Diệt “bóng ma” AC-130 trên đỉnh Trường Sơn bằng SAM-2
Trong cuộc đối đầu với “bóng ma” AC-130 của quân đội Mỹ trên đỉnh Trường Sơn, không thể không kể tới chiến công của bộ đội tên lửa, trong chiến công chung của lực lượng phòng không đường Hồ Chí Minh.
Quyết trị AC-130 bằng tên lửa
AC-130 của Mỹ là biến thể cải tiến từ loại máy bay vận tải hạng trung C-130, được trang bị thêm nhiều khí tài trinh sát hiện đại nhất bấy giờ như hệ thống quan sát hồng ngoại, hệ thống quang truyền hình và khuếch đại ánh sáng mờ, thiết bị phát hiện tia lửa điện phát ra từ ôtô, máy nổ…
Vì vậy, loại máy bay vừa có sức chở lớn, vừa được trang bị hỏa lực mạnh: với các loại pháo 40mm, pháo 20mm và súng máy 7,62mm (đều được đặt ở sườn trái máy bay). Không chỉ vậy, trong các loại máy bay Mỹ sử dụng ở chiến trường Việt Nam, AC-130 là loại máy bay chiến đấu có kíp bay đông nhất, lên tới 13 người, gồm: lái chính, lái phụ, hoa tiêu, nhân viên điện tử và các hệ thống trinh sát cùng các xạ thủ pháo và súng máy…
Khi đánh phá giao thông, AC-130 thường bay một chiếc ở độ cao 3.000 đến 5.000m, cao hơn tầm bắn hỏa lực pháo cao xạ cỡ nhỏ 37mm mà ta thường dùng ở đó). Ngoài ra, AC-130 có tốc độ bay 90-100 m/s, thời gian bay trên không từ 2 đến 4 giờ liền, cơ động cả hướng và độ cao kết hợp với gây nhiễu tích cực và tiêu cực.
Vào ban đêm AC-130 có thể phát hiện chính xác rồi sử dụng pháo và súng máy đánh trúng từng xe vận tải và các mục tiêu giao thông của ta, gây tổn thất lớn và làm ách tắc nghiêm trọng trên các cửa khẩu và tuyến đường 559. Tóm lại, trên tuyến đường 559 thì AC-130 là đối thủ vô cùng nguy hiểm và không dễ bắn hạ.
Màn thị uy của AC-130
Như vậy, địch quyết dùng mọi thủ đoạn và vũ khí tối tân nhất để chặn các dòng hàn, còn ta cũng quyết dùng mọi biện pháp cho xe vượt qua để chi viện cho miền Nam. Cuộc quyết đấu này chỉ có thể giải quyết xong nếu ta trị được hung thần AC-130 (ngoài loại này còn có 1 số AC-119 cải tiến từ vận tải cơ C-119).
AC-130 có kích thước lớn, tốc độ chậm, khả năng cơ động kém, hoạt động thường theo quy luật cả về đường bay, thời gian và khu vực đánh phá nên ta có thể chủ động đề phòng và tìm cách đối phó. Ta từng dùng pháo cao xạ bắn cháy AC-130 và AC-119, tuy nhiên, đây là loại máy bay lớn (C-130 nặng toàn bộ gần 80 tấn…) nên bị trúng đạn thường không rơi tại chỗ. Đồng thời, chúng luôn bay cao hơn 3.000 m nên từ năm 1970, nhiệm vụ hạ AC-130 và B-52 ở Trường Sơn được giao cho bộ đội tên lửa.
Vượt muôn trùng khó khăn lập chiến công
Do đặc điểm chiến trường rừng núi trùng điệp, đèo dốc hiểm trở, đường xá nhỏ hẹp lại bị bom đạn cày phá liên tục nên rất khó triển khai các loại vũ khí phòng không cỡ trung trở lên, với tên lửa SAM-2 nặng nề lại càng khó khăn.
