Điều chỉnh, bổ sung Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Chiều 19/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
Tham dự có đại diện thành viên Tổ soạn thảo là đại diện của các bộ, địa phương, đơn vị quản lý vận hành hồ và các cơ quan liên quan.
Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: Sau gần 9 năm vận hành theo quy trình, việc phối hợp vận hành của các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đã góp phần quan trọng trong việc giảm lũ cho hạ du; đồng thời đảm bảo giảm nguồn nước cấp cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương ở khu vực hạ lưu các hồ chứa. Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề cần điều chỉnh như: Quy định vận hành bổ sung các tình huống bất thường trong mùa lũ và mùa cạn; các mực nước quy định trong mùa lũ; lưu lượng và thời gian xả nước của các hồ trong mùa cạn…
“Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét, khắc phục những khó khăn, tồn tại của Quy trình đã ban hành; tính toán bổ sung các phương án phối hợp vận hành các hồ và bổ sung, điều chỉnh một số nội dung quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước cho phát điện, sản xuất, sinh hoạt của người dân, cũng như đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương ở khu vực hạ lưu các hồ chứa” Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy, về cơ bản, kết cấu Dự thảo Quy trình được giữ nguyên như Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn tại Quyết định số 1537/QĐ-TTg ngày 07/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Dự thảo Quy trình gồm 4 chương, 40 điều, trong đó bổ sung thêm 7 điều mới và cập nhập, bổ sung, biên tập lại một số nội dung quy định tại các điều còn lại để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Dự thảo Quy trình.
Tại cuộc họp, đại diện thành viên Tổ soạn thảo đã tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Các ý kiến thảo luận, góp ý tập trung vào các quy định của quy trình vận hành các hồ chứa trong mùa cạn, mùa lũ; về thẩm quyền chỉ đạo, quyết định vận hành hồ, trách nhiệm tổ chức vận hành, cung cấp thông tin, báo cáo; các tình huống bất thường và việc xử lý các tình huống bất thường; mực nước báo động; trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan và chủ hồ trong mùa lũ, mùa cạn.
Cụ thể, các thành viên Tổ soạn thảo nhấn mạnh đến việc bổ sung các nội dung quy định về việc vận hành các hồ trong mùa lũ (về mực nước cao nhất trước lũ của các hồ sẽ được điều chỉnh theo hướng không quy định cố định một giá trị chung cho cả thời kỳ mùa lũ, mà sẽ quy định với các giá trị khác nhau theo các thời kỳ mùa lũ…); bổ sung thêm trạm thủy văn kiểm soát lũ hạ du; quy định vận hành các hồ chứa khác trong mùa lũ (điều chỉnh theo hướng quy định các hồ phải tham gia cùng với các hồ chứa bậc trên, bậc dưới phối hợp vận hành để giảm lũ cho hạ du phù hợp với năng lực thực tế của hồ, tình hình mưa lũ và không gây lũ chồng lũ).
Video đang HOT
Ngoài ra, các thành viên Tổ soạn thảo cho rằng cần điều chỉnh quy định vận hành các đập dâng An Trạch, Hà Thanh, Thanh Quýt và Bàu Nít để phù hợp với đặc điểm công trình và tình hình thực tế; bổ sung biên tập, làm rõ quy định về các chế độ vận hành hồ, điều kiện thực hiện các chế độ vận hành, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định vận hành hồ trong mùa lũ.
Theo Diệu Thúy (TTXVN)
Báo động sụt lún đang tăng nhanh ở TP.HCM
Báo cáo mới nhất của Bộ TN&MT cùng nhiều nghiên cứu khác cho thấy TP.HCM đang ngày càng lún trên diện rộng.
"Thời gian qua Bộ TN&MT đã chủ động thực hiện một số nhiệm vụ khảo sát, thu thập thông tin liên quan đến sụt lún đất để có giải pháp thích ứng ở TP.HCM và ĐBSCL. Theo đó, TP.HCM thuộc vùng có biên độ hạ, chỉ một phần diện tích ở đông bắc TP có biên độ nâng" - ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT), cho biết trong báo cáo mới đây về tài nguyên nước và giải pháp ứng phó với sụt lún đất.
Lún nhanh và trên diện rộng
Kết quả đo đạc của Bộ TN&MT tại 347 mốc từ năm 2005 đến 2017 ở TP.HCM cho thấy lún biến đổi 1,1-81,4 cm, trung bình 23,27 cm, tốc độ lún 0,09-6,78 cm/năm (trung bình 1,99 cm/năm). Mức độ lún nhất ở phường An Lạc, quận Bình Tân với 81,4 cm.
Ngoài báo cáo mới nhất của Bộ TN&MT, nhiều nghiên cứu thời gian qua cũng chỉ rõ mức độ lún đáng báo động ở TP.HCM. Điển hình như nghiên cứu của Tập đoàn CLS (Pháp) thực hiện từ năm 2015 đến 2017 cho thấy việc lún bề mặt đất trên địa bàn TP hiện không có dấu hiệu dừng lại. Thậm chí tốc độ lún còn tiếp tục tăng nhanh theo từng năm. Tùy theo khu vực mà tốc độ lún bề mặt đất dao động 0,04-6,87 cm/năm, trung bình lún là 1,11 cm/năm.
Nghiên cứu Ứng dụng kỹ thuật Insar vi phân trong quan trắc biến dạng mặt đất của TS Lê Văn Trung (ĐH Bách khoa TP.HCM) và Hồ Tống Minh Định cho thấy TP cũng đang lún trên diện rộng với mức độ cao.
