Điều cần biết sau khi sảy thai
Đôi khi, viêm nhiễm tử cung và vùng chậu có thể dẫn tới sảy thai không ngờ. Do đó, phụ nữ nên thường xuyên đi khám phụ khoa.
Ảnh minh họa: Internet
Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai. Người ta cho rằng 75% những lần mang thai đều thất bại mặc dù hầu hết không được nhận ra vì chúng xảy ra sớm đến nỗi người ta cảm thấy giống như đang trong chu kỳ kinh bình thường, mặc dù hơi chậm.
Khoảng 15-20% phụ nữ từng bị sảy thai, được công nhận về mặt lâm sàng. Sảy thai có thể do các nguyên nhân di truyền, nhiễm trùng, miễn dịch, nội tiết hoặc môi trường hoặc khuyết tật cấu trúc.
Nguyên nhân
Di truyền: Nguyên nhân di truyền chiếm khoảng 50% các trường hợp sảy thai sớm. Bào thai bị khuyết tật về mặt di truyền hoặc nhiễm sắc thể và không thể sống. Điều này xảy ra một cách ngẫu nhiên và phần lớn những phụ nữ trong trường hợp này sẽ mang thai bình thường trong lần tới.
Miễn dịch: Một số phụ nữ mang các kháng thể trong máu, vốn có thể tấn công tế bào của chính họ. Một số kháng thể này tấn công nhau thai và thúc đẩy hình thành cục máu đông trong máu nuôi dưỡng bào thai, dẫn tới sự phát triển thai chậm hơn và cuối cùng là không duy trì được.
Giải phẫu: Một số phụ nữ có thể có vách ngăn trong tử cung hoặc là một khuyết tật tương tự. Đó có thể là nguyên nhân gây sảy thai. U xơ tử cung lớn, đặc biệt nếu những khối u này xâm lấn vào khoang tử cung, cũng có thể ảnh hưởng tới thai kỳ.
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể cản trở sự phát triển thai giai đoạn sớm và nhiều loại vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng có liên quan đến sảy thai mặc dù điều này không phổ biến.
Nội tiết: Giai đoạn đầu của thai kỳ chịu sự tác động của nhiều hormone từ mẹ, có vai trò cân bằng để cung cấp một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt và hội chứng buồng trứng đa nang có thể có nguy cơ bị sảy thai sớm cao hơn.
Môi trường: Các chất độc hại như ma túy, rượu, thuốc lá hoặc cà phê và căng thẳng có thể gây hại cho thai nhi và gây sảy thai.
Video đang HOT
Nguy cơ sức khỏe sau khi sinh
Triệu chứng đầu tiên của sảy thai là ra máu, có thể từ vài giọt tới chảy nhiều. Sảy thai có thể gây xuất huyết, hiếm khi đe dọa đến tính mạng nếu được trợ giúp y tế. Về lâu dài, một phụ nữ có thể bị thiếu máu do mất máu nếu không được bổ sung sắt thích hợp. Đôi khi, viêm nhiễm tử cung và vùng chậu có thể dẫn tới sảy thai không ngờ. Do đó, phụ nữ nên thường xuyên đi khám phụ khoa.
Một số phụ nữ từng bị đau nặng và có cảm giác mất mát. Nhiều người tự trách bản thân. Điều này có thể dẫn tới lo lắng và trầm cảm.
Điều trị
Nếu có thể, bạn cần nghỉ ngơi vài ngày. Chảy máu sẽ giảm dần sau một tuần. Nếu chảy máu kéo dài hoặc nặng hơn kỳ kinh bình thường, bạn hãy đi khám bác sĩ. Nên tránh quan hệ tình dục vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí, mặc dù tử cung sẽ đóng lại, tinh trùng vẫn có thể di chuyển và gây viêm nhiễm trong tử cung.
Nên sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngay sau khi sảy thai. Nhiều phụ nữ sảy thai tự nhiên không cần trợ giúp y tế trong khi một số cần uống thuốc để kết thúc thai kỳ và số khác có thể phải nạo thai (phẫu thuật bỏ thai). Một chế độ ăn bổ giàu sắt và vitamin và các chất bổ sung giúp chăm sóc cho sự thiếu hụt dinh dưỡng.
Nhiễm trùng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào vì miệng của tử cung hở từ vài giờ tới vài ngày trong khi sảy thai và điều này khiến nó bị các vi khuẩn xâm lấn. Dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thực hành vệ sinh tốt (tránh thụt rửa, giao hợp và tránh dùng băng vệ sinh tampon, thay băng vệ sinh thường xuyên) và nghỉ ngơi thích hợp giúp dự phòng nhiễm trùng trong phần lớn các trường hợp.
Những triệu chứng viêm nhiễm là đau khung chậu, sốt, dịch âm đạo có mùi hôi, nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, có thể kết hợp với nôn và đau toàn thân hoặc lơ mơ. Bạn cần được tư vấn nếu gặp những triệu chứng này
Phòng ngừa
Các chuyên gia cho biết phải mất khoảng 6 tuần để cơ thể phụ nữ trở lại bình thường sau khi sảy thai. Một cặp vợ chồng có thể lên kế hoạch mang thai tiếp từ thời điểm 3 tháng sau khi sảy thai nhưng trước khi làm việc đó, họ cần được kiểm tra kỹ lưỡng để loại trừ những nguyên nhân có thể khiến sảy thai lặp lại. Trong trường hợp lại bị sảy, các phương pháp điều trị như liệu pháp miễn dịch tích cực có thể được sử dụng trước khi lên kế hoạch có thai sau đó.
Thông thường sau khi sảy thai lần đầu tiên, xét nghiệm cơ bản được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng và nội tiết. Tuy nhiên, sau khi sảy thai lần thứ hai, cần thực hiện nhiều xét nghiệm cụ thể hơn.