Không chỉ vậy, bay kèm AC-130 luôn có các loại máy bay tiêm kích, cường kích mang Sơrai chống radar, bom laser, tên lửa có điều khiển các loại, rocket… sẵn sàng yểm trợ và đánh phá lực lượng phòng không của ta muốn bắn hạ AC-130. Ngoài ra, các máy bay trinh sát vũ trang O-2, OV-10 quần thảo suốt ngày đêm cùng biệt kích, thám báo lùng sục khắp nơi hòng phát hiện tên lửa ta…
Tên lửa SAM-2 được giao trọng trách đối phó với AC-130 và B-52.
Việc đưa SAM-2 vào chiến trường 559 vô cùng khó khăn: đưa 1 bộ khí tài vào trận địa phải mất hàng tháng trời với nhiều tổn thất, ví dụ chỉ riêng tiểu đoàn 67 hành quân chiếm lĩnh trận địa trên đoạn đường 100 km phải mất 2 tháng, bị không quân địch chặn đánh 21 lần và 1 lần B-52 rải thảm làm hỏng 1 xe khí tài, hệ thống dẫn sóng, 4 xe chở tên lửa, 1 xe chở dầu, 1 số xe kéo và không ít chiến sĩ ta bị thương vong.
Đến trận địa, do mặt bằng hẹp và góc che khuất lớn nên tiểu đoàn chỉ triển khai được 2 bệ, 2 tên lửa với góc bắn hẹp chỉ khoảng 50 độ (theo quy tắc bắn phải đủ 6 bệ, 6 đạn). Có tiểu đoàn khác chưa hành quân đến trận địa đã bị địch đánh hỏng phần lớn khí tài, phải dừng lại chờ bổ sung từ miền Bắc vào trong… nhiều tháng. Dù vậy, vượt qua mọi hy sinh gian khổ và muôn trùng khó khăn, bộ đội tên lửa Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ quét đuổi “bóng ma” này ra khỏi dãy Trường Sơn.
Ngày 4/3/1971, tiểu đoàn tên lửa 83 đã bắn rơi tại chỗ 1 chiếc AC-130 gần trận địa Côn Cùng sát biên giới Việt-Lào… Ngày 27/2/1972 từ trận địa Máy Húc, tiểu đoàn tên lửa 67 bắn trúng 1 AC-130 nhưng máy bay không rơi tại chỗ nên chúng ngừng một thời gian rồi lại tiếp tục hoạt động.
Video đang HOT
Ngày 29/3/1972, lúc 3 giờ sáng tiểu đoàn 67 đã đánh 1 trận xuất sắc, bắn rơi tại chỗ chiếc AC-130 ở khu vực Lùm Bùm- Huổi Chang, trong lúc không quân địch đang lồng lộn bắn phá ngăn chặn giao thông của ta. Lĩnh trọn 2 quả tên lửa ở độ cao hơn 3.000 m, chiếc AC-130 bốc cháy rừng rực giữa trời đêm Trường Sơn, rồi cùng toàn bộ kíp bay 13 người đâm đầu xuống rừng rậm bản Nabo (gần ngã ba Đường 9), cách trận địa ta chỉ 6 km.
Chứng kiến cảnh tượng đó, các loại máy bay khác của địch đang hoạt động quanh đấy đều hốt hoảng tháo chạy khỏi vùng hỏa lực tên lửa và sau đó phải ngừng đánh phá khu vực này, tạo thuận lợi cho các đoàn xe vận tải của ta vượt cửa khẩu, kịp thời chuyển vũ khí, đạn dược cho chiến trường.
Ngấm đòn, từ đấy AC-130 không dám tác oai, tác quái quanh đó nữa mà phải lùi sâu về phía nam Đường 9, hoạt động cầm chừng…
Theo ANTD
Trung Quốc khâm phục sức mạnh của Phòng không - Không quân Việt Nam
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, quân và dân ta, đặc biệt là lực lượng phòng không - không quân đã anh dũng chiến đấu lập nhiều chiến công hiển hách được thế giới hết lời ca ngợi. ANTĐ xin trích giới thiệu bài viết của Phòng thông tin tuyên truyền thuộc Ủy ban phòng không nhân dân tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc về chiến công rực rỡ của phòng không - không quân Việt Nam.
