Diện tích rừng bị phá tiếp tục gia tăng
Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, trong tháng 11 có 10,8 ha rừng bị chặt phá. Tính chung 11 tháng, diện tích rừng bị chặt phá là 1.061 ha, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích rừng bị cháy trong 11 tháng qua là 2.091 ha, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 176.000 ha, giảm 12,8%, rừng phòng hộ trồng mới đạt 15.800 ha, giảm 15,2%, rừng sản xuất trồng mới đạt 16.100 ha, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo TNO
Rừng thiêng bản Cậy
Dân làng thờ thần rừng, chủ rừng trong những ngôi đền thiêng giữa rừng. Đền thiêng lẳng lặng nằm dưới tán rừng già, sẵn sàng trừng phạt kẻ nào thiếu lễ nghĩa với rừng, với luật tục của làng. Rừng thiêng là nỗi sợ hãi của người Nùng bản Cậy.
Thần rừng trừng phạt
Video đang HOT
Thầy cúng Vương Hữu Chương nhìn chúng tôi cất lời buồn bã: "Năm trước, Vàng Pồ Hiên làm thầy cúng rừng đã trót ăn thịt chó, thần rừng phát hiện đã phạt làm cho Pồ Hiên hóa dại".
Ở bản Cậy, người thầy cúng khi vào lễ thần rừng phải mặc trang phục truyền thống của người Nùng. Đêm trước khi làm lễ, thầy cúng phải tắm bằng nước lá bưởi và giữ cho mình chay tịnh, nhất là không được ăn thịt chó trong vòng ba ngày.
Trưởng thôn Hoàng Tiến Sỹ, người từ đầu đã can ngăn chúng tôi không nên đòi đến thăm rừng thiêng, trầm ngâm nhớ lại: "Năm nào không cúng thần thì sâu bọ sẽ phá hoại hết mùa màng". Vài năm trước, mưa lớn khắp vùng, đồi núi bị mưa xói, cây cối như cành củi cuốn tròn theo dòng lũ lớn. Đồi núi trơ ra đất đỏ như con người để hở hết da thịt. Nhìn mà xót xa, đau đớn. Khi ấy dân bản đói kém, không làm lễ cúng thần rừng, đến khi vào vụ, sâu bọ không rõ ở đâu kéo về phá hoại hết. Từ đó trở đi, dù được mùa hay đói kém, dân bản vẫn bảo nhau đến dịp thì vào rừng làm lễ cúng thần.
Lối vào đền thiêng - Ảnh: Vũ Thủy
Khi chúng tôi đề nghị vào thăm rừng ma, anh Tiến Sỹ, trưởng thôn bản Cậy, xua tay lắc đầu quầy quậy: "Không phải ngày cúng thì không được phép vào rừng đâu". Chỉ đến khi thầy cúng hứa sẽ đi theo cúng xin phép thần linh mở cửa rừng đón chúng tôi, anh mới dám dẫn đường cho chúng tôi vào đền. Con đường mòn tuyệt nhiên không thấy dấu chân hay bóng dáng con người, chỉ có tiếng chim rừng lảnh lót. Đi chừng vài trăm mét thấy một gốc cây to, theo chân trưởng bản chúng tôi tiếp tục vạch lá, đi xuyên qua những rễ cây già rêu mọc chừng thấm mệt mới thấy ngôi đền thiêng hiện ra.
Đền được xây cất trên một mảnh đất bằng phẳng, trước đây là một ngôi nhà trình tường bằng đất nện, lợp mái tranh nhưng nay được xây lại và lợp ngói kiên cố hơn. Bên trong đền đặt một dãy bàn dài, ở trên là sáu bát hương lớn. Thầy cúng già mắt đã mờ nhưng đôi chân thoăn thoắt đã đứng đợi sẵn. Ông chăm chú đốt lửa châm bó nhang đen ngoài cửa đền rồi dẫn chúng tôi vào. Ông lầm rầm khấn vái. Tôi chẳng hiểu ông nói gì chỉ nghe loáng thoáng mấy từ "thanh niên miền Nam".
Thầy cúng xin phép thần rừng xong xuôi mới yên tâm kể cho chúng tôi nghe về tục lệ cúng rừng. Lễ cúng thần rừng diễn ra vào tháng 2 và tháng 6 hằng năm, cúng tháng 2 được coi như lễ khởi đầu năm mới, khởi đầu mùa vụ mới. Cúng thần dịp này là mong thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, dân làng có hạt thóc, hạt ngô, quả bầu, quả bí làm cái ăn, cái giống. Còn cúng tháng 6 là lễ cúng kết thúc mùa vụ, như một cách tạ ơn thần rừng đã bảo vệ mùa màng, đã cho ngô, cho thóc để dân bản ấm no.
Cứ ba năm lại có một lễ cúng lớn. Lễ vật đem tế cho thần rừng là một con trâu, một con lợn và bốn con gà. Lễ cúng này thì tất cả mọi người trong bản sẽ tụ tập lại quanh đền, cùng mổ trâu, mổ lợn, gà để dâng cúng thần, rồi sau đó cùng nhau ăn uống linh đình, chúc tụng nhau cho tới khi trời tối. Kết thúc lễ lớn, mọi người lục tục kéo nhau về nhà, nhưng không ai được phép mang bất cứ thứ gì thừa ra khỏi rừng, đồ ăn không hết sẽ để lại ngay tại rừng, nếu không sẽ bị thần rừng trừng phạt.
