Diễn viên phim ‘Mai Hoa Lạc’ ngày ấy – bây giờ
Ra đời cách đây 22 năm, bộ phim cổ trang tâm lý sướt mướt này vẫn được khán giả nhớ đến và yêu thích.
Mới đây, việc nữ văn sĩ Quỳnh Dao tố nhà sản xuất kiêm biên kịch Vu Chính ăn cắp ý tưởng của Mai Hoa Lạc đưa vào “xào nấu” trong Cung tỏa Liên Thành đã gây xôn xao dư luận. Nhiều bạn trẻ đã tìm xem lại tác phẩm này và bị cuốn theo câu chuyện tình đầy nước mắt của chàng Hạo Trinh và nàng Ngâm Sương.
Diệp Tịnh (Hạo Trinh lúc nhỏ)
Vai Hạo Trinh lúc nhỏ.
Chụp ảnh kỷ niệm với nữ văn sĩ Quỳnh Dao khi đóng Ngọn cỏ bên bờ suối.
Diệp Tịnh hiện nay.
Ngoài vai Hạo Trinh lúc nhỏ trong Mai Hoa Lạc, Diệp Tịnh còn đảm nhận vai Phí Thiệu Văn trong Ngọn cỏ bên bờ suối (cũng là một tác phẩm nổi tiếng của Quỳnh Dao), vai Trương Vô Kỵ lúc nhỏ trong Ỷ thiên đồ long ký 1993… Lớn lên, chàng diễn viên sinh năm 1980 này lại không nổi tiếng như thời bé, hiện anh vừa đóng phim vừa là giảng viên môn diễn xuất và đài từ tại Học viện điện ảnh Bắc Kinh.
Mã Cảnh Đào (Hạo Trinh)
Mã Cảnh Đào và Trần Đức Dung trong Mai Hoa Lạc.
Video đang HOT
Mã Cảnh Đào bên cô vợ trẻ (trái) và con gái lớn (phải).
Mai Hoa Lạc là một trong những tác phẩm giúp tên tuổi Mã Cảnh Đào nổi tiếng khắp 3 vùng đất Trung Hoa. Ngoại hình đẹp trai, diễn xuất chân thật, thể hiện vai nào anh gần như sống chết với nhân vật đó, khiến khán giả đôi lúc cảm thấy bị “làm quá”. Năm 2011, sau khi hoàn thành bộ phim Tây Thi bí sử, Mã Cảnh Đào không còn xuất hiện nhiều như trước, dành nhiều thời gian cho gia đình.
Kim Minh (Ngâm Sương lúc nhỏ)
Vai Ngâm Sương lúc nhỏ.
Kim Minh hiện nay.
Năm 1989, 9 tuổi, Kim Minh tham gia bộ phim đầu tiên Uyển Quân, mở đầu cho hàng loạt vai diễn trong phim Quỳnh Dao như Tuyết Kha, Vọng phu ải, Ngọn cỏ bên bờ suối, Mai Hoa Lạc… Cũng như Diệp Tịnh, sự nghiệp khi trưởng thành của Kim Minh không thuận lợi như thời thơ ấu, ít đóng phim, chủ yếu đảm nhận vai trò MC và diễn kịch.
Trần Đức Dung (Ngâm Sương)
Mai Hoa Lạc là bộ phim truyền hình đầu tiên của Trần Đức Dung nhưng đã giúp cô tạo tên tuổi. Ngoài tác phẩm này, cô còn hóa thân vào những nhân vật khác trong tiểu thuyết Quỳnh Dao như Đỗ Thiên Thiên (Thủy vân gian), Uông Tử Lăng (Một thoáng mộng mơ)… được báo chí gọi là người kế thừa Lâm Thanh Hà, Lưu Tuyết Hoa. Năm 2004, Trần Đức Dung chuyển hướng sự nghiệp từ Đài Loan sang Đại lục, tuy diễn xuất vẫn được đánh giá cao, song tên tuổi không còn đình đám như khi đóng phim Quỳnh Dao.
Trần Đức Dung (phải) vai Ngâm Sương.
Trần Đức Dung hiện nay.
Thẩm Hải Dung (Thạc thân vương phúc tấn)
Sinh năm 1958, Thẩm Hải Dung là một trong số nữ nghệ sĩ lớn tuổi người Đài Loan được khán giả yêu thích tại Trung Quốc, thành công của bà trên màn ảnh nhỏ gắn liền với 2 bộ phim Nhất tiễn mai (1984) và Mai Hoa Lạc(1992). Hiện nay vẫn đóng phim nhưng Thẩm Hải Dung chỉ nhận những vai mình thích.
