Diện váy hàng hiệu tới chúc Tết bị mẹ anh bắt rửa 9 mâm bát, tôi tung chiêu đanh thép
Nói xong mẹ Đạt đứng dậy thay đồ xúng xính đi chúc Tết. Tôi nhíu mày nhìn Đạt, anh cười khổ bảo thôi cứ rửa đi cho mẹ anh vui lòng, chẳng mệt với mất bao nhiêu thời gian.
Năm ngoái, mùng 3 đến chúc Tết nhà Đạt, tôi mặc chiếc váy hàng hiệu mới tậu trị giá 7 triệu đồng. Đó là chiếc váy tôi đã nhắm từ trước, nhân cuối năm được thưởng Tết kha khá nên tôi tậu luôn. Cả năm làm việc chăm chỉ, chẳng lẽ đến mua 1 cái váy tự tưởng cho mình cũng không dám thì còn ý nghĩa gì! Miễn bản thân vẫn biết cân đối chi tiêu là được, mọi người nhỉ.
Chuẩn bị tươm tất rồi soi mình trong gương, tôi thấy khá hài lòng. Giỏ quà và phong bao lì xì đã sắp sẵn, tôi vui vẻ đến nhà Đạt chúc Tết. Lúc tôi tới là hơn 2 giờ chiều. Tôi đến vào giờ đó thực ra có lý do cả.
Đạt bảo nhà anh có đám giỗ đúng vào ngày mùng 3 Tết, anh em họ hàng nhà anh sẽ tập trung tại nhà anh khá đông để ăn uống. Vì thế tôi liền tránh thời điểm nhạy cảm ấy ra, chọn buổi chiều khi tiệc tàn, khách khứa đã về hết.
Mẹ Đạt rót nước, mời tôi ăn bánh kẹo xong thì vui vẻ giao việc ngay lập tức. (Ảnh minh họa)
Tôi có xác định chuyện lâu dài với Đạt nhưng lúc này thì tôi vẫn chỉ là bạn gái anh không hơn. Tôi không muốn chưa gì đã phải dính líu quá sâu vào công việc của gia đình anh, để rồi nhận đủ lời khen chê đến mệt mỏi từ những người thích săm soi. Tôi chỉ muốn được yêu đương yên bình, vui vẻ, những việc kia hãy đợi đến khi tôi trở thành con dâu trong nhà mới nên phải trải qua.
Thế nhưng dù đã cố ý tránh mà mẹ Đạt vẫn muốn làm khó tôi bằng được. Lúc tôi đến nhìn thấy sân nhà anh la liệt bát đĩa bẩn thì cũng hơi giật mình. Trong nhà vắng teo chẳng còn ai ở lại rửa bát, vậy đám bát đĩa này nhà Đạt định xử lý thế nào đây?
Ngay sau đó tôi đã có câu trả lời. Mẹ Đạt rót nước, mời tôi ăn bánh kẹo xong thì vui vẻ giao việc ngay lập tức. Bác ấy cười nói:
- Bây giờ bác phải đi chúc Tết mấy nơi, cháu ở nhà chơi nhé, cứ coi như ở nhà mình đừng ngại gì hết. Lát nữa rảnh thì rửa giúp bác đống bát ngoài sân, chẳng nhiều nhặn gì đâu có 9 mâm thôi. Chắc phải rửa sớm chút đấy cháu ạ, đến chiều cửa hàng cho thuê bát đĩa họ còn đến lấy. Cố gắng giúp bác nhé!
Video đang HOT
Nói xong mẹ Đạt đứng dậy thay đồ xúng xính đi chúc Tết. Tôi nhíu mày nhìn Đạt, anh cười khổ bảo thôi cứ rửa đi cho mẹ anh vui lòng, chẳng mệt với mất bao nhiêu thời gian.
Tôi ức tới tận cổ. Đạt nói nhẹ tênh như vậy là vì Đạt không phải mó tay vào làm! Hơn nữa tôi váy vóc điệu đà thế này làm sao mà ngồi rửa bát được? Với lại tôi chắc chắn mẹ anh cố ý để bát bẩn phần cho tôi. Chứ đời nào mọi người trong họ nhà anh ăn xong lại về hết không ai chịu rửa bát?