Xét nghiệm miễn dịch sau khi sảy thai được thực hiện để tìm những kháng thể có hại trong máu. Sau lần sảy thai thứ ba, bệnh nhân cần được tư vấn chi tiết về gene và tìm kỹ các nguyên nhân có thể.
Phụ nữ nên được tư vấn trước khi mang thai và bắt đầu bổ sung axit folic. Chế độ dinh dưỡng cơ bản và sức khỏe tinh thần cần được đảm bảo. Trong lần mang thai tiếp theo, bạn cần được giám sát chặt chẽ với việc bổ sung hormone để hỗ trợ mang thai và nghỉ ngơi thể chất, tinh thần hợp lý.
Theo Vnexpress
Đi tiểu nhiều - dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Đi tiểu nhiều không chỉ mang lại phiền toái cho sinh hoạt hằng ngày của bạn mà nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh nan y.
Tiểu nhiều là một than phiền thường gặp, có liên quan tới bàng quang. Nước tiểu do thận thải ra bình thường khoảng 1 ml mỗi phút, tức khoảng 1,2-2 lít một ngày. Nước tiểu không ra ngoài liên tục mà được trữ lại rồi thải ra ngoài lúc thuận tiện nhờ vào bàng quang.
Đi tiểu nhiều dấu hiệu của bệnh ung thư và suy giáp
Đây là một túi chứa, có khả năng giãn nở và co bóp, dung tích khoảng 300-400 ml. Bàng quang nhận nước tiểu từ thận xuống qua 2 niệu quản và tống ra ngoài qua niệu đạo. Bàng quang được điều khiển từ hệ thần kinh giao cảm và trung ương.
Người bình thường đi tiểu khoảng dưới 7 lần mỗi ngày. Vào ban đêm ngủ 8 giờ thường không đi tiểu hay chỉ một lần. Đó là do chất nội tiết ADH tiết ra nhiều hơn vào ban đêm làm thận cô đặc nước tiểu hơn nên làm giảm lượng nước tiểu về đêm.
Nước trong cơ thể được duy trì ổn định ở khoảng 70%. Ở tỷ lệ này nồng độ các chất phù hợp cho hoạt động cơ thể. Khi nồng độ này cao thì chất đó bị thải ra qua thận trong môi trường nước hoặc đường thải khác là mồ hôi và hơi thở. Lượng nước đã mất làm ta khát phải uống vào để bù. Khi uống nước (bia) nhiều quá không phải do khát, mà là nồng độ các chất giảm, phải thải bớt nước loãng ra, lượng nước tiểu nhiều gây ra đi tiểu nhiều.
Những dấu hiệu của bàng quang, nhất là tiểu tiện thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y.
Ung thư
Ung thư có thể xuất hiện trong bàng quang, xương chậu thận, niệu đạo. Ung thư tế bào chuyển tiếp của bể thận và niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến. Hiện tượng thường thấy của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước. Phần lớn ở đàn ông, khối u ung thư gây tắc đường nước tiểu và đôi khi đi tiểu không kiểm soát được.
Với đàn ông, viêm tuyến tiền liệt tạo cảm giác mắc tiểu thường xuyên. Ung thư bàng quang hay tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển gây tiểu máu và rối loạn đi tiểu.
Khi xuất hiện các hiện tượng này cần đi khám bác sĩ và qua các phép thử test đặc biệt bác sĩ sẽ biết được khối u lành tính hay ác tính.
Suy giáp
Suy giáp không điều trị sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các loại bệnh về bàng quang. Một trong những dấu hiệu bi bênh bàng quang là đi tiểu nhiều. Hiện tượng suy giáp chỉ là hội chứng thứ 2 của bệnh về bàng quang, hội chứng thư nhất là mệt bã người, tăng cân, da khô và rụng tóc.
Nếu xuất hiện tình trạng suy giáp nên can thiệp ngay để hạn chế bệnh tiểu tiện nhiều.
Suy thận cấp
Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu khi suy thận cấp nặng hay suy thận mạn giai đoạn cuối. Lượng nước tiểu có thể tăng trong suy thận cấp mức độ nhẹ, suy thận đang phục hồi, suy thận mạn giai đoạn nhẹ - vừa.
Điều trị chứng tiểu nhiều
Hầu hết chứng tiểu nhiều không do các bệnh nguy hiểm nhưng gây phiền toái trong sinh hoạt, công việc, mất ngủ... Giải quyết triệu chứng tiểu nhiều phải tìm nguyên nhân.
Có thể bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống, thời điểm uống nước, giảm bia, cà phê.
Giảm cân ở người thừa cân, tăng cường tập luyện thể dục.
Viêm bàng quang mô kẽ, bàng quang tăng hoạt, hội chứng tuyến tiền liệt không nguy hiểm nhưng chúng ta chưa hiểu rõ cơ chế sinh bệnh nên điều trị khó khăn. Cần tập luyện, hỗ trợ tâm lý, thuốc giảm co thắt.
Điều trị các bệnh gốc như nhiễm trùng, bướu tuyến tiền liệt, sa sàn chậu, nội tiết... bằng các phương pháp dùng thuốc hoặc nội soi, phẫu thuật.
Theo Phununews
Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh phụ khoa Mới 2-3 tuổi đã mắc bệnh phụ khoa là chuyện phi lý trong suy nghĩ các bà mẹ nhưng lại đang diễn ra tại các phòng khám. Ảnh minh họa: Internet Nhiều nguy cơ hơn người lớn Gần tuần nay, bé Mít 5 tuổi, con gái chị Mai ở (Khương Đình, Hà Nội) thường xuyên bỏ bữa, rất hay quấy khóc khiến cả...