Điều bất ngờ về lục địa mới dưới đáy biển Địa Trung Hải mới được tìm thấy
Theo các nhà khoa học thì Greater Adria ngày xưa được bao phủ trong nước, là những vùng biển nông, khí hậu nhiệt đới, với những rạn san hô muôn màu.
Mới đây, nhóm các nhà khoe học đến từ đại học Utrecht (Hà Lan), đại học Oslo ( Na Uy) và đại học Zrich (Thụy Sĩ) thu hút sự chú ý khi công bố việc tìm thấy một lục địa bị lãng quên có diện tích tương đương đảo Greenland (Hà Lan) sau nhiều năm nghiên cứu.
Theo mô tả của các nhà khoa học trên tạp chí Gondwana Research thì lục địa cổ đại mới được phát hiện này bị chôn cất dưới Địa Trung Hải và được đặt tên là “Greater Adria” (là “con” của siêu lục địa Gondwana, giống như 6 châu lục ngày nay).
Được biết, để tìm ra lục địa này, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã thu thập và phân tích dữ liệu từ 2.300 địa điểm trên lãnh thổ của 30 quốc gia. Sau đó, họ dùng phần mềm tái tạo mảng tiên tiến, có chứa thông tin về các đường đứt gãy và dữ liệu từ học, để bóc tách từng lớp địa tầng trong khu vực Địa Trung Hải từ kỷ Tam Điệp cho đến nay.
Video: Tái hiện lại lịch sử địa chất vùng Địa Trung Hải trong suốt 240 triệu năm qua, và tìm thấy một lục địa bị lãng quên to như đảo Greenland (Hà Lan).
Lúc này, họ phát hiện ra hầu hết các chuỗi núi trong dữ liệu đều có nguồn gốc từ một lục địa duy nhất, chưa từng được biết đến, đã tách ra khỏi Bắc Phi hơn 200 triệu năm về trước.
Theo các nhà khoa học thì Greater Adria ngày xưa được bao phủ trong nước, là những vùng biển nông, khí hậu nhiệt đới, với những rạn san hô muôn màu. Nhưng đến 100 triệu năm về trước, quá trình kiến tạo mảng của trái đất đã phá hủy lục địa này, chôn vùi hầu hết đất đai của Greater Adria vào tận lớp phủ của trái đất, tức rất sâu so với đáy biển Địa Trung Hải ngày nay.
Phần duy nhất thực sự còn tồn tại dưới dạng miền đất ở được của Greater Adria bị mất từ lâu đã được nối vào lục địa Á – Âu, chính là một phần nước Ý ngày nay – một dải đất giáp biển Adriatic, kéo dài từ Turin đến phần gót của bán đảo hình chiếc ủng tạo nên nước Ý.
Theo Tiền phong
Tìm ra lục địa cổ đại "bị mất" nằm... bên dưới Châu Âu
Lục địa bí ẩn có tên "Greater Adria" được cho đã tồn tại hàng trăm triệu năm trước sau khi nó tách ra khỏi siêu lục địa Gondwana.
Bản đồ mô tả lục địa cổ đại Greater Adria. Các khu vực màu xanh lá cây đậm hơn mô tả vùng đất trên mặt nước và màu xanh lá cây nhạt hơn, vùng đất bên dưới.
Lục địa bị mất "Greater Adria" được cho xuất hiện khoảng 240 triệu năm trước, sau khi nó tách khỏi Gondwana, một siêu lục địa phía nam được tạo thành từ châu Phi, Nam Cực, Nam Mỹ, Úc và các vùng đất lớn khác.
Greater Adria rộng lớn, kéo dài từ vùng núi Alps ngày nay đến Iran, nhưng không phải tất cả đều ở trên mặt nước. Điều đó có nghĩa là nó có khả năng là một chuỗi các hòn đảo hoặc quần đảo, tác giả chính Douwe van Hinsbergen đến từ Khoa Khoa học Trái Đất tại Đại học Utrecht, Hà Lan cho biết.
Hinsbergen và nhóm của ông đã dành một thập kỷ để thu thập và phân tích các loại đá từng là một phần của lục địa cổ đại này. Các vành đai núi nơi những tảng đá Greater Adria này được tìm thấy trải rộng khoảng 30 quốc gia khác nhau.
Hinsbergen nói: "Mỗi quốc gia có khảo sát địa chất riêng và bản đồ riêng và câu chuyện của riêng họ và lục địa của riêng họ. Với nghiên cứu này, chúng tôi đã kết hợp tất cả lại trong một bức tranh lớn".
Trái Đất được bao phủ trong các mảng kiến tạo lớn di chuyển tương đối với nhau. Greater Adria thuộc mảng kiến tạo châu Phi (nhưng không phải là một phần của lục địa châu Phi, vì có một đại dương giữa chúng), dần trượt xuống dưới mảng kiến tạo Á-Âu, nơi hiện là miền nam châu Âu.
Khôi Nguyên
Theo Live Science
Chuyến hành hương khiến "cả thế giới kinh ngạc" của ông hoàng giàu nhất lịch sử Mansa Musa được coi là ông hoàng giàu có nhất lịch sử nhân loại khi sở hữu khối tài sản trị giá hơn 400 tỷ USD và có lối sống cực kỳ xa hoa. Ông hoàng giàu có nhất lịch sử Mansa Musa, hay còn gọi Musa Keita I, là hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali. Sinh năm 1280 và qua...