Chắc chắn tôi sẽ không ngồi hì hục rửa từng ấy bát. Bởi chuyện ấy quá sức vô lý. Tôi hiện tại chỉ là khách nhà anh, đáng nhẽ còn phải được tiếp đón chu đáo để thể hiện sự hiếu khách của gia đình Đạt. Không có sự liên quan nào giữa tôi với việc rửa 9 mâm bát cả!
Thực ra tôi nghĩ do bản thân “cứng” nên Đạt mới phải e dè. (Ảnh minh họa)
Tôi nghĩ nghĩ rồi nhẹ nhàng rút điện thoại ra gọi cho bên rửa bát thuê. Họ là đội ngũ chuyên nấu nướng, dọn dẹp các đám cỗ. Rồi tôi nói với Đạt rành rọt từng chữ một:
- Ngày Tết thuê đắt hơn ngày thường nhưng cần thì mình phải chịu thôi anh ạ. Hay anh muốn tiết kiệm tiền, vậy anh có thể ra rửa cũng được, em sẽ xem mấy tập phim trong lúc chờ anh. Thời buổi này những thứ có thể giải quyết bằng cách khác nhẹ nhàng hơn thì đừng hành hạ nhau. Phụ nữ bây giờ cũng đi làm kiếm tiền và mệt mỏi ngoài cuộc sống chẳng khác gì đàn ông đâu, anh thấy có đúng không?
Đạt xanh mặt lại sau câu nói của tôi. Cuối cùng anh đồng ý với phương án thuê người rửa vì chắc chắn Đạt không thể lao ra sân giải quyết đám bát ấy rồi. Tối ấy sau khi về nhà Đạt có nhắn tin xin lỗi tôi về sự vô tâm của mình. Tôi thấy anh cũng chân thành nên đồng ý bỏ qua. Thực ra tôi nghĩ do bản thân “cứng” nên Đạt mới phải e dè, chứ nếu tôi luôn nhún nhường, nín nhịn thì sẽ còn bị bắt nạt dài dài cho mà xem!
Theo A.C/Thời đại
Di tản ngày tết vì hàng xóm "đắp mộ cuộc tình" không nghỉ
Được nghỉ tết, chúng tôi rời thành phố về chốn bình yên quê nhà, nhưng không ngờ khắp xóm trên xóm dưới thi nhau "đắp mộ cuộc tình".
Phải nói ngay, ca khúc đó không có lỗi, cái lỗi nằm ở những người hát thích khoe giọng mà không biết đang tra tấn người khác.
Khi đang ngồi viết những dòng này, cái đầu tôi ong ong vì chịu trận suốt cả một buổi đinh tai nhức óc vì dàn karaoke "loa kẹo kéo". Mà đâu phải chỉ có một nhà hát karaoke. Khúc xóm trên chơi sang hơn đã quyết định chơi luôn dàn nhạc sống, có MC giới thiệu hết sức bài bản. Tôi nhìn đồng hồ đeo tay, đã suýt soát 23 giờ mà không khí hát hò chưa muốn hạ nhiệt.
Hết Đắp mộ cuộc tình, hàng xóm lại thi nhau hát Chim trắng mồ côi, Sầu tím thiệp hồng với đủ loại thanh điệu, chất giọng rè rè như vịt đực hoặc oang oanh như lệnh vỡ.
Chia sẻ nỗi bức xúc này, tôi mới biết đang có quá nhiều nạn nhân của nạn ca hát sớm chiều, đêm hôm bất chấp chỉ với một lý do duy nhất: "Tết mà!".
Ừ thì Tết mà nên người ta thi nhau hát không cần biết tiếng hát át tiếng chuông của bố mẹ tôi đang cúng mời ông bà. Tiếng hát át luôn cả những chuyến trò chuyện tâm tình giữa bố mẹ với con cái trong dịp đầu năm; làm xao nhãng cả cuộc chuyện trò tâm sự bên chén trà đầu năm của những ông già, bà lão.
