng nhập 10 tháng đạt gần 7,12 triệu tấn, tổng kim ngạch hơn 7,37 tỷ USD, tăng 22,7% về lượng nhưng tăng tới 123,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài mặt hàng xăng, nhiên liệu bay cũng có tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể: Trong 10 tháng đầu năm cả nước nhập gần 1,23 triệu tấn nhiên liệu bay, tăng tới 141,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tăng hơn 720 nghìn tấn. Tuy nhiên, 2 nhóm hàng còn lại giảm nhẹ, trong đó, diesel đạt hơn 3,95 triệu tấn, giảm nhẹ gần 19 nghìn tấn; mazut đạt gần 497 nghìn tấn, giảm gần 52 nghìn tấn. Các thị trường nhập khẩu xăng dầu chủ yếu như: Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc…
Trong lúc lãi suất tăng cao, cổ đông nhận được hàng ngàn tỉ đồng cổ tức
Nhiều doanh nghiệp tiếp tục mạnh tay trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm đang tăng cao.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - PLX) thông báo 9.11 là ngày giao dịch không hưởng quyền đối với cổ đông để tham dự đại hội cổ đông bất thường 2022 lần 2 và nhận cổ tức năm 2021. Petrolimex sẽ trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%, tương ứng 1.200 đồng/cổ phiếu và sẽ thanh toán vào ngày 29.11. Ước tính "ông lớn" xăng dầu sẽ chi hơn 1.551 tỉ đồng để trả cổ tức với tỷ lệ nêu trên.
Petrolimex sẽ chi hơn 1.551 tỉ đồng trả cổ tức. Ảnh NG.NGA
Tương tự, Tổng công ty Thiết bị Điện Đông Anh cũng chốt danh sách cổ đông vào ngày 8.11 để trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 30%, tương ứng 3.000 đồng/cổ phiếu. Với gần 32,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính công ty cần chi khoảng 97,5 tỉ đồng để chia cổ tức cho cổ đông. Trong đó, cổ đông lớn nhất của công ty này là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - đang nắm giữ hơn 15,1 triệu cổ phiếu sẽ nhận được khoảng 45,3 tỉ đồng.
Trong khi đó, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PSE) sẽ trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 25%, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu. Với 12,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính PSE cần chi hơn 31 tỉ đồng trả cổ tức năm 2022. Cổ đông lớn nhất của PSE là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) hiện đang là cổ đông lớn nhất với gần 9,4 triệu cổ phiếu. Như vậy, DPM sẽ nhận về hơn 23 tỉ đồng tiền cổ tức từ PSE.
Sẽ chi cổ tức cao hơn với tỷ lệ lên 50% bằng tiền mặt là thông báo từ Công ty CP Tập đoàn KIDO (KDC). Công ty này sẽ triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 để thông qua phương án chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%, tương ứng 5.000 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. KIDO hiện có hơn 257 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ chi khoảng 1.285 tỉ đồng để trả cổ tức đợt này...
Bàn giải pháp từ gốc dự trữ và cung ứng xăng dầu Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn công tác Bộ Công Thương vừa có buổi làm việc với Công ty Xăng dầu khu vực II thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Mua bán xăng, dầu tại một cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex ở thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Trần Việt/TTXVN Đây là...