Điều cần biết về bệnh nấm âm đạo
Nấm âm đạo là loại nấm sống trong âm đạo với số lượng nhỏ, trở thành bệnh khi các tế bào nấm này phát triển quá mức.
Đây là bệnh phổ biến, mặc dù có thể gây nhiều khó chịu, nhưng nó không phải bệnh nguy hiểm và dễ điều trị. Hầu hết bệnh gây ra bởi loại nấm có tên gọi Candida albicans.
Âm đạo khỏe mạnh có nhiều loại vi khuẩn và ít tê bao nấm. Loại vi khuẩn phổ biến nhất Lactobacillus acidophilus, là loại vi khuẩn giúp kiểm soát các loại sinh vật khác như nấm.
Khi có điều xảy ra gây mất cân bằng giữa những sinh vật này, nấm có thể phát triển quá nhiều và gây ra các triệu chứng khó chịu. Đôi khi cả việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Nồng độ estrogen cao do mang thai hay các liệu pháp điều trị hormone có thể cũng gây ra sự mất cân bằng. Tương tự với các tình trạng bệnh như tiểu đường, HIV…
Nhiễm nấm gây ngứa hay sưng âm đạo và đôi khi gây đau, rát khi đi tiểu hay quan hệ tình dục. Một số phụ nữ cũng tiết ra các khối nhầy đặc màu trắng không mùi. Những triệu chứng này thường xảy ra trong tuần trước khi có kinh.
Nhiễm nấm âm đạo thường dễ bị nhầm với các tình trạng sức khỏe khác. Hãy đi khám nếu bạn thấy các triệu chứng khác lạ hoặc có thai để được bác sĩ khám cụ thể.
Nếu từng bị nhiễm nấm và có thể tự nhận biết dấu hiệu trong điều kiện bạn không có thai, bạn có thể tự điều trị tại nhà, sử dụng thuốc không cần kê đơn. Bạn có thể dùng kem chống nấm hay hoặc dùng thuốc đạn đặt vào âm đạo hay uống thuốc chống nấm. Nếu các triệu chứng bệnh nhẹ, bạn có thể theo dõi xem chúng có tự biến mất hay không.
Nhiễm nấm rất phổ biến khi mang thai. Nếu đang mang thai, bạn không dùng thuốc trị nấm mà không được sự cho phép của bác sĩ. Nếu dùng kem hay thuốc đạn điều trị nấm, không nên tránh thai chỉ bằng bao cao su hay màng chắn thai, bởi dầu trong một số loại thuốc đặt có thể làm hỏng lớp vỏ bao cao su hay màng chắn, làm mất hiệu quả tránh thai.
Video đang HOT
Nhiều phụ nữ bị tái nhiễm nấm nhiều lần. Nếu bạn bị tái lại trên 4 lần mỗi năm thì cần đi khám để được kiểm tra xem liệu bệnh có do nguyên nhân khác như tiểu đường hay không.
Ảnh: blisstree.
Nếu vệ sinh đúng cách, bạn có thể ngăn ngừa bệnh.
- Giữ khu vực âm đạo sạch sẽ. Dùng nước hay xà phòng không mùi có tính kiềm nhẹ. Lau khô.
- Sau khi đi vệ sinh, lau từ trước ra sau để tránh nấm lan rộng hay các vi khuẩn từ hậu môn lan ra khu vực âm đạo hay niệu đạo.
- Mặc đồ lót giúp giữ vùng kín khô và không gây ẩm hay nóng. Nên sử dụng đồ lót làm từ cotton.
- Tránh mặc quần áo bó sát làm tăng độ nóng và ẩm ở khu vực bộ phận sinh dục.
- Thay đồ bơi ngay sau khi bơi. Mặc đồ bơi ướt nhiều giờ có thể khiến khu vực sinh dục ấm và ẩm.
- Thường xuyên thay băng vệ sinh.
