Điển trai, học trường quốc tế phải đi khám tâm thần
Em Nguyễn Hữu Vượng cao gần 1,8m. Dù đang học tại một trường quốc tế nhưng Vượng có biểu hiện tâm lý không bình thường, phải đến khám tại viện tâm thần.
Học trường quốc tế , chỉ thích chơi với con gái
Tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, người viết bỗng giật mình vì có một thanh niên khá điển trai cười hớn hở mời vào phòng để… chơi như bạn thân thiết lâu năm rồi.
Đó là em Nguyễn Hữu Vượng. Dù mới 16 tuổi nhưng dáng dấp Vượng cao to. Nhìn quần áo Vượng mặc trên người biết ngay gia đình em khá giả. Vượng đeo chiếc đồng hồ rất sành điệu, cặp kính cận 9 đi ốp trông em càng có vẻ đáng yêu của một cậu bé mới lớn, thư sinh.
Được biết, người đưa Vượng đi khám là một người họ hàng. Chị cho biết bố mẹ Vượng đã ly hôn. Lúc nhỏ, Vượng hết ở với mẹ lại sang ở cùng bà ngoại. Mẹ Vượng hiện ở Bắc Giang và đã tái hôn với một người đàn ông khác. Sau đó Vượng được gửi đi học ở trường quốc tế ngoài Hà Nội.
Tự lo lấy mọi việc, cậu bé bị trầm cảm nặng và phải liên tục điều trị thần kinh.
Từ lớp 5 đến lớp 8 Vượng là học sinh tiên tiến, lên lớp 9 là học sinh trung bình. Hiện Vượng đang học lớp 10 tại một trường quốc tế tại Hà Nội.
Thời gian gần đây, gia đình thấy em hay đi chơi lang thang, có biểu hiện thích quá đà các bạn nữ dẫn tới học hành chểnh mảng, không tập trung.
Vượng kể: “Hiện giờ, con vẫn chưa có người yêu. Chỉ đi chơi với bạn bè. Lúc đầu chơi, con thấy người ta tốt, nhưng dần dần con thấy không ai tốt cả. Một tháng gần đây, con về nhà là ngồi suy nghĩ, không biết làm gì cả”.
Chính vì thái độ đó của Vượng khiến người họ hàng kia thấy cậu không bình thường, lúc nào cũng tỏ ra sốt ruột khi chưa có bạn gái. Đây có lẽ là một trong những dấu hiệu khiến chị phải đưa Vượng đi khám bác sĩ tâm thần.
Khi bác sĩ hỏi Vượng có bị mất ngủ hay có âm thanh nào đi theo không? Vượng bảo: “Con vẫn ngủ bình thường, không nghe thấy âm thanh theo đuổi cũng như không thấy ai hãm hại mình”.
Rối loạn cảm xúc vì thiếu sự quan tâm của bố mẹ
Video đang HOT
Khi tiếp xúc với Vượng, không ai nghĩ em có vấn đề về tâm lý. Vượng trả lời gãy gọn các câu hỏi bác sĩ đặt ra. Em vẫn chào hỏi mọi người như bao cậu bé ngoan ngoãn khác.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, viện sức khỏe tâm thần nói: “Cháu có nhìn thấy những người đi làm thợ xây hay kéo xe không? Vì họ không học đến nơi đến chốn đấy. Cháu có muốn như vậy không?”. Vượng lắc đầu. “Vậy, cháu cần cố gắng, tập trung học hành”.
Nhắc nhở như vậy để Vượng ý thức tập trung học học hơn. Nhưng bác sĩ Dũng cũng cho rằng, Vượng bị áp lực tâm lý do phải tự học, tự sống, sống một mình phải xa bố mẹ nên dù em được cung cấp tài chính, những tổn thương tinh thần vẫn có.
Vượng bị rối loạn cảm xúc, lo âu ở lứa tuổi vị thành niên. Khi đó, em sẽ tự ti hơn, hoạt động theo trào lưu riêng.
Vượng không có người chia sẻ, tâm sự. Em có thể buồn bã vì chuyện bố mẹ ly hôn, sống xa người thân, không có chỗ tâm sự. Những suy nghĩ của bản thân không thoát ra được nên cứ vận vào người.
Với các ca bệnh như thế này, BS Dũng cho biết chỉ có thể điều trị bằng tình thương, gia đình phải có trách nhiệm, nghĩa vụ giúp Vương thoát ra khỏi mặc cảm đó. Nếu không vượt lên được, Vượng sẽ bị tâm thần đi lang thang.
Bác sĩ Dũng nói: Xã hội càng phát triển, các ca bệnh như Vượng rất nhiều. Nhiều gia đình ỉ lại việc mình có tiền nên giao trách nhiệm dạy dỗ con cho nhà trường, osin mà không nghĩ rằng, con cái vẫn cần bố mẹ bên cạnh để tâm sự, chia sẻ.