Thẩm Hải Dung trong phim và hiện nay.
Lỗ Văn (Lan Hinh công chúa)
Đươc Quỳnh Dao lăng xê qua 2 bộ phim Mai Hoa Lạc và Tân Nguyệt cách cách, bắt đầu thu hút sự quan tâm của khán giả thì Lỗ Văn lại quyết định lấy chồng. Gần đây, cô từng bước quay về với làng giải trí, tham gia diễn kịch và trở lại với phim trường truyền hình.
Lỗ Văn trong phim và hiện nay.
Theo Trithuc
Quỳnh Dao tố Vu Chính đạo kịch bản
Nữ văn sĩ Đài Loan 76 tuổi đã "tức giận đến bệnh" khi phát hiện nhà sản xuất kiêm biên kịch sinh năm 1978 ăn cắp tác phẩm của mình.
Ngay từ khi chưa lên sóng, bộ phim truyền hình Cung tỏa Liên Thành đã bị cư dân mạng chỉ trích vì có nội dung khá giống câu chuyện trong Mai Hoa Lạc - một trong những tác phẩm rất được yêu thích của Quỳnh Dao. Trả lời báo chí trước ngày ra mắt phim, nữ diễn viên Đới Kiều Thiên (vai công chúa Tỉnh Đại) cũng thẳng thắn cho rằng Củng tỏa Liên Thành có nhiều sự kiện giống Mai Hoa Lạc, điều đó khiến Vu Chính nổi giận.
Số phận của 2 nhân vật Liên Thành (Viên San San đóng) và Hằng Thái (Lục Nghị đóng) trong Cung tỏa Liên Thành giống Bạch Ngâm Sương (Trần Đức Dung đóng) và Hạo Trinh (Mã Cảnh Đào đóng) trong Mai Hoa Lạc.
Trước nghi vấn Cung tỏa Liên Thành ăn cắp nội dung Mai Hoa Lạc, Vu Chính trả lời trong sáng tác văn học tồn tại sự phát triển cái mới trên nền cái cũ, điển hình như câu chuyện của Một thoáng mộng mơ (1973) của Quỳnh Dao có nhiều hình ảnh của Thuyền (1965) - một tác phẩm của chính bà. Anh nói: "Khi nghe bảo Cung tỏa Liên Thành giống Mai Hoa Lạc, tôi tìm xem lại, nhận thấy ngoài chi tiết "trộm long tráo phụng" của 2 nhân vật chính, không có bất cứ điểm nào trùng hợp giữa 2 tác phẩm này".
Trên trang mạng xã hội cá nhân, nữ văn sĩ Quỳnh Dao cho biết bà đã tức giận đến ngã bệnh sau khi phát hiện Vu Chính ăn cắp câu chuyện trong Mai Hoa Lạc để làm phim Cung tỏa Liên Thành.
Tuy nhiên, nữ văn sĩ Quỳnh Dao lại không "nhận thấy" giống như Vu Chính. Theo dõi bộ phim Cung tỏa Liên Thành trên sóng Đài truyền hình Hồ Nam (Trung Quốc) - nơi bà đã tạo nên cơn sốt Hoàn Châu cách cách cách đây 16 năm, bà ngỡ ngàng và tức giận khi Vu Chính đã ăn cắp trắng trợn nội dung Mai Hoa Lạc. Vì Quỳnh Dao đang có kế hoạch dựng lại Mai Hoa Lạc nên sự việc càng trở nên nghiêm trọng. Quỳnh Dao đã nhờ con dâu - nhà sản xuất Hà Tú Quỳnh làm việc với Đài truyền hình Hồ Nam, yêu cầu ngưng phát sóng Cung tỏa Liên Thành vì bà cho đó là "thứ phẩm", sẽ ảnh hưởng đến "chính phẩm" sau này.
Quỳnh Dao công khai lá thư tố cáo Vu Chính.
5 điều Quỳnh Dao tố cáo Vu Chính đã ăn cắp nội dung Mai Hoa Lạc.
Theo Tri thức
Những mỹ nam cổ trang Hoa ngữ quyến rũ khán giả Việt Nhiều nam diễn viên đã chinh phục tình cảm của công chúng bằng những vai người xưa trong các phim võ hiệp, cổ trang. Tiêu Ân Tuấn Mặc dù tên tuổi đã nguội nhưng hình ảnh đại hiệp của Tiêu Ân Tuấn vẫn chưa phai trong ký ức những khán giả yêu thích dòng phim cổ trang của Đài Loan. Khán giả Việt...