- Không thụt rửa hay dùng tampon khử mùi hay chất xịt, bột thơm hay nước hoa cho khu vực này. Chúng có thể gây mất cân bằng sinh vật trong âm đạo.
Khánh Vy (Theo webmd)
Những lý do chị em mắc bệnh phụ khoa vào mùa hè
Số lượng chị em phụ nữ mắc bệnh phụ khoa trong mùa hè ngày một gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ảnh minh họa: Internet
1. Lười đi tiểu: Đa phần các chị em phụ nữ đặc biệt là những chị em làm việc trong môi trường văn phòng thường phải ngồi nhiều mải mê làm việc nên rất ngại đứng dậy nên đành nhịn tiểu. Tuy nhiên, vào mùa hè thường uống nhiều nước nên khi nhịn đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ dẫn tới bệnh sỏi thận mà còn gây ra một số bệnh về phụ khoa như viêm đường tiết niệu.
2. Băng vệ sinh hàng ngày: Nhiều chị em có thói quen sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, việc làm này hoàn toàn không tốt bởi trong môi trường mùa hè mồ hôi tiết ra nhiều việc sử dụng băng vệ sinh làm cho "cô bé" bị bịt kín dẫn đến tình trạng ẩm ướt là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
3. Uống ít nước: Hơn nữa khí hậu nóng nực của mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, lượng nước uống vào ít không đủ cung cấp nước cho cơ thể, nước tiểu giảm đi, niệu đạo không thể được rửa sạch bởi các vi khuẩn, làm tăng cơ hội của một nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. Đồ lót: Mặc đồ lót chật, chất liệu kém thấm hút không có lợi cho "vùng kín", mồ hôi khó bay hơi làm cho môi trường "vùng kín" thường xuyên ẩm ướt, có lợi cho vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào đường niệu đạo.
5. Nhiễm nấm, vi khuẩn ở hồ bơi: Khi tiếp xúc với nước trong bể bơi, rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh... có thể xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là ở "vùng kín", gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm phần phụ.
6. Bệnh do "yêu": Qua đường "yêu" bị nhiễm nấm, vi khuẩn, vi rút. Số lượng chị em mắc bệnh phụ khoa qua đường này không ít nhưng phần đông chỉ biết được khi bệnh đã tái phát.
7. Rối loạn nội tiết tố estrogen: Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh sức đề kháng của niêm mạc trở nên yếu dẫn đến mắc bệnh. Sử dụng các thủ thuật phụ khoa không an toàn: Dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai... cũng có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
8. Stress: Trong mùa xuân và mùa hè, chị em có xu hướng bị thiếu ngủ, chán ăn, giảm sức đề kháng cơ thể nên dễ bị bệnh hơn. Stress là một tnguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm, từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây ra viêm nhiễm.
9. Vệ sinh không đúng cách: Thói quen ngâm rửa vùng kín không tốt bởi nó có thể khiến cho những vi khuẩn đường ruột có ở hậu môn rất dễ xâm nhập vào đường âm đạo và gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đặc biệt, việc thụt rửa "vùng kín" càng không được khuyến khích vì nó tạo điều kiện cho vi khuẩn tiền sâu vào bên trong và hủy hoại các bộ phận trong hệ thống sinh sản
10. Dùng nước muối: khi sử dụng nước muối để vệ sinh cơ quan sinh dục. Muối ăn thông thường không có công dụng làm sạch "vùng kín" mà trái lại, nếu lạm dụng loại nước này để làm vệ sinh thì có thể dẫn đến mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo, gia tăng các vi khuẩn xấu gây bệnh.
Theo SKGĐ
Yêu an toàn khi 'bầu bí' Mang thai và sinh nở là thiên chức tuyệt vời của người phụ nữ. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, làm cho người phụ nữ mệt mỏi và lo lắng dẫn đến việc e dè, thậm chí kiêng quan hệ tình dục. Hãy hiểu đúng về chuyện yêu an toàn khi mang thai có thể đem lại cho...