Theo VTC
Chuyện một học sinh giỏi Toán bị loạn thần
Từ một học sinh giỏi Toán, Tuấn trở thành người bị loạn thần. Em phải nghỉ học 3 năm để điều trị bệnh. Gặp mẹ Tuấn, chị đau khổ nói: "Thế là hết tương lai. Coi như chị trắng tay rồi".
Nỗi đau khổ của người mẹ ấy hằn rõ trên khuôn mặt. Ngày nào, chị còn kỳ vọng con mình sẽ đi ôn thi, vào đại học, rồi ra trường, có việc làm, lấy vợ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, viện sức khỏe tâm thần đang khám cho bệnh nhân bị sức ép vì học.
Hai vợ chồng chị Dung, mẹ Tuấn, đã tậu sẵn một ngôi nhà trên đường Lê Duẩn để sau này cho cậu con trai. Giờ, chị chả còn đầu óc đâu mà nghĩ như vậy nữa rồi.
Chị Dung có 2 người con trai. Một đứa nay đã học đại học. Một đứa còn lại là Tuấn. Khi sinh ra, Tuấn như bao đứa trẻ khác: nghịch ngợm, bướng bỉnh, thích chơi game, tư duy tốt, sắc sảo. Chị Dung kể: Từ lúc bé, Tuấn đã khá sắc sảo, nói năng đâu ra đấy. Chị kỳ vọng vào Tuấn còn nhiều hơn cậu anh. Chị có cửa hàng ở phố Huế, nên việc làm ăn khá thuận lợi. Hàng ngày, chị chỉ việc ra đó để quản lý nhân viên. Chồng chị cũng chỉ túc tắc ra cửa hàng cùng vợ, ngoài ra, hàng ngày anh đưa đón Tuấn đi học.
Tuấn đã lớn nhưng anh chị không cho Tuấn tự đi xe đạp hay đi bộ đi học. Nhiều người góp ý, anh chị bảo: Chỉ lo con đi bộ mệt, đi xe nhỡ may xảy ra tai nạn thì ân hận cả đời.
Cuộc sống của Tuấn chỉ gói gọn từ nhà đến trường rồi về nhà. Đi một bước, Tuấn đã có bố và mẹ đưa đón. Tuấn không được đi chơi. Chị Dung bảo: "Đi ra đường bây giờ nghiện ngập đầy, không gặp bạn tốt mà gặp bạn xấu thì chỉ có mất con. Ở nhà cho lành".
Từ những quan điểm ấy mà cả Dũng, con lớn của anh chị cũng như sống trong một vòng khép kín: Đi học, về nhà đọc truyện, xem ti vi, lên mạng. Tuấn lúc nào cũng bị bố nhắc: "Học, học đi con".
Giờ kể lại, bố Tuấn bảo: "Thấy con học chăm quá, ngoan quá nên cứ để cho nó học. Giờ thấy ân hận.
Khi Tuấn lớn hơn một chút, mẹ Tuấn chợt nhận ra tại sao con mình ít bạn? Sau đó, chị khuyến khích cháu đi chơi. Nhưng rồi nó không thiết nữa, suốt ngày chỉ ở nhà. Chị đã thấy lo. Từ khi học lớp 9, Tuấn đi thi học sinh giỏi quận, môt lần được giải nhất, một lần đạt giải nhì môn Toán. Nhưng đến vòng thi cấp thành phố thì Tuấn trượt.
Cô giáo Tuấn kể với chị Dung: Trượt nên Tuấn buồn lắm, buồn 2 tháng liền. Đến khi đi thi tốt nghiệp để lên cấp 3, cháu làm sai một bài nên chỉ được 8 điểm. Tuấn chán nản trông thấy. Có thời gian, Tuấn lại lao vào chơi điện tử, ngày chơi 3 lần, mỗi lần chơi 2 - 3 tiếng đồng hồ. Thế giới của Tuấn như bó hẹp hơn bên bàn máy tính.
Lên lớp 10 chuyên tự nhiên, môi trường mới, cái gì với Tuấn cũng lạ lẫm. Hai bạn thân hồi cấp 2 học cùng trường cấp 3 nhưng mỗi đứa một lớp. Tuấn càng thấy cô đơn. Vào lớp chuyên, Tuấn phải học hành vất vả hơn. Với Tuấn, mục tiêu là học thật giỏi và đỗ đại học. Tuấn cũng có một tâm lý lo sợ khi nhìn thấy anh bị trượt đại học năm đầu tiên nên cậu càng cố.
Lúc nào cũng nghe tiếng bạn trêu
Vì sức ép học, nhiều học sinh bị loạn thần.