Khu vực biến dạng lún trên 20 cm xảy ra tại các đô thị mới quận 2, quận 7, quận Bình Thạnh; nơi lún 15 cm đến 20 cm ở các quận 1, 3, 4, 5, 8, 9, 12, Gò Vấp, huyện Bình Chánh. Thấp hơn ở mức 10-15 cm là các quận 6, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Thủ Đức.
Một nghiên cứu khác của TS Tạ Thị Thoảng, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đã dự báo ở khu vực trung tâm TP.HCM, nếu duy trì khai thác nước ngầm như giai đoạn 1999-2009 thì lún do khai thác nước ngầm cộng dồn lớn nhất cho các năm 2020, 2040 và 2100 lần lượt là con số "khủng khiếp": 63,8 cm, 85,2 cm và 97,6 cm.
TP.HCM đang ngày càng lún khiến tình trạng ngập ở các vùng trũng như quận 7 ngày càng nặng. Ảnh: PHAN CƯỜNG
Không dễ giải bài toán lún
Theo ông Hoàng Văn Bẩy, tình trạng sụt lún đất tại từng khu vực là hệ quả tổng hợp của các yếu tố nhân tạo và tự nhiên.
Về yếu tố nhân tạo, theo ông Bẩy, TP.HCM sụt lún do các hoạt động xây dựng công trình tập trung, độ rung do hoạt động giao thông vận tải... và do khai thác nước dưới đất quá mức.
Về yếu tố tự nhiên, ông Bẩy nhận định: Khu vực TP.HCM và ĐBSCL nằm trong đồng bằng châu thổ, được tạo thành từ trầm tích thuộc loại trẻ, chủ yếu là các trầm tích hạt mịn, bề dày lớn và vẫn đang trong quá trình tự cố kết, nén chặt. Vì vậy, ngoại trừ các vấn đề do tác động của con người, quá trình sụt lún bề mặt đất đối với vùng này là xu hướng, quy luật của tự nhiên và không thể đảo ngược.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết lún còn nhiều nguyên nhân chứ không chỉ do khai thác nước ngầm. Có khu vực lún không phải do khai thác nước ngầm mà còn do đô thị hóa, do tự nhiên...
"Hiện nay chính sách của TP là có lộ trình, vận động người dân không khai thác nước ngầm quá mức như hạn chế sử dụng nước giếng... Sụt lún còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết đồng bộ khác" - bà Mỹ nói.
"Đối với những vấn đề thuộc nguyên nhân con người, chúng ta có thể từng bước can thiệp để thay đổi, điều chỉnh. Mặt khác, để giảm nguy cơ sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển thì cần tập trung vào nhóm giải pháp quản lý tài nguyên nước và nhóm giải pháp ứng phó với sụt lún (trữ nước mưa, nước ngọt, hạn chế khai thác nước ngầm...)" - ông Bẩy phân tích.
Về thực trạng trên, GS-TSKH Lê Huy Bá, khoa Môi trường và Biến đổi khí hậu, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng TP.HCM lún là do nền đất yếu và rất yếu, vì vậy xây các công trình và đô thị hóa ồ ạt và không kiểm soát đương nhiên xảy ra sụt lún, có thể thấy rõ nhất ở phía tây nam TP, huyện Bình Chánh, quận 7, huyện Nhà Bè...
"Sức chịu tải của đất là có hạn, túi nước ngầm còn bị khai thác thì sẽ không có sức nâng nên lún là tất yếu. Giải pháp đầu tiên là hạn chế, không để khoan giếng vô tội vạ, kiểm soát nguồn nước ngầm. Thứ hai là không nên tập trung xây dựng ở các khu vùng đất yếu như quận 7, Nhà Bè, đường Nguyễn Hữu Cảnh... Cứ nén nhà cao tầng là đương nhiên gây ra hậu quả về sụt lún" - ông Bá nhận định.
Còn TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, thì khẳng định TP.HCM khó thoát khỏi chuyện lún vì về tự nhiên thì TP lún từ từ và với áp lực phát triển đô thị thì sẽ lún nhiều hơn.
"Cả một diện tích lớn thì rất khó ngăn lún mà theo tôi thì phải thích nghi, như đắp đê ngăn triều là một giải pháp. Ngoài ra, cần phát triển đô thị trên nền đất cứng, với nền đất yếu thì phải có giải pháp kỹ thuật để gia cố nền đất" - ông Cương góp ý.
Sở TN&MT TP.HCM cho biết hiện tổng lượng nước ngầm trên địa bàn TP khai thác trung bình hơn 700.000 m3/ngày đêm. Theo đó, hộ dân khai thác hơn 300.000 m3, còn lại là doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị cấp nước của TP.
Theo Bộ TN&MT, TP.HCM có gần 2.000 giếng với lưu lượng khai thác 519.000 m3/ngày. Tổng thể chung toàn vùng ĐBSCL và TP.HCM, bộ này cho biết vùng không bị lún thì có mật độ khai thác nước ngầm nhỏ, vùng lún cao nhất (trên 10 cm) có mật độ khai thác lớn nhất (111 m3/km2/ngày).
PHAN CƯỜNG
Theo PLO
Xây dựng dữ liệu tài nguyên nước để lập quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long Cần thiết phải đánh giá hiện trạng trong quy hoạch, cụ thể, phải phân vùng quy hoạch cho đúng và phân bổ nguồn nước phù hợp với thực tế để lập quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long. Một nhánh sông ở Đồng bằng sông Cửu Long Ảnh: TTXVN Cần sớm xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước phục vụ...