Điều bạn bắt buộc biết khi dùng thuốc kháng sinh
Nếu bạn không biết sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe vô cùng.
Sử dụng kháng sinh nhất thiết phải đạt hiệu quả, an toàn và hợp lý. Người không có những hiểu biết cơ bản về kháng sinh không thể nào sử dụng đạt các mục tiêu vừa kể.
Sử dụng kháng sinh nhất thiết phải đạt hiệu quả, an toàn và hợp lý.
Có lời khuyên phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ là vì bác sĩ là người biết rõ việc sử dụng kháng sinh, biết khi nào sử dụng, cần lựa chọn loại gì để cho dùng đúng thuốc, đúng cách, đủ liều, đủ thời gian.
Chính người trực tiếp sử dụng thuốc cũng cần có những hiểu biết cơ bản về kháng sinh, phải biết thắc mắc để tìm hiểu những điều còn nghi ngờ với những nhà chuyên môn là bác sĩ, dược sĩ về sử dụng kháng sinh để sử dụng kháng sinh sao cho đúng.
Điều bạn bắt buộc biết về thuốc kháng sinh
Cần dùng đủ liều thuốc kháng sinh
Video đang HOT
Nhiều người sẽ chỉ dùng thuốc kháng sinh cho đến khi các triệu chứng của họ đã hết. Tuy nhiên, hãy uống đủ liều để đảm bảo rằng các triệu chứng nhiễm trùng đã hoàn toàn bị xóa sổ. Nếu chỉ sử dụng một phần của toa thuốc cũng có thể giúp thúc đẩy vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Kháng sinh nên được uống đều đặn
Ví dụ, nếu thuốc kháng sinh của bạn cần phải được dùng 3 lần/ngày, bạn không nên dùng tất cả 3 viên thuốc cùng một lúc mà khoảng cách giữa mỗi lần uống thuốc cách nhau khoảng 8 tiếng. Đây là khoảng thời gian thích hợp làm cho thuốc có hiệu quả hơn trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng.
Có sự khác biệt giữa các loại thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể được tạm chia thành 2 loại chính: phổ rộng và phổ hẹp. Thông thường, khi mới chẩn đoán, bác sĩ sẽ thử nghiệm mẫu đờm để xác định loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.
Trong khi chờ đợi kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng kháng sinh phổ rộng có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Khi có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ áp dụng loại kháng sinh phổ hẹp (đặc hiệu với một loại vi khuẩn xác định).
Tốt nhất là uống thuốc kháng sinh với nước
Dùng thuốc kháng sinh với nước là tốt nhất. Điều này sẽ thúc đẩy hydrat hóa và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, một số thuốc kháng sinh như Ciprofloxican không nên dùng với đồ uống sữa, vì nó cản trở hiệu quả của thuốc.
Thuốc kháng sinh không bao giờ được uống với rượu. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và thời gian nó được hấp thụ và được bài tiết khỏi cơ thể.
Nguy hiểm khi dùng thuốc kháng sinh của người khác
Nhiều người sẽ chỉ sử dụng một số thuốc kháng sinh nhất định và đặt chúng trong tủ thuốc của họ để các thành viên trong gia đình sử dụng khi cần. Điều này là rất nguy hiểm.
Không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với cùng một loại thuốc và thậm chí thuốc kháng sinh đó có thể không điều trị loại nhiễm trùng mới. Hãy đểbác sĩ kê toa thuốc mới là cách tốt nhất để bạn điều trị bệnh.
Theo Khoevadep
Trị bệnh bằng kháng sinh tự nhiên
Những bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng... gây ra phải được chữa trị bằng kháng sinh. Điều may mắn là có những loại "kháng sinh" tự nhiên hiệu quả và an toàn mà bạn có thể sử dụng, trong lúc chưa dùng đến thuốc.
Dầu oregano, dầu dừa, hoa cúc dại... đều là kháng sinh tự nhiên, có thể tiêu diệt vi khuẩn - Ảnh: Shutterstock
Nghệ. Loại thảo dược này đã được sử dụng trong y học phương Đông từ hàng ngàn năm nay để chữa trị một loạt bệnh nhiễm trùng nhờ những đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm của nó. Đặc biệt, nghệ là công cụ chống tổn thương da hiệu quả.
Dầu oregano. Loại dầu này được biết đến nhiều về khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Oregano (một loại cây thuộc họ bạc hà) có những đặc tính như chống ô xy hóa, khử trùng, kháng vi rút, kháng nấm, kháng viêm, kháng ký sinh trùng và giảm đau. Nghiên cứu cho thấy đặc tính diệt vi trùng của oregano sánh ngang với hầu hết các loại thuốc kháng sinh.
Dầu cây trà. Loại dầu này chuyên "xử" vi khuẩn kháng thuốc trên da. Tuy nhiên, cần tránh pha loãng dầu trà nếu nó được sử dụng tại chỗ. Dầu trà được xem là "khắc tinh" của bệnh nấm móng chân.
Dầu dừa. Có các đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rút. Đặc biệt, a xít lauric trong dầu dừa giúp tiêu diệt những mầm bệnh có hại bằng cách hòa tan các chất béo xung quanh các tác nhân gây bệnh, khiến chúng tan rã.
Chiết xuất lá ô liu. Chất này lâu nay đã được sử dụng để chữa trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và hiện cũng đang được dùng để chống lại những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc gây ra. Nó cũng giúp củng cố hệ miễn dịch trong khi đối phó các bệnh nhiễm trùng do kháng thuốc gây ra.
Tỏi. Không chỉ là một loại gia vị cần thiết cho những bữa ăn, tỏi còn có rất nhiều đặc tính chữa bệnh. Tỏi được xem là một "sát thủ" đối với vi rút và nấm.
Cúc dại. Loại thảo dược này chứa những chất có thể được dùng để chữa nhiều loại bệnh nhiễm trùng thường thấy. Nó cũng được dùng để chữa vết thương hở, nhiễm trùng máu, bệnh bạch hầu và các bệnh liên quan đến vi khuẩn khác. Hiện tại, cúc dại được dùng chủ yếu để trị cảm cúm.
Ấn vàng Canada. Đây là một trong những thảo dược phổ biến trong vai trò chất kháng sinh và tác nhân tăng cường hệ miễn dịch. Nó cũng được dùng như một loại thuốc trị các chứng viêm hô hấp, tiêu hóa và sinh dục niệu do dị ứng hay nhiễm trùng gây ra.
Quyên Quân
Theo Thanhnien
Trị ho dứt điểm cho bé bằng lá húng chanh Tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh, sát khuẩn với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Vì vậy, mẹ hãy thử áp dụng lá húng chanh để trị ho dứt điểm cho con. Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc, được trồng rộng rãi khắp nơi. Lá húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron...