Diễn viên Bích Hằng: Từng nghỉ diễn 15 năm, làm đủ việc để kiếm sống
“Trong 15 năm nghỉ diễn, tôi làm đủ công việc để kiếm sống. Tôi lập cả công ty, làm giám đốc, rồi lại ra chợ bán đồ chơi, bán cà phê, bán mỹ nghệ…”, diễn viên Bích Hằng chia sẻ.
Bích Hằng là một nghệ sĩ nổi tiếng hồi cuối thập niên 1980, “đình đám” trên sân khấu kịch. Tuy nhiên, đang trên đỉnh cao danh vọng, nữ diễn viên lại rút lui khỏi showbiz, khiến ai cũng bất ngờ.
Tại chương trình “ Người kể chuyện đời” lên sóng mới đây (4/7), Bích Hằng đã tâm sự về cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Nghỉ diễn 15 năm, làm đủ việc kiếm sống
Bích Hằng tâm sự: “Giới nghệ sĩ đa số lấy nghệ danh, còn tôi thì không, nghệ danh cũng chính là tên thật của tôi. Tôi đi học và đi diễn vào thập niên 1980, khi ấy không có khái niệm nghệ danh. Hồi đó có một đàn chị bảo tôi đổi tên đi nhưng tôi kệ, có sao dùng vậy. Cuối cùng thì cái tên Bích Hằng này theo tôi cả sự nghiệp.
Tôi bắt đầu vào trường Sân khấu Điện ảnh năm 1982, ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hồi ấy, tôi thi chỉ vì thích chứ cũng không hiểu nhiều về nghề diễn.
Video đang HOT
Nghệ sĩ Bích Hằng
Phòng tôi thi ngày đó ai cũng chuẩn bị kỹ càng và có kinh nghiệm diễn xuất từ trước, riêng tôi cứ lơ ngơ. Thầy cô hỏi cái gì tôi trả lời cái đó. Tôi còn không biết tiểu phẩm là cái gì khi được yêu cầu diễn, phải xin ra ngoài xem mọi người diễn thì mới hiểu rồi diễn theo, ai ngờ lại đậu.
Tới khi vào học, tôi mới đam mê nghề, mỗi lần tập kịch tới 12 giờ khuya là chuyện bình thường. Chúng tôi hồi đó đi tập chỉ có ca trà đá và lon sắt đựng cơm.
Sau khi ra trường, tôi về Đoàn Kịch Trẻ vì thấy mình hợp với tiêu chí, phong cách của nó. Cô Bạch Lan trưởng đoàn nhắm luôn tôi để cài cắm làm nhân sự nòng cốt cho đoàn. Thế là tôi được làm diễn viên chính của đoàn, cứ thế đi diễn tới năm 1990 thì đoạt Huy chương Vàng thi Sân khấu Toàn quốc.
Dù công việc đang khá ổn nhưng tôi lại quyết định nghỉ. Thời đó bao cấp, diễn cho đoàn nào là chỉ được ở yên đó, không được diễn ngoài hay chạy show, hễ chạy show là bị kiểm điểm. Tính tôi lại thích tự do, không muốn bị kìm kẹp, nên tôi tự nghỉ.
Cô Bạch Lan thấy tôi nghỉ liền tới gặp để mời quay lại vì Đoàn Kịch Trẻ đang thiếu diễn viên. Tôi nghe cô quay lại đoàn kịch nhưng tuổi trẻ bổng bột, tính háo thắng, thấy cái gì không vừa lòng là không chịu được nên diễn có hơn một năm thì nghỉ hẳn.
Lần đó, tôi nghỉ một mạch suốt 15 năm trời, tới tận năm 2005 mới quay lại.
Trong 15 năm nghỉ diễn đó, tôi làm đủ công việc để kiếm sống. Tôi lập cả công ty, làm giám đốc, rồi lại ra chợ bán đồ chơi, bán cà phê, bán mỹ nghệ…
Bỏ về ngay khi được mời casting vì sốc
Tôi vốn không định quay lại nghề nữa nhưng có một cô trợ lý đoàn phim ngày xưa tự nhiên tìm được số điện thoại của tôi rồi gọi điện cho tôi để đi casting một bộ phim.
Đến chỗ casting, trợ lý đạo diễn bảo tôi đi qua đi lại để xem có biết diễn không. Tôi nghe xong sốc luôn vì vốn dĩ từ khi thi vào trường sân khấu rồi suốt những năm học ở trường, tới khi đi diễn cho đoàn, tôi chưa bao giờ biết vai phụ là gì, chỉ diễn vai chính. Tôi bỏ về luôn.
Tới mấy hôm sau, tôi lại được mời đi casting cho phim Ngã rẽ cuộc đời. Lần này, đạo diễn nghe tôi thoại đến câu thứ 3 liền bảo: “Thôi được rồi, tôi nghe bà thoại đến câu thứ 3 là biết bà thứ dữ rồi”. Lập tức, tôi được chọn vào phim đó luôn.
Đang quay phim Ngã rẽ cuộc đời thì đạo diễn Lê Ngọc Linh từ Hà Nội vào mời tôi đi casting cho phim Muối mặn gừng cay. Ban đầu, đạo diễn nhắm tôi vào vai Trang nhưng tôi đọc kịch bản xong nói luôn: “Em không thích vai này, quá một chiều. Em thích vai bà Ngà hơn”. Thế là tôi được đạo diễn cho đóng vai bà Ngà. Tôi nghĩ đạo diễn đồng ý cũng một phần vì tôi lúc đó nhìn lam lũ do phải đi buôn bán vất vả, hợp với nhân vật Ngà trong phim.
Từ phim Muối mặn gừng cay đó, tôi đi diễn liên tục cho tới tận bây giờ”.
