Điều ẩn sau ngôn ngữ cơ thể của ông Trump và ông Kim tại Hà Nội
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 27.2 và những hành động, cử chỉ của hai nhà lãnh đạo nói lên nhiều điều.
Theo Reuters, hai nhà lãnh đạo tiến vào khán phòng từ hai phía, nhìn thẳng vào nhau, bắt tay và chụp ảnh kỷ niệm.
“Cả hai đều nỗ lực thể hiện mối quan hệ đã cải thiện kể từ lần gặp trước”, Allan Pease, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể người Úc nói. “Họ giống như phản chiếu hình ảnh lẫn nhau”.
Pease giải thích điều này có nghĩa là việc bắt chước ngôn ngữ cơ thể của nhau để khiến đối phương cảm thấy thoải mái. Hành động có ý nghĩa rằng hai người có mối quan hệ tốt với nhau.
Ở cuộc gặp đầu tiên hồi năm ngoái ở Singapore, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên cố gắng thể hiện thế chủ động với những cái bắt tay theo kiểu “người đàn ông mạnh mẽ”.
Ông Trump và ông Kim đã tỏ ra thân mật hơn so với lần gặp đầu tiên vào năm ngoái.
Ông Kim và ông Trump sẽ còn tiếp tục gặp nhau trong ngày 28.2 để tiếp tục cụ thể hóa những điều mà các thỏa thuận ở Singapore còn để ngỏ.
Ông Kim lần này trông tự tin hơn nhiều so với cuộc gặp trước, theo Reuters. “Ông Kim đi nhanh về phía ông Trump với bàn tay mở rộng. Trước đây, tại Singapore, ông Kim có vẻ ngập ngừng hơn. Giờ thì ông ấy tỏ ra thân mật hơn”, Karen Leong, chuyên gia từ công ty đào tạo kỹ năng mềm Influence Solutions nói.
“Trong khi đó, ông Trump không muốn là người lấn át người khác, ông ấy muốn xây dựng mối quan hệ tốt với ông Kim”, Leong nói thêm.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra căng thẳng hơn khi cùng ngồi xuống nói chuyện. Chuyên gia Pease nhận thấy ông Trump ngồi với tư thế chủ động quen thuộc với hai bàn tay chụm thành hình tam giác và nhíu mày. Những ngón tay của ông Kim siết lại khi ông đặt tay lên đùi. Đây là tư thế thể hiện sự tự kiềm chế.
“Cả hai chỉ mỉm cười vào thời điểm mọi người mong đợi họ cười”, Pease nói.
Theo Danviet
Báo nước ngoài: 2 điều khiến ông Kim Jong-un muốn đến Việt Nam
Ông Kim Jong-un được cho là sẽ thích thú khi chứng kiến xã hội và nền kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Á (ảnh minh họa)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh lần 2 tại Việt Nam ngày 27-28/2.
Cả thế giới sẽ hướng sự tập trung vào các cuộc đàm phán về vấn đề phi hạt nhân của 2 nhà lãnh đạo, nhưng ông Kim cũng sẽ dành sự quan tâm của mình cho nước chủ nhà Việt Nam. Kim Jong-un có thể sẽ thích những gì ông thấy ở Việt Nam, BBC đưa tin.
Kể từ năm 1986, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế và là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Ngân hàng Thế giới cho biết GDP của Việt Nam có thể đạt 6,6% trong năm nay.
Việc được lựa chọn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lớn như vậy là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam đã đi một chặng đường dài kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975. Một nền kinh tế đang bùng nổ và vai trò nổi bật trên toàn cầu khiến ông Kim không thể không quan tâm.
Đánh giá từ các bình luận trên phương tiện truyền thông xã hội Việt Nam, hầu hết mọi người đều cảm thấy tự hào khi đất nước được chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh.
Ông Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về việc Triều Tiên có thể học gì từ công cuộc đổi mới của Việt Nam. Ông Doanh được mời tới nói chuyện với các phái đoàn Triều Tiên về phát triển kinh tế trong những năm gần đây.