Cách đây một hôm, chị đồng nghiệp của tôi phải "bỏ phòng cứu lấy người" và theo cách dùng từ của chị thì đó là "cuộc di tản không mong đợi". Là người bận bịu nơi thành phố quanh năm, tết đến chị tranh thủ đặt phòng ở Hội An để tận hưởng một cái tết yên ả. Nhưng rồi điều không mong đợi đã đến khi cái resort ven sông Thu Bồn bị hàng xóm tra tấn bằng những bản bolero nhão nhoẹt từ trưa tới tối.
Phòng ở không được cách âm tốt nên những khúc hát tra tấn cứ dội vào đinh tai nhức óc. Mệt mỏi và kiệt quệ vì ô nhiễm âm thanh, chị phản ánh với lễ tân thì nhận được câu an ủi ráng đợi tới 8 giờ tối hàng xóm sẽ "tắt đài". Quá đau đầu và không phương án giải quyết, chị đành chọn cách làm cuộc tháo chạy khỏi cái resort phố Hội, khó dám hẹn ngày quay trở lại.
Chị chia sẻ: "Tôi cũng thích ca hát nhưng không phải là thứ thanh âm vang lên bất kể giờ giấc, bất chấp không gian và tra tấn người nghe thế này. Tra tấn bằng âm nhạc là thứ tra tấn dã man nhất!".
Tôi có người bạn làm lụng ở thành phố quanh năm suốt tháng. Tết này anh tém dẹp mọi thứ để về quê ăn tết cùng gia đình. Đêm 30 bỗng dưng thấy anh post lên mạng xã hội bức ảnh làng quê yên bình kèm với dòng chữ "muốn quay lại Sài Gòn quá".
Bạn bè tưởng anh gặp chuyện gì muộn phiền nên tìm hiểu. Hóa ra vì anh không thể chịu nổi sự ồn ào của các đám nhậu nhẹt, hát hò. Điều khổ tâm nhất đó là những người làm phiền, làm ồn không khí gia đình không ai khác đó chính là bố và các chú, các bạn của cha anh.
Cuộc nhậu được dọn ra từ trưa 30 tết và kéo dài cho tới gần sát đêm giao thừa. Anh phải âm thầm nín nhịn và chịu đựng. Mẹ anh biết chuyện, chỉ cười cười khuyên con nút lỗ tai, vì bà cũng không biết làm gì hơn, ý kiến ý cò thì sẽ bị ông chồng chửi bới và gia đình đầu năm lại xào xáo.
Một anh bạn phương xa hôm nay phi xe từ thành phố về quê tôi chơi. Sau một hồi ra biển thì anh quyết định quay vào nhà tôi dùng bữa cơm thân mật. Hỏi anh sao ở biển về sớm vậy, anh cười chỉ vào lỗ tai mình. Anh nói ngoài biển khu bãi đẹp có mấy thanh niên choai choai đem loa thùng rồi bia rượu ra đó ca hát, cát cứ. Cảnh đẹp, biển thơ mộng đã không còn mà thay vào đó là tiếng cụng ly chan chát và tiếng hò hét xáo động cả một không gian.
Nhưng rồi anh cũng không thể ngồi lại nhà tôi được lâu vì xung quanh tôi, hàng xóm cũng đang tra tấn người khác bằng những bài quen thuộc. Anh cười như mếu: "Chẳng biết họ đắp cái kiểu gì mà có một cái mộ đắp hoài không xong".
Tôi bắt đầu suy nghĩ tới chuyện ngày mai, có thể mình cũng phải di tản, trốn khỏi làng quê ồn ào, chứ sức chịu đựng của tôi cũng có hạn.
Tiêu Kiếm Phong
Thep Phụ Nữ Online
Biếu mẹ chồng 20 triệu tiêu Tết, bà ném xuống đất chê ít, dâu trẻ thủng thẳng nói một câu đảo ngược tình thế Thấy em cúi gằm mặt, mẹ chồng em càng tức tối hơn. Bà ném cả cọc tiền xuống đất rồi tuyên bố: "Không đưa thêm thì thôi, tôi chẳng cần số tiền này". Gần đến Tết rồi, em không muốn gia đạo bị xào xáo. Nhưng càng nghĩ càng thấy tức. Mẹ chồng em thật quá đáng, lúc nào bà cũng sống trọng...