NSƯT Ngọc Khanh bán nhà nuôi gánh hát, vượt cửa tử sau tai nạn nguy kịch
Xuất hiện trong chương trình Người kể chuyện đời, nghệ sĩ Ngọc Khanh có dịp trải lòng về niềm đam mê với nghệ thuật hát bội, dù có bán nhà cũng cố gắng duy trì đoàn hát.
Nghệ sĩ Ngọc Khanh nguyện sống với hát bội đến cuối đời. Chụp màn hình
NSƯT Ngọc Khanh sinh năm 1954 tại TP.HCM. Mẹ bà là nghệ sĩ tài danh Ba Út, nổi tiếng một thời với NSND Thành Tôn (cha của NSƯT Thành Lộc), NSND Năm Đồ... Từ thuở lên 9, bà đã được làm quen với ánh đèn sân khấu. Năm 1990, bà thành lập đoàn hát bội Ngọc Khanh (nay là đoàn hát bội - tuồng cổ Ngọc Khanh). Ở cái tuổi cần được nghỉ ngơi hơn là lo ngược lo xui nhưng bà vẫn làm "bà bầu", chưa bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ nghiệp hát bội.
Thành lập đoàn hát bội từ năm 1990, nghệ sĩ Ngọc Khanh cố gắng duy trì đoàn dù trải qua rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, mỗi năm đoàn hát chỉ hoạt động được 6 tháng nên ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập cũng như cuộc sống của các diễn viên.
Nữ nghệ sĩ tâm sự: "Mình chỉ hát được từ tháng tháng 10 đến tháng 4, tức là làm theo mùa lễ hội cúng đình hằng năm. Đầu năm người ta gieo trồng, cấy gặt thì người ta mới cúng các vị thần rồi mời mình tới hát. Cuối năm người ta thu hoạch xong lại mời mình hát tạ ơn. Còn khoảng giữa trời mưa trời gió thì chẳng làm gì được. Nghề của chúng tôi ngặt một nỗi, nếu đi làm cho chủ, tới ngày mình xin nghỉ đi hát thì sẽ mất việc. Nếu mình buôn bán mà nghỉ đi bán thì mất khách. Bởi vậy cho nên cái nghề càng ngày càng bị mai một. Tôi buồn lắm, tiếc dữ lắm".
Nữ nghệ sĩ U.70 từng bán nhà để duy trì đoàn hát bội Ngọc Khanh. Chụp màn hình
Điều khiến nghệ sĩ Ngọc Khanh trăn trở là dù khó khăn nhưng vẫn còn rất nhiều diễn viên đam mê với nghề, bà lại không giúp được nhiều cho họ. Bên cạnh đó, nữ nghệ sĩ tiết lộ thu nhập của mỗi buổi diễn cũng không hề cao. "Nhiều lúc thấy thương những anh chị lớn tuổi, mời đi diễn là đi lập tức chứ không nói thêm tiếng nào. Họ chỉ cần thỏa mãn đam mê của mình. Diễn viên của tôi một suất hát cao nhất chỉ có 700.000 đồng, là hiện thời bây giờ. Nhưng khi các con, các cháu bước ra sân khấu thì từ trên đầu xuống dưới chân không dưới 20 triệu đồng. Từ đầu tóc, trang phục, đôi giày... nhưng họ vẫn làm vì họ đam mê", nghệ sĩ U.70 tâm sự.
Những lúc đoàn gặp khó khăn, đặc biệt là giai đoạn dịch Covid-19, nghệ sĩ Ngọc Khanh phải bán nhà, sẵn sàng ở nhà thuê để duy trì đoàn hát. Dù vậy, bà thấy hạnh phúc khi hiện tại cháu nội cũng rất đam mê bộ môn nghệ thuật truyền thống này. "Tôi phải ráng tạo dựng và giữ gìn cái nghề này cho các cháu", bà nói.
Trung Dân ngỡ ngàng khi nghệ sĩ Ngọc Khanh kể về tai nạn nghiêm trọng, đến mức bà tưởng rằng mình không qua khỏi. Chụp màn hình
Cũng trong chương trình, nghệ sĩ Ngọc Khánh tiết lộ về tai nạn giao thông từng khiến bà suýt rơi vào cửa tử. Nữ nghệ sĩ kể năm 2007, trong một lần đi diễn, bà và chồng bị xe tông. Nữ nghệ sĩ bị văng ra xa và gãy 9 xương sườn, gãy cả chân tay. Thời điểm đó, bà từng nằm suốt 10 ngày ở phòng chăm sóc đặc biệt, gần như "vật lộn với thần chết". Ngọc Khanh tâm sự khi biến cố xảy ra, bà may mắn khi được rất nhiều anh chị em nghệ sĩ, khán giả giúp đỡ.
"Hiện giờ tôi còn sống là một giọt máu của tôi đều nhờ mọi người cho tôi. Cho nên bây giờ nói gì về hát bội, làm gì về hát bội là tôi sẵn lòng. Tôi nguyện sống với hát bội đến cuối đời, nguyện được chết trên sân khấu. Tổ nghiệp còn cho làm ngày nào thì mình làm ngày đó", nữ nghệ sĩ bày tỏ.
Nghệ sĩ Châu Thanh kể chuyện 'cua' lại vợ sau 10 năm ly hôn Trò chuyện cùng Trung Dân trong chương trình Người kể chuyện đời, nghệ sĩ Châu Thanh tiết lộ về hành trình hoạt động nghệ thuật của mình và cuộc sống hôn nhân bên bà xã Ngọc Huyền Châu. Nghệ sĩ Châu Thanh bày tỏ ông luôn biết ơn cải lương và tình yêu thương của khán giả. Chụp màn hình Nghệ sĩ Châu...