Diễn viên Dương Thanh Vàng: Từng bị tiền bối hạ bệ, khán giả đuổi khỏi sân khấu
Trong chương trình ‘ Kính đa chiều’, Dương Thanh Vàng có những trải lòng về ‘góc khuất’ khi từ một thí sinh gameshow trở thành diễn viên.
Dương Thanh Vàng từng áp lực vì diễn không ai cười sau khi gây chú ý từ một cuộc thi hài. BTC
Trong lĩnh vực hài, Dương Thanh Vàng từng tham gia Cười xuyên Việt 2015 và Làng hài mở hội 2016. Anh nói có thời điểm buồn và chạnh lòng vì bị gọi là “thí sinh chuyên nghiệp”. Sau đó, Dương Thanh Vàng nhìn nhận lại bản thân, thay đổi để chứng minh mình có năng lực, “có thể sống với nghề này mà không phải ở vai trò thí sinh”.
Được chú ý ở những cuộc thi song Dương Thanh Vàng gặp không ít khó khăn trong hành trình trở thành diễn viên. Anh kể năm 2015, sau cuộc thi Cười xuyên Việt thì được tham gia biểu diễn ở sân khấu Trống Đồng. Thời điểm đó, nam khách mời vỡ mộng vì diễn không ai cười. “Thậm chí tôi còn nghe giọng khán giả yêu cầu xuống đi. Đó như một cú tát thẳng vào mặt tôi, khiến tôi ngưng ảo tưởng mình đã được làm diễn viên”, anh nhớ lại.
Video đang HOT
Dương Thanh Vàng không chỉ vỡ mộng sau khi bước ra từ gameshow mà ngay cả thời điểm tham gia cuộc thi, nam diễn viên cũng không tránh khỏi những ngỡ ngàng. “Trước khán giả thì lúc nào cũng hào quang rực rỡ, tuy nhiên phía sau tôi bị rất nhiều diễn viên chuyên nghiệp đàm tiếu. Thậm chí có người còn hạ bệ trước mặt tôi trong buổi quay hay chương trình”, anh kể.
Dương Thanh Vàng đón nhận những bình luận trái chiều bằng góc nhìn tích cực. BTC
Sau này, Dương Thanh Vàng rút được kinh nghiệm làm nghề cho mình. Anh cũng hiểu được lý do vì sao tiết mục gây tiếng vang trong gameshow nhưng không đạt hiệu quả khi biểu diễn ngoài đời. Nam khách mời giải thích: “Với gameshow truyền hình, khán giả xem sẽ cười ngay những miếng đó, còn ở sân khấu trực tiếp, khán giả cần rất nhiều yếu tố. Mình phải là một diễn viên giỏi, cứng nghề thì mới đi hết một đoạn tấu hài kịch ngắn, chưa bàn đến kịch dài vì kịch dài còn yêu cầu nhiều hơn”.
Bị tổn thương vì những lời lẽ không hay, Dương Thanh Vàng vẫn đón nhận bằng góc nhìn tích cực. Nam diễn viên chọn cách đi học diễn xuất để cải thiện khả năng. Nam diễn viên được nghệ sĩ Minh Nhí và nghệ sĩ Hữu Châu nhận dạy. Dương Thanh Vàng cho biết, khóa học diễn xuất năm đó của anh có rất nhiều tên tuổi từ gameshow và đều trở thành diễn viên chuyên nghiệp sau này.
Bên cạnh tâm sự của Dương Thanh Vàng, chương trình Kính đa chiều còn kết nối với diễn viên Lạc Hoàng Long để hiểu rõ hơn về sự vất vả đằng sau một tiết mục biểu diễn. Học trò Hồng Vân bật mí: “Khi các thí sinh tham gia chương trình hài sẽ có những khó khăn riêng. Ví như mình tập bài thấy chưa ổn lắm thì phải đổi bài, nhiều khi đổi đến 2 – 3 bài hoặc đến khi nào thấy tốt nhất mới chọn tiểu phẩm đó để trình diễn. Có khi các diễn viên cãi vã, giận hờn, thậm chí bỏ về ngang vì thấy không hợp nhau nữa”.
