Diễn viên Kinh Quốc lo lắng trước căn bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối
Tham gia chương trình ‘ Mở cửa tương lai’, Kinh Quốc được bác sĩ chia sẻ về nguyên nhân, biểu hiện và những biến chứng của căn bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối khiến anh không khỏi lo lắng.
Không những thế, khi tận mắt chứng kiến hoàn cảnh của một gia đình có bệnh nhân bị suy thận mãn giai đoạn cuối trong chương trình, khiến anh không khỏi xót lòng.
Diễn viên Kinh Quốc nghe bác sĩ tư vấn về căn bệnh suy thận mãn trong giai đoạn cuối
Mỗi tuần 3 buổi, người phụ nữ này đều phải lên trên bệnh viện chạy thận. Đối với chị, bệnh viện như là căn nhà thứ 2 suốt 5 năm nay. Từ một gia đình khá giả, hạnh phúc, căn bệnh đã khiến cho gia đình chị lâm vào bước kiệt quệ. Tài sản có giá trị đều phải bán hết để lo tiền chạy chữa.
Người phụ nữ bị bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối trăn trở về tương lai của cả gia đình
Quá mệt mỏi, người chồng – lao động chính của gia đình nhiều lúc đã muốn buông xuôi khi tiền ăn, tiền học, tiền chạy chữa chỉ trông chờ vào đồng lương 3 triệu đồng mỗi tháng của anh. Nhưng nghĩ đến người vợ bao năm đầu ấp tay gối, đứa con đang tuổi học hành cần một tương lai tươi sáng, anh lại tự động viên mình phải cố gắng. Anh nói “thôi thì cố đến đâu hay tới đó. Mình có kiệt sức thì vẫn phải kiếm tiền. Dù sao mình vẫn còn may mắn vì có sức khỏe”. Nghe đến đây thôi, MC Quyền Linh và diễn viên Kinh Quốc đều vô cùng cảm phục nghị lực của người đàn ông này. Kinh Quốc chia sẻ “Dù may mắn không đến với họ nhưng họ đã cố gắng hết mình để vượt qua nghịch cảnh. Kinh Quốc sẽ kêu gọi hết sức mình để góp một phần nào đó giúp đỡ gia đình vượt qua mọi khó khăn”.
Nhờ có bảo hiểm nên số tiền mỗi lần chạy thận của chị được giảm đi đôi chút. Nhưng 12 lần một tháng và tương lai số lần chạy có thể tiếp tục lại tăng lên khiến cho chị và gia đình lâm vào bước đường cùng.
Con đường đến trường của đứa con trai duy nhất gia đình chị cũng không biết có tiếp tục duy trì được không? Cánh cửa Đại học, liệu có chạm tay tới? Hiểu được bao nhiêu trăn trở đó, chương trình Mở cửa tương lai đã kêu gọi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm giúp đỡ để gia đình vơi bớt đi phần nào gánh nặng. Bệnh viện Ung thư Stamford, công ty gạo sạch Hoa Lúa, Mỹ phẩm Peiland và các mạnh thường quân trong và ngoài nước đã ủng hộ những phần quà có giá trị về vật chất cũng như tinh thần đến với gia đình. Hi vọng tương lai tươi đẹp hơn rồi đây sẽ mở ra cho cả gia đình.
Kính mời quý vị khán giả đón xem nhân vật của chương trình Mở cửa tương lai, phát sóng vào lúc 12h30 chủ nhật ngày 10/3/2019 trên kênh HTV9 – Đài truyền hình TP.HCM để cùng chương trình ủng hộ và động viên gia đình vượt qua nghịch cảnh.
Video đang HOT
Theo Lý Mục/xevathethao.vn
"Lắng nghe cơ thể" - bài học người đàn ông rút ra sau 5 năm "chiến đấu" với bệnh gan
Tìm hiểu kỹ về căn bệnh ung thư mà mình mắc phải, tuân thủ phác đồ điều trị, bên cạnh đó sự đồng hành của gia đình đặc biệt là người vợ đã giúp ông Nguyễn Ích Tấn (Hà Nội) giành lại sự sống từ tay thần chết.
Ông Nguyễn Ích Tấn vui vẻ khi nói về quãng thời gian khó khăn khi chiến đấu với căn bệnh K
Giai đoạn cuối, cơ hội sống 50 - 50
Ông Tấn tạo thiện cảm với người đối diện bằng nụ cười hiền khô. Khi nghe về quá trình chiến thắng ung thư gan của ông hẳn sẽ khiến nhiều người cảm phục. Năm nay, dù đã bước qua tuổi 60, mái tóc đã bạc trắng nhưng ông Tấn vẫn làm công việc bảo vệ từ 17h đến 22h hàng ngày.