Chiến tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới kể từ sau Thế chiến thứ 2. Trong cuộc chiến Việt Nam, không quân Hoa Kỳ đã tập trung phần lớn binh lực, ngoài nhiệm vụ tác chiến ngăn trở và chi viện trên không tầm gần, họ còn 2 lần tập trung toàn bộ binh lực để tiến hành 2 chiến dịch trên không có quy mô cực lớn trong thời gian dài, trọng điểm tấn công là các tuyến đường giao thông huyết mạch và hệ thống phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 02-03-1965, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến dịch trên không đầu tiên kéo dài trong 3 năm 8 tháng với mật danh là "Sấm rền - Rolling Thunder". Tính đến khi kết thúc ngày 01-11-1968, không quân Mỹ đã huy động 304.000 lượt xuất kích của máy bay chiến thuật, 2.380 lượt máy bay ném bom chiến lược B-52, trút xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ là 643.000 tấn để đánh phá các tuyến giao thông huyết mạch ở miền bắc Việt Nam. Trong đó, trọng điểm là 2 cây cầu đường sắt trên địa phận tỉnh Thanh Hóa là Hàm Rồng (Trung Quốc gọi cầu Hàm Rồng là cầu Thanh Hóa - "Qing Hua") và cầu Đò Lèn (tên Trung Quốc là Đỗ Mai - "Du Mei").
Những người chiến sĩ Hàm Rồng bên cây cầu huyền thoại
Còn số liệu do BQP Mỹ công bố là 306.183 lượt xuất kích (không quân Mỹ là 153.784, không quân hải quân và hải quân đánh bộ là 152.399 phi vụ) với tổng cộng 864.000 tấn bom đạn. Con số này đã vượt xa 653.000 tấn bom đạn trong suốt chiến tranh Triều Tiên và 503.000 tấn trên mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ 2. Trong đó, riêng cầu Hàm Rồng đã hứng chịu 10 đợt ném bom quy mô lớn nhưng vẫn đứng vững, còn cầu Đò Lèn cuối cùng cũng bị đánh sập nhưng Việt Nam lại dựng cầu thay thế lên ngay.
Không thể không nhắc đến một sự kiện lịch sử là trong khoảng thời gian 7 tiếng đồng hồ (từ 9h đến 4h sáng), những người thợ cầu đường Việt Nam với phương tiện hết sức thô sơ đã nối ghép xong 25m cầu, rồi đặt ray cho 250m đường sắt qua sông Đò Lèn, đưa những chiếc xe tăng đầu tiên vào chiến trường miền Nam, mà bình thường với khối lượng công việc này, trong điều kiện nhân lực, vật lực đầy đủ phải làm ít nhất trong nửa tháng. Góp phần không nhỏ vào kỷ lục thế giới độc nhất vô nhị này là chiến công của lực lượng PK-KQ Việt Nam.
Các cụ dân quân Hoằng Trường - Hoằng Hoá với chiến công bắn rơi máy bay Mỹ
(Ảnh tư liệu chụp tại buổi tổng duyệt Lễ kỷ niệm 45 năm Hàm Rồng chiến thắng)
Trong suốt chiến dịch "Sấm Rền", lực lượng PK-KQ bắc Việt Nam đã bắn rơi tại chỗ hoặc rơi trên đường tháo chạy 942 chiếc máy bay các loại, bao gồm 526 máy bay của không quân, 397 chiếc của hải quân, và 19 chiếc của hải quân đánh bộ Mỹ, đây là những tổn thất nặng nề nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Đúc rút kinh nghiệm thu được từ chiến dịch "Rolling Thunder", không quân Mỹ đã xây dựng dự án huấn luyện không chiến khác biệt (DACT) trong chương trình huấn luyện của TOPGUN, sử dụng những máy bay A-4 Skyhawk và F-5 Freedom Fighter bay dưới tốc độ âm thanh để đóng giả làm những máy bay MiG-17. Hải quân Mỹ cũng thành lập những phi đội A-4 nhanh nhẹn mang trang bị của Mig làm quân xanh để thực hành tấn trong chương trình DACT. Đồng thời họ cũng xây dựng các chiến thuật tác chiến chống tên lửa và pháo cao xạ để nâng cao hiệu quả các cuộc không kích ném bom miền Bắc.
