Điệp viên chống IS giúp ba thiếu nữ Anh đến Syria
Thổ Nhĩ Kỳ bắt một điệp viên làm việc cho quốc gia thuộc liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ dẫn đầu, người đã giúp ba thiếu nữ Anh vượt biên đến Syria để tham gia phiến quân.
Từ trái sang, Kadiza Sultana, Amira Abase và Shamima Begum, ba thiếu nữ Anh bỏ nhà ra đi hồi tháng hai. Ảnh: BBC
“Điệp viên này đã bị bắt. Anh ta làm việc cho tình báo của một nước thuộc liên minh”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlut Cavusoglu hôm qua cho biết.
Ông không nói cụ thể điệp viên làm việc cho nước nào, nhưng cho biết quốc gia này không phải là Mỹ hay thuộc Liên minh châu Âu. Liên quân chống IS còn bao gồm các nước như Arab Saudi, Qatar, Jordan, Bahrain, Australia và Canada.
Video đang HOT
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên cho biết điệp viên này đang bị giam giữ. “Anh ta làm việc cho cơ quan tình báo của một quốc gia thuộc liên minh nhưng không phải là công dân nước đó, và cũng không phải là người Thổ Nhĩ Kỳ”, ông nói.
Một nguồn thạo tin từ an ninh châu Âu cho biết người đàn ông bị bắt có kết nối với cơ quan An ninh Tình báo Canada (CSIS). Nguồn tin chính phủ Canada khẳng định anh ta không phải là công dân Canada và không thuộc biên chế của CSIS. Tuy nhiên, nguồn tin không trả lời khi được hỏi người bị bắt có làm việc cho CSIS hay không. Văn phòng Bộ trưởng An ninh Công cộng Canada Steven Blaney cũng không đưa ra bình luận.
Cảnh sát Anh và gia đình các thiếu nữ đã kêu gọi con gái trở về nhà sau khi ba em bay từ London tới Istanbul ngày 17/2. Amira Abase, 15 tuổi; Shamima Begum, 15 tuổi; và Kadiza Sultana, 16 tuổi, được cho là đã vào khu vực bị IS kiểm soát ở Syria.
Hàng nghìn người nước ngoài đến từ hơn 80 quốc gia, trong đó có Anh, các phần khác của châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, đã gia nhập hàng ngũ IS và các nhóm cực đoan khác ở Syria và Iraq. Nhiều người đến các nước này qua Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara cho biết cần thêm thông tin từ tình báo nước ngoài để ngăn chặn họ.
Phương Vũ
Theo VNE
Nhòm ngó giữa hai bờ eo biển
Bất chấp việc quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan liên tục được cải thiện trong những năm gần đây, hoạt động tình báo giữa hai bờ eo biển vẫn diễn ra căng thẳng.
Hệ thống radar trinh sát hiện đại của Đài Loan
Mới đây, trang tin tức chuyên về tình báo Intelligence Online dẫn nguồn tin độc quyền khẳng định Vương Thiện Hùng, một điệp viên của Trung Quốc hoạt động bí mật ở Hồng Kông trong vai nhà báo thực chất là điệp viên hai mang. Tháng 10-2014, ông Vương đã đào tẩu sang Đài Loan và hiện đang được các quan chức thuộc Cục Tình báo quân sự Đài Loan thẩm vấn. Báo chí Hồng Kông tiết lộ, ông Vương Thiện Hùng bị một nữ điệp viên Đài Loan tuyển mộ sau khi đến hòn đảo này nhiều lần trong thập niên 1980, dưới vỏ bọc nhà báo.
Đây được coi là một trong những vụ gián điệp hai mang lớn nhất giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong vài thập niên qua và gây tổn thất nặng cho Trung Quốc. Thực tế những năm gần gây, hoạt động gián điệp từ cả hai phía nhiều lần đặt quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan nóng lên. Năm ngoái, Trung Quốc và Đài Loan khẩu chiến sau khi tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết các đặc vụ Đài Loan đã tìm cách tuyển dụng sinh viên Trung Quốc học tập ở hòn đảo này để do thám Trung Quốc sau khi về nước. Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc đã khám phá được hơn 40 trường hợp kiểu trên tại 15 tỉnh.
Vụ việc điển hình nhất là trường hợp một nữ sinh viên Trung Quốc bị giới tình báo Đài Bắc "cưỡng ép" làm gián điệp sau khi tham gia khóa học giao lưu ở Đài Loan. Trong một thông báo có tính phản ứng, Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc tuyên bố: "Hành động xúi giục của các cơ quan tình báo và do thám Đài Loan đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn và phát triển lành mạnh của các sinh viên trẻ và can thiệp nghiêm trọng vào việc trao đổi hợp tác giáo dục qua eo biển".
Trong khi đó, theo Cục An ninh Đài Loan, chỉ riêng năm ngoái đã có 15 vụ án gián điệp liên quan đến Trung Quốc bị phanh phui và 90% số đó có sự tham gia của các sĩ quan tại ngũ hoặc về hưu. Tai tiếng nhất là vụ Trấn Tiểu Giang, nhân vật làm việc cho cơ quan tình báo quân đội Trung Quốc, đã tuyển 5 sĩ quan Đài Loan làm gián điệp cho Bắc Kinh, trong đó có cả cựu thiếu tướng Hứa Nãi Quyền. Ông Hứa sau đó đã bị truy tố tội danh vi phạm luật an ninh quốc gia. 4 người còn lại gồm cựu Trung tá không quân Chou Tzu-li và 3 người có họ Sung, Yang và Lee. Cảnh sát Đài Loan bắt 6 người này hồi tháng 9-2014.
Tình trạng này căng thẳng đến nỗi ngay trong ngày nhậm chức, tân lãnh đạo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan Cao Quảng Kỳ đã phải kêu gọi các sĩ quan hãy cảnh giác trước hoạt động thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc. Nhiều người Đài Loan cho rằng, các sĩ quan Đài Loan làm điệp viên cho Trung Quốc vì lương bổng hạ, kinh phí quân sự bị cắt giảm khi Đài Bắc lập quan hệ ấm nồng hơn với Bắc Kinh.
Trung Quốc và Đài Loan bị chia cắt từ năm 1949. Quan hệ giữa hai phía đã được cải thiện dưới thời nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu, người đã ký hàng loạt thỏa thuận kinh tế mang tính bước ngoặt với Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức năm 2008. Tuy nhiên, hoạt động do thám gia tăng giữa hai bờ eo biển Đài Loan cho thấy sự nghi kị về quân sự và chính trị vẫn còn tồn tại.
Theo Hoàng Sơn
An ninh Thủ đô
Mỹ buộc tội ba 'điệp viên Nga' Mỹ buộc tội hình sự ba người đàn ông bị cho là tham gia một đường dây gián điệp Nga hoạt động tại thành phố New York. Evgeny Buryakov tại tòa án ở New York hôm 26/1. Hình minh họa: Reuters Evgeny Buryakov, Igor Sporyshev và Victor Podobnyy bị cáo buộc âm mưu thu thập thông tin tình báo kinh tế cho Nga,...