Ông Tấn bảo, việc ông phát hiện bệnh là một may mắn. Ông đi khám bệnh là do lời đề nghị của một bác sĩ quen. Người này mỗi lần nhìn thấy ông đều nhắc "Dạo này cháu thấy da bác vàng quá. Bác rảnh tới viện cháu, cháu khám cho bác xem sao".
Lúc đó, ông còn cho rằng đó chỉ là lo lắng hơi quá, bởi ông vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường. Cho đến một ngày mùa hè năm 2014, khi ông Tấn đang ở nhà, vị bác sĩ kia gọi điện giục, hỏi ông đến bệnh viện chưa vì người đó đang đợi ở cổng viện.
Ông Tấn đành đóng cửa hàng sửa chữa của mình và tới bệnh viện Bưu Điện (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Trong lúc ngồi đợi kết quả ông không hề có chút gì lo lắng nhưng một lúc sau, có bác sĩ lại hỏi: "Người nhà của bác đâu, nếu không có người nhà ở đây chúng tôi không thông báo kết quả". Đến sau, vị bác sĩ ông quen mới buồn bã cho biết: "Bác bị chuẩn đoán bị ung thư gan, đã ở giai đoạn cuối, cơ hội sống chỉ còn 50 - 50 mà thôi".
Thế nhưng ông Tấn không tin. Ông tìm tới bệnh viện K khám lại với hy vọng kết luận từ bệnh viện Bưu Điện là sai sót. Nhưng điều đó không xảy ra. Trong gan ông đã có 14 khối u và chỉ còn sống được cỡ... 6 tháng nữa.
Cầm kết quả trên tay, ông Tấn đứng không vững. Lúc đó, hình ảnh cậu con trai vừa lên đường đi du học, chào tạm biệt cùng lời dặn dò "Bà ở nhà khỏe, cố đợi cháu đến khi về đấy". Ông nghĩ: "Con trai mình đi còn dặn bà nội, bà ngoại còn phải sống để đợi nó về. Nếu bây giờ mà mình chết thì con phải làm sao, nếu như vậy thì không được".
Sau khi lấy lại bình tĩnh, ông Tấn không cho phép từ "chết" xuất hiện trong suy nghĩ của mình thêm lần nào. "Không bao giờ được chết! Phải tìm mọi cách để sống", đó là quyết tâm giúp ông chiến đấu với căn bệnh K, đợi chờ ngày con trở về.
Cùng vợ chiến đấu
Bác sĩ tư vấn đại ý: Mỗi người đều như những vận động viên mà đường chạy chính là sức khỏe của mình. Cho dù xuất phát ở vị trí nào cũng phải chạy, bất biết người khỏe hay người bị bệnh. Khi đó, ông Tấn lên dây cót tinh thần, chuẩn bị cho một quãng đường với cả 4 phần: khởi động, tăng tốc, nước rút, về đích trong thời gian ngắn ngủi.
Ngay khi phát hiện bệnh và trong suốt khoảng thời gian điều trị bệnh, ông Tấn giấu hai con và mọi người. Người duy nhất biết ông mắc bệnh là vợ ông - bà Đỗ Thị Minh Ngọc.
Ông Tấn nghĩ: "Người thân, người quen đến thăm thì sẽ động viên mình cố gắng ăn uống cho khỏe, nhưng đằng sau đó lại nghĩ tôi chắc chẳng sống được bao lâu nữa. Nếu vậy có khi mình sẽ suy sụp nhanh hơn".
Ông Nguyễn Ích Tấn vẫn khỏe mạnh sau 5 năm phát hiện ra căn bệnh ung thư gan
Bắt đầu quá trình điều trị, việc đầu tiên ông Tấn làm là đọc tài liệu về bệnh ung thư gan. Bởi theo ông, nếu bản thân không hiểu thì sẽ không biết được mình sẽ phải làm gì và có phương án như thế nào để chiến đấu với nó. Ông tìm đọc thật kỹ tất cả những sách về căn bệnh của mình.
Khi tìm hiểu ông được biết, thông thường bệnh nhân bị ung thư gan chỉ có thời gian sống trung bình từ khi phát hiện khoảng 6 tháng, chỉ có khoảng 1% sống sót sau 5 năm. Điều đó đã khiến ông có đôi chút sợ hãi bởi không biết mình có may mắn lọt vào 1% đó không?