Máy bay Mỹ tấn công nút giao thông cầu Giẽ (ảnh chụp từ máy bay A-4)
Vào ngày 05-10-1972, Mỹ tiếp tục phát động kế hoạch Linebacker, leo thang ném bom phá hoại miền Bắc một lần nữa. Kế hoạch này chia làm 2 chiến dịch mang tên Linebacker I và Linebacker II. Chiến dịch Linebacker I kéo dài 5 tháng 13 ngày, người Mỹ đã phải sử dụng đến loại bom tiên tiến nhất vừa nghiên cứu, chế tạo ra loại bom điều khiển bằng laser, thủy lôi MK-52. Người Mỹ đã tiến hành gần 50.000 phi vụ xuất kích, ném khoảng 150.000 tấn bom đánh phá các kho tàng, bến bãi, nút giao thông..., rải hàng vạn quả thủy lôi phong tỏa các bến cảng ở miền bắc Việt Nam.
Kết thúc chiến dịch Linebacker I, người Mỹ đã phải cay đắng công nhận là không thể khuất phục được tinh thần chiến đấu của "lực lượng phòng không 3 thứ quân" Bắc Việt. Theo số liệu không đầy đủ, tính đến khi tổng thống Mỹ ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc ngày 22-10, tuy đã phá hủy được 106 cây cầu lớn nhỏ nhưng người Mỹ cũng đã mất khoảng trên 600 máy bay các loại.
Máy bay A-4 Skyhawk của hải quân Mỹ cất cánh trên tàu sân bay.
Thế nhưng trận chiến căng thẳng và quyết liệt nhất đã diễn ra sau đó gần 2 tháng, không lực Hoa Kỳ đã tái khởi động chiến dịch Linebacker II, sử dụng số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược B-52 ném bom rải thảm bắc Việt Nam tập trung vào 3 mục tiêu trọng yếu là Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên với mục đích "đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá". Chiến dịch bắt đầu từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972, người Mỹ đã huy động gần một nửa số máy bay chiến lược B52 của toàn nước Mỹ (193 trên tổng số 400 chiếc) với 663 lần chiếc.
Cùng với đó là gần một phần ba số máy bay chiến thuật của toàn nước Mỹ (1.077 trên tổng số 3.041 chiếc), số lượt xuất kích là 3.920 lần chiếc. Chỉ tính riêng không quân chiến thuật đã bằng tổng tổng số máy bay của hai nước mạnh nhất châu Âu hồi đó là Anh (600 chiếc) và Tây Đức (500 chiếc).
Hàng chục máy bay F-8 dàn hàng ngang trên tàu sân bay Oriskany năm 1966.
Người Mỹ còn huy động một phần tư số tàu sân bay của toàn nước Mỹ (6 trên tổng số 24 chiếc), cùng nhiều tàu chỉ huy - dẫn dường, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu ra-da, tàu bảo vệ, tàu cấp cứu tàu sửa chữa... của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.
Đó là chưa kể 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số lượng lớn những máy bay phục vụ khác như: máy bay gây nhiễu điện tử từ xa, máy bay trinh sát có người lái, không người lái, tầng thấp, tầng cao, máy bay chỉ huy, dẫn đường, liên lạc, cấp cứu...