Bạch Long kể chuyện đoàn hát có Tú Sương, Quế Trân bị 'chơi xấu', ngừng hoạt động
Từng nổi đình đám trước đây, đoàn Đồng ấu Bạch Long có sự góp mặt của Tú Sương, Quế Trân... từng bị chơi xấu, phải ngừng hoạt động.
NSƯT Bạch Long kể những kỷ niệm khó quên gắn với đoàn hát do ông giảng dạy. BTC
Nghệ sĩ Bạch Long từng gây tiếng vang với đoàn Đồng ấu Bạch Long. Trong chương trình Kính đa chiều, khi chia sẻ với Lê Hoàng về lý do thích diễn cho thiếu nhi, nam khách mời thừa nhận tính cách mình cũng hơi trẻ con. "Lúc 14, 15 tuổi, tôi hay tập hợp trẻ con trong xóm rồi làm sân khấu bằng thùng carton. Tôi diễn vai ông vua, hoàng tử... cho trẻ con coi", ông kể.
Sau này, Bạch Long nhận yêu cầu tập kịch Cóc kiện trời cho các con của nghệ sĩ trong đoàn Minh Tơ để phục vụ diễn tết trung thu. Nhận kịch bản, ông đề xuất chuyển từ kịch nói sang cải lương, sau đó tập hợp các bé lúc bấy giờ gồm Tú Sương, Quế Trân, Thanh Thảo, Bình Tinh... để luyện tập. Nhờ sự dạy dỗ của Bạch Long mà nhiều tên tuổi trong số ấy đã trở thành nghệ sĩ cải lương nổi tiếng như hiện nay.
Theo Bạch Long, lực lượng kế thừa cải lương hiện nay chủ yếu là sinh viên yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Ông tâm sự: "Trước đó Vũ Luân, Quế Trân may mắn vì Bạch Long có đoàn hát, vì vậy khán giả bắt đầu biết đến các cháu. Còn các bé sau này học xong không có sân khấu hoạt động nên chuyển sang ca nhạc".
NSƯT Bạch Long ngậm ngùi khi không còn thiếu nhi theo học cải lương. BTC
Nhớ lại thời kỳ hoàng kim của đoàn Đồng ấu Bạch Long, nam nghệ sĩ bồi hồi: "Hồi đó đoàn được hỗ trợ để đi diễn phục vụ thiếu nhi. Mấy rạp khác nghe nói đoàn được nhiều khán giả ủng hộ nên mời mình qua". Theo nam khách mời, trước sự nổi tiếng của Đồng ấu Bạch Long, nhiều đoàn cải lương khác mất một lượng khán giả nên bị "chơi xấu".
Khi đoàn của NSƯT Bạch Long ngưng hoạt động, nhiều đoàn khác lại mời Tú Sương, Vũ Luân về đoàn của họ để hát những vở tuồng người lớn trong khi vẫn còn là thiếu nhi. "Họ thưa đoàn trẻ con mà hát tuồng người lớn, nhưng khi họ mời Tú Sương, Vũ Luân về thì hát toàn tuồng người lớn. Mà tụi nó tuổi con nít, bên đây hát thiếu nhi đúng rồi, khi tụi nhỏ về bên kia lại hát tuồng tình yêu", NSƯT Bạch Long bức xúc.
Từ câu chuyện của Bạch Long, host Lê Hoàng cho rằng cần xây dựng chiến lược giáo dục nghệ thuật cho thiếu nhi đàng hoàng, đồng bộ. Ông chia sẻ: "Trẻ con cũng yêu cải lương nếu có những điều phù hợp với chúng, chỉ là không có người hướng dẫn, không có người dìu dắt, không có người xây dựng tiết mục. Nghệ sĩ chúng ta rất nhiều người giỏi, nhưng người có tâm huyết với thiếu nhi thì không có nhiều".
Cô gái hát 'Mình về bên nhau' gây 'bão' mạng: Tôi bị dè bỉu khi đi diễn Võ Lê Mi - cô gái nổi tiếng với câu hát 'Mình về bên nhau' có những trải lòng về chặng đường làm nghề khi tham gia chương trình 'Kính đa chiều'. Võ Lê Mi sinh năm 1995, quê Bình Định. Cô gây chú ý với loạt ca khúc triệu view như Em là nhất miền Tây, Con gái là bảo bối.... NVCC...