Diễn viên Quang Tuấn: “Mình đi làm kiếm tiền để làm gì, không cho vợ cho con thì cho ai”
“Tôi quan niệm, đàn ông ở đâu cũng thế, từ khi sinh ra họ đã mang trách nhiệm trụ cột, gánh vác gia đình. Cho nên khi đưa tiền về cho vợ, tôi vui lắm. Quan trọng là mình được làm công việc mình thích”, diễn viên Quang Tuấn chia sẻ.
Tết ở làng địa ngục là series phim kinh dị cổ trang với chất lượng điện ảnh do Trần Hữu Tấn đạo diễn. Được chuyển thểtừ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Thảo Trang, Tết ở làng địa ngục tái hiện ngôi làng quỷ dị ẩn mình trong núi rừng hoang vu, nơi an cư của hậu duệ băng cướp khét tiếng dưới thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Dân làng nơi đây phải gánh chịu đại nạn vào một dịp Tết cổ truyền bởi nghiệp chướng từ tổ tiên gây nên. Phim phơi bày tội ác man rợ từ oán khí sâu đậm và quan niệm nhân quả – nghiệp báo của người Việt qua các phù thuật dân gian ghê rợn…
Phim quy tụ dàn diễn viên nhiều thế hệ đến từ hai miền Bắc – Nam như: Quang Tuấn (ông Thập), Nguyên Thảo (Thị Thập), Võ Tấn Phát (Tam Quỷ), Lan Phương (Thập Nương)… Đặc biệt, sự trở lại màn ảnh của những gương mặt gạo cội: NSƯT Phú Đôn (Lão ăn mày), NSƯT Văn Báu (Cụ Khảm), NSƯT Hạnh Thúy (Thị Lam), NSƯT Chiều Xuân (Bà Phong), nghệ sĩ Viết Liên (Thầy Đồ Lam)…
Vào tối ngày 19/10, đoàn làm phim đã có buổi công chiếu sớm dành cho báo giới 2 tập đầu của series 12 tập Tết ở làng địa ngục. Phim sẽ chính thức ra mắt khán giả trên kênh K từ ngày 23/10 lúc 20 giờ. Sau buổi công chiếu, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện nhanh với nam chính của phim – diễn viên Quang Tuấn về vai diễn ấn tượng này.
Tạo hình của Quang Tuấn trong vai ông Thập – trưởng làng.
Mong nhận được góp ý để hoàn thiện vai diễn
Cơ duyên đưa Quang Tuấn đến với vai trưởng làng Thập trong phim kinh dị “Tết ở làng địa ngục” là thế nào?
Vào một ngày đẹp trời, nhà sản xuất và đạo diễn gặp vợ chồng tôi bảo, có dự án phim kinh dị, muốn mời tôi tham gia. Lúc đầu, tôi có chút e ngại vì đó giờ mình đóng phim kinh dị quá nhiều. Cứ phim kinh dị là mọi người nghĩ tới Quang Tuấn. Sau đó, nhà sản xuất và đạo diễn gửi sách qua cho tôi, khi đọc tôi bị cuốn quá. Thập là một trưởng làng trẻ thời xưa. Điều tôi cảm thấy thích nhất, đây là vai diễn cho mình nhiều trải nghiệm mới mẻ để học hỏi.
Lý do Quang Tuấn đắn đo, lừng khừng chưa nhận lời ngay, phải chăng là vì sợ chết dạng vai phim kinh dị? Và việc đóng nhiều phim kinh dị, anh có bị ám ảnh bởi yếu tố tâm linh?
Tôi không sợ chết vai phim kinh dị, trái lại còn thấy vui. Tôi đi theo trường phái diễn viên thực lực, luôn cố gắng trau dồi bằng cách học hỏi các cô chú, anh chị đi trước về nghề nghiệp. Việc mọi người nghĩ tới mình trước tiên khi làm phim kinh dị cũng cho thấy là tôi xứng đáng.
Video đang HOT
Thậm chí, có đạo diễn tên tuổi từng nói với tôi rằng, vai nào khó cứ để Quang Tuấn lo. Điều đó là niềm tự hào cũng là áp lực với tôi. Bởi đó là sự ghi nhận của mọi người dành cho mình, nên buộc mình phải luôn học hỏi, luôn trau dồi để sự ghi nhận đó, sự tin tưởng đó của mọi người không bị thất vọng.
Đó giờ tôi đóng phim kinh dị rất nhiều, tới nhiều nơi nhưng may mắn chưa bao giờ gặp phải những chuyện tâm linh. Ông bà nói, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nhập gia tùy tục. Ngoài ra, đến một vùng đất lạ hay trước khi vào cảnh quay, tôi thường khấn: Con tới đây chỉ để đi làm, kiếm tiền nuôi vợ nuôi con chứ không có ý mạo phạm, lỡ con có mạo phạm, xin báo cho con biết để con sửa. Khi tâm mình an thì mọi chuyện sẽ rất an.
