Điệp khúc lúa
Nước mình vẫn là nước nông nghiệp, phải không bác? – Thực tình bây giờ không trả lời khẳng định hay phủ định một từ đúng hay không đúng đâu.
- 70% dân số là thành phần nông dân, gạo xuất khẩu đứng đầu thế giới, càphê cũng nhất, chưa kể các loại thủy sản…
- Đó là con số tạm thời. Thái Lan họ nhiều ruộng, nhiều lúa gạo ngon, giá cao hơn ta, lại có hệ thống kho trữ gạo, lúc giá lên họ tung ra bán một chầu là ta lại lẹt đẹt theo sau.
- Sao ta không làm như họ?
Video đang HOT
- Câu hỏi của chú từ hàng chục năm nay năm nào cũng vang lên như điệp khúc mùa màng. Tớ nhớ ngày trước, nhà nông dân bao giờ cũng có bồ thóc, cao hơn là cót thóc, lẫm thóc, Nhà nước có hệ thống kho thóc. Thế mà bây giờ cứ đến mùa là thiếu chỗ trữ thóc, thiếu sân phơi, thiếu lò sấy, 10 hạt thóc rơi vãi hư hỏng tới 3 – 4 hạt. Nông dân cứ lo làm, thương lái (kể cả có tổ chức) cứ ép giá, mua rẻ, bán cũng rẻ, chất lượng gạo thấp nên thu nhập của nông dân vẫn còn lâu mới bằng… chú đánh giày.
- Thảo nào ai cũng cố bằng được để đi xuất khẩu lao động. Còn làm công nhân 2 – 3 triệu cũng chỉ đủ sống 40 – 45%.
- Ngày xưa mưa rào, cá rô rạch theo nước lên bờ, bà con vác rổ đi xúc, có khi đầy giỏ. Đó là bữa ăn sung sướng nhất năm. Tóm lại là vẫn trông chờ vào ông giời.
- Ca dao có câu: “Tháng năm ta có lúa chiêm/ Tháng mười ta lại có thêm lúa mùa / Nếu ăn không hết còn thừa/ Bán đi mua vải là vừa ấm no”.
- Xì! Chuyện xưa, giờ còn một tỉ thứ chi tiêu nữa đấy. Ấy là chưa nói ốm đau vào viện, lên tuyến cao là cao huyết áp luôn!
Theo laodong
Việt Nam xuất khẩu gạo số một thế giới
Lũy kế 10 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất được 6,484 triệu tấn gạo, trị giá 2,877 tỷ USD.Tại cuộc họp "Sơ kết xuất khẩu gạo tháng 10, tình hình thị trường và kế hoạch xuất khẩu gạo tháng 11", Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định đến cuối năm, Việt Nam có thể xuất khẩu 7,7 triệu tấn gạo, cao nhất từ trước đến nay và trở thành nước xuất khẩu gạo số một thế giới.
Theo báo cáo của VFA, trong tháng 10, các doanh nghiệp đã xuất thêm 646.196 tấn gạo với giá bình quân 445,3 USD một tấn, tăng 5,23 USD một tấn so với tháng trước. Trong tháng 10, nhờ ký được hợp đồng xuất khẩu với Indonesia 300.000 tấn, giá lúa gạo trong nước đã tăng lên. Lúa hạt dài tại các tỉnh ĐBSCL hiện nay lên 6.185 đồng mỗi kg, lúa thường 6.025 đồng mỗi kg.
Dự đoán cả năm, Việt Nam sẽ xuất khẩu gần 8 triệu tấn gạo. Ảnh: NLĐ
Lũy kế 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất được 6,484 triệu tấn gạo, trị giá 2,877 tỷ USD. Theo kế hoạch, hai tháng cuối năm sẽ xuất tiếp khoảng 1,05 triệu tấn. Như vậy, dự kiến cả năm đạt 7,5 triệu tấn, thậm chí 7,7 triệu tấn nếu giá tốt và thuận lợi về thị trường.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho biết tính đến ngày 30/9, Việt Nam đã vươn lên vị trí số một thế giới về xuất khẩu gạo. Tiếp theo là Ấn Độ với được 5,8 triệu tấn và Thái Lan 5,3 triệu tấn... Đến cuối tháng 10, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Một số doanh nghiệp lo ngại việc xuất 7,7 triệu tấn gạo sẽ đẩy giá trong nước tăng lên, gây bất lợi cho xuất khẩu. Nhất là Ấn Độ đang bung gạo ra bán với giá thấp hơn Việt Nam đến 30 USD một tấn, còn gạo Myanmar thấp hơn đến 100 USD một tấn.
Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Trượng, Tổng giám đốc Công ty Sông Hậu, nếu quá cẩn thận thì sẽ mất cơ hội như năm ngoái. Hơn nữa, nếu giá lên cũng có lợi cho nông dân. Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, cho biết nếu xuất 7,7 triệu tấn cũng không có gì đáng lo ngại vì lúa trong nước có quanh năm, nhất là năm nay ĐBSCL lũ không lớn, nhiều địa phương cũng tranh thủ xuống giống sớm.
Theo ông Trương Thanh Phong, từ nay đến cuối năm cũng như cả quý I/2013, gạo Việt sẽ phải cạnh tranh giá với gạo Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Đặc biệt, Thái Lan đang tồn hàng rất lớn và phải thuê kho để trữ. Tuy nhiên, ông cho rằng các nước sản xuất ngũ cốc lớn như Mỹ đang giảm 50% sản lượng, Australia giảm 30%, Ukraine giảm 50%... Do đó, các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam, sẽ có lợi thế.
Theo VNE
Thầy cô giáo góp gạo nuôi 13 học sinh H're Với chặng đường đến trường qua sông không cầu, vượt núi chông gai gần 1 buổi, 13 học sinh người H're ở thôn Gò Da được các thầy giáo, cô giáo Trường THCS Sơn Ba (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) góp nhặt nuôi các em ăn học tại trường trong nhiều năm qua. Vừa trò chuyện với PV Dân trí về hoàn cảnh...