Ông Tấn quyết định kết hợp của đông, tây y cho việc chữa trị của mình. Việc đầu tiên, ông muốn ngăn chặn tế bào ung thư không phát triển nữa. Ông nhờ tới sự can thiệp của tây y bằng cách truyền hóa chất.
Trong lần truyền hóa chất thứ nhất, sau số giờ quy định nằm bất động tại giường bệnh, ông Tấn tự đi xe máy về nhà. Tới lần truyền hóa chất thứ hai, ông phải nhờ tới sự trợ giúp từ người vợ. Và lần truyền hóa chất thứ ba, ông Tấn không đi nổi xe máy nữa mà đã phải gọi taxi.
Qua 3 lần, tiêu tốn gần 60 triệu đồng mà không thấy có bất kỳ sự biến chuyển tích cực nào, ông Tấn nảy sinh suy nghĩ dừng lại. Cộng thêm việc, ở bệnh viện, ông thấy những người nhập viện, truyền hóa chất cùng ông đều đã ra đi cả. Nhưng rồi ý nghĩ bỏ cuộc chỉ thoáng qua. Ông nhớ lại quyết tâm của mình từ những ngày đầu rồi tự vực mình lên, tin rằng mọi chuyện cũng sẽ ổn thỏa cả thôi.
Ông chiến đấu bằng cách cố gắng ăn hết phần cơm vợ nấu. Nhiều khi, ông ăn hết đồ ăn, thức uống bằng nghị lực chứ không phải vì thấy chúng ngon miệng. Ông tin rằng, mình ăn là giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và có đủ sức khỏe để chiến đấu với bệnh tật. 'Nếu mình buông là mình sẽ chết', ông Tấn nhớ lại mình thời điểm gần 4 năm trước.
Cuối cùng nỗ lực của ông Tấn cũng được đền đáp, sau đợt truyền hóa chất lần thứ 7, tế bào ung thư không phát triển thêm nữa.
Việc đọc rất nhiều tài liệu về bệnh lý giúp ông Tấn nhận ra, gan giống như 'nhà máy thải độc' của cơ thể. Trước đó, ông Tấn đã bị viêm gan B, rồi bây giờ là ung thư thì nó đã gần như mất hoàn toàn chức năng đó. Câu hỏi đặt ra với ông là làm thế nào để độc tố trong cơ thể vẫn được đưa ra ngoài khi gan của mình đã không thể làm được nhiệm vụ đó nữa?
Từ đó, ông Tấn tự vạch ra cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý, tự tính toán lượng chất đưa vào cơ thể. Ông không sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, không dùng thuốc lá và chất kích thích, ăn nhiều rau xanh.
Bên cạnh đó, ông còn áp dụng 4 biện phải thải độc cơ thể bằng cách: Mỗi ngày uống 3 lít nước; Xông hơi bằng các loại lá thảo dược, cách 1 ngày làm 1 lần; Ngâm chân bằng gừng hoặc tinh dầu gừng; Thanh lọc đường ruột bằng cà phê.
Ông Tấn thực hiện 4 biện pháp trên đan xen nhau, giúp thải những độc tố tích tụ ở cơ thể ra bên ngoài. Tùy theo thể trạng cơ thể mỗi giai đoạn mà ông Tấn áp dụng biện pháp thải độc cho phù hợp. Ví dụ, nếu thấy cơ thể ngứa ngáy, mẩn đỏ thì ông Tấn sẽ tăng tần suất xông hơi lên.
Ông Tấn lắng nghe cơ thể của mình mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh phương án ăn uống, sinh hoạt và thải độc cơ thể. Quãng thời gian bị bệnh giúp Tấn nhận ra, để chiến thắng căn bệnh ung thư điều quan trọng là luôn khiến bản thân, tinh thân vui vẻ. Cùng với việc kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý sẽ giúp bản thân chiến thắng được bệnh tật.
Vũ Lành
Theo baophapluat
Hồng Tơ xúc động trước những hoàn cảnh khó khăn trong 'Mở cửa tương lai' Đến với Mở cửa tương lai trong dịp đầu năm mới. Nghệ sĩ hài Hồng Tơ không khỏi xúc động và trăn trở khi chứng kiến hoàn cảnh éo le của bé phải chịu cảnh mồ côi vì một căn bệnh hiểm nghèo. Nghệ sĩ Hồng Tơ chia sẻ cho dù bận rộn với nhiều công việc khác nhau nhưng khi nghe được...