Nhà kinh tế kỳ cựu nói rằng có thể có sự khác biệt giữa 2 nước nhưng Triều Tiên "có thể học cách Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, cho phép sự phát triển của khu vực tư nhân non trẻ, cũng như kinh nghiệm hội nhập kinh tế thế giới và phát triển hệ thống kinh tế đa phương".
Nông nghiệp phát triển
Giống như Triều Tiên, Việt Nam, với lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số, bắt đầu cải cách và cho phép nông dân sở hữu ruộng lúa, tự sản xuất và bán ra thị trường. Đến năm 1988, Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo đã trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này.
Việt Nam từ một nước xuất khẩu gạo đã trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm này
Câu chuyện thành công của người Việt Nam có thể đã được biết đến từ lâu và là một tấm gương cho Triều Tiên nhìn vào, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy người cha đã quá cố Kim Jong-un, Kim Jong-il, quan tâm đến điều này. Ví dụ như việc ông chưa bao giờ đến thăm Việt Nam.
Khác với cha của mình, Kim Jong-un đã có những dấu hiệu cho thấy thái độ cởi mở hơn trong việc thay đổi.
Kể từ khi ông tiếp quản vào năm 2011, đã có những cải cách nhất định trong lĩnh vực nông nghiệp, ví dụ, cho phép nông dân giữ lại một số hoa màu mà họ thu hoạch được.
Và vào tháng 4 năm ngoái, ông Kim tuyên bố rằng Triều Tiên đã đạt được thành công trong năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân, giờ đây họ có thể tập trung vào việc cải thiện mức sống.
Các chuyên gia Việt Nam như Lê Đăng Doanh cho biết tình hình Triều Tiên hiện nay có một số điểm tương đồng với Việt Nam trong giai đoạn đầu chuyển đổi.
Việt Nam cũng từng phải chịu các lệnh cấm vận thương mại nhưng đã từng bước thay đổi với những cải cách đối với hợp tác xã nông nghiệp.
Việt Nam tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, bình thường hóa mối quan hệ với thế giới và tư nhân hóa nhiều tập đoàn nhà nước. Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam vào năm 1994, và một năm sau, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau đó trở thành thành viên Tổ chức Thương Mại Quốc tế (WTO) vào năm 2007.
Triều Tiên có thể học tập thay đổi này, ông Vũ Minh Khương, một học giả người Việt tại Đại học Quốc gia Singapore và là cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ông nói với BBC rằng Triều Tiên có thể áp dụng theo bằng cách tập trung vào cải cách cơ sở hạ tầng và thể chế.
"Việt Nam đặt tham vọng trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045", ông Khương nói.
Ông Kim Jong-un được cho là sẽ thích đến Việt Nam
Cải cách kinh tế thành công
Tất nhiên, trong thời gian ngắn, Triều Tiên chỉ có thể đạt được những thay đổi nhất định.
Nếu Washington và Bình Nhưỡng đạt được thỏa thuận về việc phi hạt nhân hóa, đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ chấp nhận dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Triều Tiên, và quốc gia này sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.
Và ông Kim cũng cần phải thuyết phục giới thượng lưu của Bắc Triều Tiên rằng việc mở cửa là một chiến thắng của các chính sách dài hạn của ông, chứ không phải là sự đầu hàng trước các lực lượng thị trường.
Về vấn đề này, Việt Nam sẽ là một tấm gương đáng để học hỏi, theo BBC.
"Việt Nam đã học được cách theo đuổi chính sách đối ngoại đa phương, để tránh bị phụ thuộc vào một nền kinh tế; và xây dựng các hệ thống hiện đại về tài chính và ngân hàng", ông Lê Đăng Doanh nói.
Theo Danviet
Mỹ nêu điều kiện gỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên Ngay 18/12, Bô Ngoai giao My tuyên bô nươc nay săn sang gơ bo cac lênh trưng phat Triêu Tiên sau khi tiên trinh giai giap vu khi hat nhân đươc hoan tât. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino. (Ảnh: Maldives Times) Trong tuyên bô đưa ra ngay 18/12, Pho phat ngôn viên Bô Ngoai giao My Robert Palladino...