Bệnh viện Bạch Mai, chứng nhân lịch sử của chiến dịch ném bom rải thảm vào Hà Nội
Thế nhưng thất bại của người Mỹ thì thật là khủng khiếp, theo phía Việt Nam công bố họ đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 chiếc B-52 và 5 F-111, còn phía Mỹ chỉ công nhận mất 15 chiếc là những chiếc bị bắn rơi tại chỗ và những chiếc có phi công nhảy dù bị bắt sống (tức là chỉ công nhận các trường hợp bị bắn rơi có nhân chứng, vật chứng rõ ràng). Nếu tính tỷ lệ những máy bay trúng đạn cố bay ra biển rồi bị rơi (hầu hết máy bay B-52 bị bắn tại Hải Phòng đều cố thoát ra biển nhảy dù để được Hải quân Mỹ cứu) hoặc rơi tại Lào, Thái Lan thì số liệu của phía Việt Nam là đáng tin cậy và có cơ sở hơn.
Hãng thông tấn AP cũng có thống kê tương tự như Việt Nam, họ đã phải kinh ngạc thốt lên: "Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì sau ba tháng B-52 sẽ tuyệt chủng".
Một trận địa pháo phòng không của Việt Nam chụp bằng không ảnh.
Chiến công lịch sử mà người Việt Nam tạo ra, trước đó và sau này không có lực lượng PK-KQ nước nào làm được. Kể cả các chuyên gia của Liên Xô, Trung Quốc khi đó cũng cho rằng không có một loại vũ khí nào có thể hạ gục được B-52, thế nhưng người Việt Nam đã làm được điều tưởng như không thể. Trên chiến trường Việt Nam, lần đầu tiên B-52 tham dự một cuộc chiến tranh thực sự và cũng là lần đầu tiên nó bị bắn hạ bằng hai thứ vũ khí mà từ trước đến khi đó Mỹ vẫn không coi ra gì là tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina) và máy bay Mig-21.
Chiến công của lực lượng PK-KQ Việt Nam đã đập tan những ảo tưởng về một "siêu pháo đài bay" không có đối thủ, những kinh nghiệm quý báu của họ sau này đã được chính Liên Xô thừa nhận là "sáng tạo nhất thế giới". Sau này, lực lượng phòng không Nam Tư học tập và áp dụng thành công kinh nghiệm quý báu này, trở thành nước đầu tiên trên thế giới bắn hạ được máy bay tàng hình F-117A của Mỹ vào ngày 27/03/1999 bằng một loại tên lửa khác do Liên Xô sản xuất vào những năm 60 thế kỷ trước là tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora (SA-3 Goa).
Huyền thoại phòng không SAM-2 do Liên Xô sản xuất.
Trong cuộc chiến tranh, lúc cao điểm Mỹ đã điều động đến chiến trường Việt Nam 5000 máy bay các loại (gấp hơn 2 lần tổng số máy bay hiện có của Trung Quốc). Họ đã tiến hành 1,29 triệu lượt xuất kích, ném xuống Việt Nam hơn 7,75 triệu tấn bom, gấp 11 lần tổng lượng bom đạn trên chiến trường Triều Tiên, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân Việt Nam. Thế nhưng người Việt Nam đã anh dũng kháng cự, bắn rơi 8.546 máy bay các loại, đập tan hình tượng "bách chiến. bách thắng" của không quân Mỹ. Đây là điều không có nước nào làm được!
Theo ANTD
Nhà thiết kế vũ khí chuyên nghiệp Nga bị bắn chết Một nhà thiết kế vũ khí Nga chuyên chế tạo súng trường, súng phóng lựu và các loại khí tài quân sự khác vừa bị bắn chết. Súng trường tấn công AK phiên bản 200 của Nga. Reuters ngày 22.11 dẫn lời các cơ quan thực thi pháp luật và báo chí địa phương cho hay phó trưởng thiết kế vũ khí thuộc...