Diễn viên Quang Tuấn.
Gần đây, phim Đất rừng phương Nam ra rạp, nhiều người soi các chi tiết lịch sử. Việc Quang Tuấn vào một vai diễn là người miền núi thời xưa, ăn mặc cổ trang có làm anh áp lực hay lo lắng khi phim ra mắt. Bởi lẽ người miền xuôi và người miền núi khác nhau cả về ngôn ngữ cũng như phong tục?
Tôi đi quay suốt và mới về Sài Gòn nên chưa kịp đi xem phim Đất rừng phương. Còn về chuyện như bạn nói, tôi không sợ. Phim làm từ tiểu thuyết cùng tên và bản thân tiểu thuyết đã hư cấu rồi. Trước khi làm, ê-kíp bàn bạc rất nhiều, mời cả những nhà lịch sử làm cố vấn. Tôi cũng nghiên cứu, lên mạng tìm kiếm tư liệu.
Khi phim ra mắt, chuyện khen chê trái chiều là đương nhiên. Tôi là diễn viên nên cũng thường nhờ mọi người xem xong, thấy hay dở chỗ nào, góp ý kiến giúp để mình hoàn thiện những vai diễn sau, những tác phẩm sau tốt nhất có thể. Quan trọng nữa là, yếu tố cảm xúc mà người diễn viên, đạo diễn truyền tải được trong câu chuyện sẽ quyết định tất cả. Tôi nghĩ vậy.
“Mình đi làm kiếm tiền để làm gì, không cho vợ cho con thì cho ai”
Quang Tuấn từng chia sẻ, mọi hợp đồng anh làm, lương đều chảy thẳng vào tài khoản của vợ? Dự án này cũng vậy?
Đúng thế, sau đó vợ sẽ phát lương cho tôi. Đi quay xa thì vợ chuyển tiền vào tài khoản hoặc đưa tiền mặt để tôi chi xài. Những điều này, vợ tôi lo hết để tôi chuyên tâm làm nghệ thuật.
Quang Tuấn và vợ con.
Như vậy, anh có bị ấm ức?
Không. Tôi quan niệm, đàn ông ở đâu cũng thế, từ khi sinh ra họ đã mang trách nhiệm trụ cột, gánh vác gia đình. Mình đi làm kiếm tiền để làm gì, không cho vợ cho con thì cho ai. Không lẽ cho vợ bé hay người dưng. Cho nên khi đưa tiền về cho vợ, tôi vui lắm. Quan trọng là mình được làm công việc mình thích.
Vậy anh có bị mang tiếng sợ vợ?
Không. Mọi chuyện trong nhà, chuyện nhỏ vợ tôi quyết còn việc lớn đều hỏi ý kiến tôi và tôi quyết định. Vợ chồng tôi có 1 bé 3 tuổi rưỡi. Tôi cũng động viên vợ quay lại nghệ thuật, tôi sẵn sàng lui về, ở nhà lo cho con một thời gian. Khi mình tham gia phim liên tục thì cũng nên có khoảng thời gian dừng lại, để nhìn nhận bản thân, xem mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Tuy nhiên, cô ấy chưa có quyết định.
Cảm ơn Quang Tuấnđã chia sẻ!
Đạo diễn Trần Hữu Tấn ra mắt series phim kinh dị 'Tết ở làng địa ngục'
Tối 19.10, series kinh dị cổ trang 'Tết ở làng địa ngục' đã có buổi chiếu sớm ra mắt báo giới tại TP.HCM. Dàn diễn viên thực lực hai miền Bắc - Nam và ê kíp sản xuất 'chuyên trị' mảng phim kinh dị đã có nhiều chia sẻ về quá trình quay phim đầy trắc trở tại Hà Giang.
Chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Thảo Trang, Tết ở làng địa ngục tái hiện sống động ngôi làng quỷ dị ẩn mình trong núi rừng hoang vu, nơi an cư của hậu duệ băng cướp khét tiếng dưới thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Dân làng nơi đây phải gánh chịu đại nạn vào một dịp tết cổ truyền bởi nghiệp chướng từ tổ tiên gây nên. Phim phơi bày tội ác man rợ từ oán khí sâu đậm và quan niệm nhân quả - nghiệp báo của người Việt qua các phù thuật dân gian ghê rợn như rượu sọ người, hình nhân thế mạng, câu hồn nhập xác...