Câu nói "rừng trừng phạt" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong câu chuyện của thầy cúng già. Nhưng với trưởng thôn Tiến Sỹ thì "nhờ ngôi đền thiêng mà cây rừng không bị chặt phá". Bởi người Nùng bản Cậy tin rằng rừng là nơi các vị thần trú ngụ, dân không được phép vào rừng chặt phá. Nhà ai trót dại vào rừng bẻ cành măng, ngọn trúc thì bị thần rừng phạt, dân bản phát hiện phải nộp thóc, góp gạo cho làng để làm lễ cúng thần. "Hầu như chưa có trường hợp chặt phá cây rừng nào xảy ra ở bản cả" - trưởng thôn đứng giữa rừng già tự hào khẳng định lại với chúng tôi.
Nguồn cội đền thiêng
Nhà già bản Vàng Pồ Thiền nằm vắt ngang một vạt đồi xanh mướt. Cây mận, cây đào lúc lỉu quả ở chái nhà chào đón khách. Pồ Thiền đã 94 tuổi nhưng đôi chân chưa biết mỏi. Trưởng thôn kể: Pồ Thiền vẫn thường đi bộ gần 10km đường rừng xuống chợ Su Phì mua quả dưa, con cá đãi con cháu mỗi khi có dịp. Tiếng chó sủa váng cả mấy quả đồi, Pồ Thiền từ trong mùng lục tục bước ra thềm ngó người lạ. Đôi tai cụ đã hỏng, nghe câu được câu không, tiếng Kinh không sõi, trưởng thôn Hoàng Tiến Sỹ trở thành người phiên dịch bất đắc dĩ cho chúng tôi.
Thầy cúng Vương Hữu Chương thắp hương trong ngôi đền tối tăm - Ảnh: Vũ Thủy
Từ trong trí nhớ mờ mịt của mình cụ kể chuyện như suối chảy: Tục cúng thần rừng bắt nguồn từ một chàng thanh niên vạm vỡ mang tên Vàng Pồ Tưởng. Pồ Tưởng là người dân bản, ngay từ khi Pồ Thiền mới chập chững, Pồ Tưởng đã là chàng thanh niên mới lớn; Pồ Tưởng tướng vạm vỡ, dẻo dai như cây mây, cây gai trong rừng.
Dân làng chăm chỉ khai nương, mở đất mà mùa màng vẫn bị sâu bọ phá hoại, bà con không có miếng ăn vào bụng. Nghe người ta kể ở bên kia ngọn núi mang tên Hoàng Dìn Thùng có vị thần rừng thiêng liêng bảo vệ mùa màng quanh năm, Pồ Tưởng quyết men theo rừng rậm, leo ngược về phía ngọn núi ấy để rước linh hồn thần rừng về phù hộ dân làng.
Sau khi lấy được hồn thần về, Pồ Tưởng định lập đền thờ ở con dốc nhỏ giữa thôn để cúng thần. Để làm lễ cúng thần, Pồ Tưởng đi bắt một con trâu to về làm thịt. Nhưng dắt mãi con trâu không chịu đi đến chân dốc, rồi bỗng dưng dây thừng tuột mũi, con trâu chạy liền một mạch vào giữa rừng sâu nằm xuống ở một bãi đất trống bằng phẳng, cây cối bao bọc xung quanh. Pồ Tưởng thấy vậy nghĩ rằng nơi con trâu nằm chính là nơi thần rừng muốn dựng đền để thờ phụng. Ngay lập tức, Pồ Tưởng cho lập đền thờ thần rừng chỗ con trâu to đã nằm.
Từ đó đến nay, đã hơn 100 năm tồn tại, mặc cho thời gian trầm tích, chiến tranh tàn phá, ngôi đền thiêng và khu rừng già ở bản Cậy vẫn sừng sững, quanh năm bảo vệ mùa màng. Và những cánh rừng ở đây cũng mãi trường tồn, như tấm lưng to bằng vách núi cho người Nùng dựa dẫm muôn đời.
Từ đó, những mong ước về sự sung túc cũng như những chuyện trừng phạt của thần rừng bắt đầu hình thành và lan ra từ ngôi đền thiêng. Đền thiêng đang bảo vệ cho sự tồn tại đơn độc của những người Nùng giữa núi này bằng sức mạnh của những câu chuyện ẩn giấu bên trong nó và tình yêu của người làng dành cho những ngày lễ lạt quen thuộc.
Chúng tôi rời bản Cậy khi sương mù chen kín trên những ngọn thông. Rừng ở đây bình yên quá, như chưa bao giờ phải sống trong cơn sợ hãi tuyệt vọng bởi những nhát cưa của lâm tặc hoành hành. Đền thiêng vẫn sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ gìn giữ cánh rừng bản Cậy này.
Theo 24h
Tan nát những cánh rừng thiêng Chỉ một buổi sáng cơn lũ kéo qua, ruộng nương, đồng bãi bản Mòng (xã Hua La, TP Sơn La) tan tác. Những cánh rừng thiêng không còn để che chở bản làng nữa. Người già than khóc: "Trời phạt. Làng làm mất nhiều rừng quá nên phì pá (ma rừng) nổi giận trừng phạt". Trong câu chuyện về rừng, ông chủ tịch...