Rồi Tuấn trở nên khó tính, hay cau có. Trên lớp, Tuấn không có bạn vì sự khó tính của mình. Bản thân Tuấn thấy không thích chơi với bạn. Tuấn ra dáng người lớn, nghiêm chỉnh, không thích kiểu bông đùa của tuổi học trò. Tuấn ghét kiểu bọn con trai thích thích con gái. Tuấn dị ứng với điều đó. Tuấn bị cận, nhưng nhất định không đi đo kính. Tuấn lại cao lớn lên được xếp ngồi bàn cuối. Không nhìn thấy rõ chữ trên bảng, Tuấn phải căng đầu, căng tai ra để nghe. Mà học trò thì vốn nghịch ngợm, các bạn phía dưới cười đùa, Tuấn không học được càng thấy khó chịu lắm.
Rồi Tuấn bị đau đầu triền miên nhưng vẫn lao vào học. Càng học càng mệt song cậu không có lựa chọn nào khác. Đến đầu năm lớp 11, Tuấn bắt đầu phát bệnh. Về nhà, Tuấn hay cáu, đến mẹ Tuấn thấy rất khó để nói chuyện, tâm sự với con.
Trong đầu Tuấn luôn văng vẳng tiếng cười nói, trêu chọc. "Mẹ ơi, 2 đứa con gái kia nó cứ trêu con, con nghe tiếng nó nói rõ ràng mà".
Người mẹ buồn bã kể: "Tuấn lúc nào cũng như một người lớn. Nó càng cố gắng học thì càng mất bình tĩnh, điểm không cao. Lớp 10 không được học sinh giỏi lại càng cay cú".
Khi đến khám bác sĩ tâm thần Tuấn vẫn nói: "Cháu mong muốn vào đại học, đi làm và giúp đỡ cha mẹ". Mẹ Tuấn không kìm lòng được kể: "Xót xa lắm, nhìn con như thế này nhưng không rời được nó. Các bác sĩ bảo Tuấn bị loạn thần, "ảo thanh"".
Đằng đẵng 3 năm trời, Tuấn được khám ở bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, rồi Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội...
Tuấn phải uống các loại thuốc rồi tiêm nhưng người vẫn lả đi, lờ đờ. Hết uống rồi tiêm, hàm Tuấn cứng ra mà bệnh tình vẫn vậy.
Có đợt bệnh nặng, trước Tuấn chỉ nghe thấy lời bình phẩm thì nay tiếng nói ấy còn đe dọa: "Mày phải đưa tao tiền". Tuấn sợ quá nên không ngủ được. Khi dùng thuốc, Tuấn chỉ thức ngày 2 tiếng. Bác sĩ kết luận con chị bị "tâm thần phân liệt", rồi "rối loạn cảm xúc"...
Gần đây, sức khỏe Tuấn đỡ hơn, dù vẫn nghe thấy tiếng trêu là béo. Cũng có lúc Tuấn cảm giác đau như có người đấm vào bụng, mặt nghệt ra. Lúc thì bảo đau như có người cầm dao đâm vào cổ. Cuối tháng 10, Tuấn lại được đưa đến khám tại viện sức khỏe tâm thần.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng điều trị tâm thần phân liệt điều trị cho Tuấn nói: "Tuấn bị rối loạn cảm xúc tuổi vị thành niên. Nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa nội tiết trong cơ thể. Hơn nữa, học hành nhiều khiến bệnh khởi phát sớm. Nếu được điều trị, theo dõi chặt chẽ sẽ ổn định lại. Thậm chí có thể học hành bình thường".
Còn bác sĩ Bảo Ngọc, viện tâm thần Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết: Khi con tự dưng có dấu hiệu bất thường về thần kinh cần đưa đi bác sĩ tâm thần thăm khám. Từ đó, xem xét có bị loạn thần hay không? Xã hội càng phát triển người bị tâm thần do yếu tố tâm lý càng nặng. Với nhiều em, khi bị sức ép học hành càng dẫn đến bị loạn thần.
Với những người bị đợt rối loạn tâm thần cấp cần điều trị kịp thời. Sau đó, phải theo dõi lâu dài.
Với những người bị loạn thần cần cho người bệnh thực hiện những hoạt động ít nguy hiểm. Có những bệnh nhân vẫn có thể học và vào được đại học. Tuy nhiên, nên hạ thấp mục tiêu hơn khi chưa phát bệnh. Nếu còn khả năng lao động thì phải tạo điều kiện cho người bệnh làm việc.
Theo VTC
Trường quốc tế tháo chạy, học viên chới với Sáng nay, 12/11, một số giáo viên người nước ngoài cùng hàng trăm học viên Trường Kinh doanh Melior bàng hoàng khi thấy trường này đột ngột đóng cửa. Hơn 300 phụ huynh, học viên đã có mặt trước trụ sở Trường Kinh doanh Melior (Việt Nam Melior Business School - MBS Vietnam) với tâm trạng lo lắng và bức xúc bởi trước...