Poster phim
Dàn diễn viên trong phim giao lưu với khán giả ở buổi ra mắt. T.T
Tết ở làng địa ngục gồm 12 tập, mỗi tập 45 phút, được Truyền hình K đầu tư sản xuất, với sự tham gia của "cặp bài trùng" - nhà sản xuất Hoàng Quân và đạo diễn "chuyên trị" dòng phim kinh dị Trần Hữu Tấn, từng gây tiếng vang với các phim chiếu rạp Chuyện ma gần nhà, Bắc Kim Thang, Rừng thế mạng.
Đạo diễn Trần Hữu Tấn chia sẻ: "Chúng tôi được hỗ trợ hết sức với mong muốn được tạo nên những Original Series có chất lượng tiệm cận các cường quốc phim thế giới như Mỹ, Hàn".
Đạo diễn Trần Hữu Tấn và diễn viên Chiều Xuân
Phim được đầu tư mạnh vào bối cảnh, phục trang, hóa trang và dàn diễn viên thực lực cả hai miền Nam, Bắc... như Quang Tuấn (vai ông Thập), Nguyên Thảo (Thị Thập), Võ Tấn Phát (Tam Quỷ), Lan Phương (Thập Nương)... Đặc biệt, sự trở lại màn ảnh của những gương mặt gạo cội: NSƯT Phú Đôn (Lão ăn mày), NSƯT Văn Báu (Cụ Khảm), NSƯT Hạnh Thúy (Thị Lam), NSƯT Chiều Xuân (Bà Phong), NS Viết Liên (Thầy Đồ Lam) rất được chờ đợi. Dàn diễn viên trẻ Hải Nam (Cậu Đức), Đình Khang (Đại kẻ điên), Huỳnh Như Đan (Cô Mây)...
Từ trái sang: nghệ sĩ Phú Đôn, Quang Tuấn, Nguyên Thảo
Diễn viên Quang Tuấn nói, với vai diễn này, anh đã đặc biệt tìm nhiều tư liệu về lời ăn tiếng nói của người xưa để có thể nhập vai tốt nhất. NSƯT Phú Đôn sau nhiều đắn đo cũng quyết định "bán linh hồn cho đạo diễn". Diễn viên Lan Phương nhấn mạnh: "Đây là vai dữ dội nhất tôi từng nhận trong nhiều năm làm nghề, bởi sự giằng xé giữa con quỷ khát máu và con người mang đầy uất hận, nội tâm đầy phức tạp của nhân vật".
Diễn viên Lan Phương
NSƯT Hạnh Thúy
NSƯT Hạnh Thúy cho biết chỉ cần đặt chân vào set quay là đã cảm nhận được nhân vật hoàn toàn khác với mường tượng khi đọc kịch bản, "lần đầu bị ám ảnh bởi vai diễn đến vậy". Diễn viên Nguyên Thảo và Võ Tấn Phát lần đầu nhìn thấy bối cảnh Làng Địa Ngục chân thực, hệt như khi đọc tiểu thuyết, tự nhiên "bị cuốn vào để nhập tâm trở thành một người dân trong làng". NSƯT Chiều Xuân còn tiết lộ vì mê mẩn những hình ảnh trên set quay mà đã sung sướng nhận vai ngay khi được đạo diễn mời đóng, bắt xe lên Hà Giang ngay trong đêm để không bỏ lỡ cảnh quay của bộ phim.
Bối cảnh ngôi làng cổ được dày công tìm kiếm và dàn dựng giữa những ngọn núi cheo leo, sương phủ trắng rừng ở tỉnh Hà Giang, tạo cảm giác kỳ bí chân thật cho cả diễn viên và khán giả. Phục trang được thiết kế, chăm chút từng chất liệu, hoa văn thêu thùa để hài hòa giữa tính truyền thống và đặc trưng từng nhân vật. Khâu hóa trang cũng đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, tạo hình kỹ lưỡng để khắc họa được sự kinh hoàng trong từng cái chết, những màn hóa quỷ rợn người, tô đậm màu sắc liêu trai kỳ bí trong từng khuôn hình...
Đoàn phim Tết ở làng địa ngục. T.T
Nhà sản xuất Hoàng Quân chia sẻ: "Qua series này, ê kíp đoàn phim và K mong muốn góp phần đưa bản sắc văn hóa Việt từ thời cổ xưa với những quan niệm sống, nếp sinh hoạt, tín ngưỡng, tập tục dân gian... và giới thiệu tuyệt tác thiên nhiên hoang sơ của Hà Giang đến gần hơn với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế".
Quá trình sản xuất gian khổ của ê-kíp làm phim kinh dị 'Tết ở làng địa ngục' Để tái hiện chính xác nhất một "ngôi làng địa ngục", đoàn làm phim đã mất nhiều thời gian và công sức dựng bối cảnh giữa những ngọn núi cheo leo ở Hà Giang. Tháng 10 này, truyền hình K cho ra mắt bộ phim dài tập Tết ở làng địa ngục. Đây là series phim kinh dị cổ trang Việt Nam đầu...