Diện tích rừng bị chặt phá tăng 19%
Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 8-2020, diện tích rừng bị thiệt hại là 116,5 ha, giảm 75,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó diện tích rừng bị cháy là 45,8 ha, giảm 89,5%; diện tích rừng bị chặt phá là 70,7 ha, tăng 55%.
Gỗ rừng trồng do người dân xã Bản Máy, Hoàng Su Phì, Hà Giang thu hoạch. Ảnh: Bích Nguyên
Tính chung 8 tháng, có gần 1.900 ha rừng bị thiệt hại, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có hơn 1.360 ha diện tích rừng bị cháy, giảm 23,8%; và 518ha rừng bị chặt phá tăng 19%.
Cũng theo Tổng cục Lâm nghiêp, hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu trong tháng Tám là tập trung khai thác gỗ, chăm sóc rừng trồng và chuẩn bị cho trồng rừng vụ Thu.
Diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 17,5 nghìn ha, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm trước do kế hoạch trồng rừng năm 2020 giảm ở hầu hết các tỉnh và nắng nóng vẫn tiếp diễn ở các tỉnh miền Trung.
Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 7,3 triệu cây, tăng 3,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1,5 triệu m3, tăng 1,4%; sản lượng củi khai thác đạt 1,5 triệu ste, tăng 0,7%.
Tính chung 8 tháng năm 2020, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 136,5 nghìn ha, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 58,5 triệu cây, giảm 0,8%. Sản lượng gỗ khai thác đạt 10.490 nghìn m3, tăng 1,6%; sản lượng củi khai thác đạt 12,9 triệu ste, giảm 0,2%.
Yên Bái: Nông dân có 75ha đất rừng lại muốn biến đồi núi thành nơi du lịch thể thao là ai?
Với các hội viên, nông dân huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái), cái tên Lê Mai Hiền từ lâu đã không còn xa lạ. Anh Hiền được biết đến là nông dân sở hữu diện tích rừng lớn nhất nhì của huyện Yên Bình và muốn biến nơi đây thành điểm du lịch thể thao...
Tháng 8, nắng dát vàng như mật. Trong cái nắng óng ả của tiết trời đầu thu, chúng tôi có dịp theo chân cán bộ Hội Nông dân huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) đến thăm mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp của anh Lê Mai Hiền (thôn Tiến Minh, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái).
Video đang HOT
Mặc dù đã được nghe các cán bộ Hội Nông dân huyện Yên Bình chia sẻ trước, nhưng chúng tôi ai nấy đều ngỡ ngàng trước khu nhà xưởng rộng gần 200m2 của một nông dân ở xã vùng đặc biệt khó khăn như Tân Nguyên.
Khu nhà xưởng chế biến gỗ rừng trồng của gia đình Hiền, xã xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, rộng 200m2, mỗi năm tiêu thụ 3000m3 gỗ tròn.
Sau tuần trà thơm ngào ngạt, câu chuyện giữa chủ và khách thêm thắm đượm. Chỉ tay về phía nhà xưởng rộng gần 200m2 đang nhộn nhịp công nhân làm việc, anh Hiền cho biết, từ những năm 2.000, anh đã chạy vạy khắp nơi, vay mượn anh em bạn bè hơn 100 triệu đồng để đầu tư mở xưởng chế biến ván bóc.
Từ cơ sở sản xuất công suất 500m3 gỗ/năm, đến nay anh đã phát triển thành doanh nghiệp tư nhân Hải Cường với công suất tiêu thu trên 3.000m3 gỗ tròn/năm, tạo công ăn việc làm cho 15 lao động địa phương với mức lương từ 7- 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Công nhân ở xưởng chế biến gỗ của gia đình anh Hiền luôn có việc làm ổn định, với mức lương cao.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, anh Hiền còn đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp trồng rừng kết hợp với đào ao thả cá quy mô 75ha. Để minh chứng cho điều mình nói, anh Hiền đích thân lái xe đưa chúng tôi đi thăm quan trang trại.
Xe lăn bánh rời quốc lộ 70 chừng hơn 100m, băng qua dòng suối nhỏ rồi rẽ vào con đường đất đỏ đã được san ủi cẩn thận. Hai bên là những hàng cây vươn mình tỏa bóng xanh mát. Chỉ vào những đồi cây xanh mướt mắt, anh Hiền phấn khởi nói: "Tất cả đều là mồ hôi công sức của vợ chồng tôi đấy, cũng tầm trên 70ha thôi."
Một màu xanh phủ khắp diện tích 75ha đồi rừng của anh Hiền ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Nhìn theo hướng tay anh chỉ, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước một vùng xanh mát mắt với ngút ngàn cây lâm nghiệp được quy hoạch thành từng khoảnh rõ rệt. Mỗi đồi cây đều được anh thuê máy ủi san gạt đường lên để thuận tiện cho việc khai thác vận chuyển gỗ.
Ở vùng xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái người ta vẫn thường gọi anh Hiền là "đại gia chân đất".
Điều đặc biệt, cứ vài ba đồi cây lại tạo thành một lòng chảo nhỏ được anh cải tạo thành ao nuôi cá. Trong diện tích 75ha rừng, anh Hiền đã quy hoạch được 14 ao để nuôi các loại cá như: Trắm, nheo, rô...
"Làm như vậy, vừa tận dụng được đất không bỏ hoang hóa vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tấc đất tấc vàng mà" - anh Hiền cười.
Xen giữa các đồi cây là những ao cá với nhiều loại khác nhau để tăng thu nhập.
Dừng chân tại đồi bồ đề chừng hơn 3 năm tuổi, chúng tôi bắt gặp gần chục công nhân đang mải miết phát cỏ, tỉa thưa, chăm sóc đồi cây.
Dừng tay phát, mọi người ai cùng hồ hởi hỏi han trò chuyện cùng ông chủ rừng. Dường như giữa họ không có khoảng cách giữa ông chủ và người làm thuê, thay vào đó là sự mộc mạc, chân thành như câu chuyện giữa những người nông dân với nhau.
Ông Trương Văn Hợp (xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) chia sẻ: "Chúng tôi làm ở đây đã nhiều năm, anh Hiền không chỉ trả lương đầy đủ cho anh em mà còn luôn quan tâm đến điều kiện ăn ở của công nhân. Làm ở đây không lo thất nghiệp. Sắp tới anh ấy xây dựng khu du lịch ở đây, chúng tôi còn lo làm không hết việc".
Theo anh Hiền, mô hình trang trại tổng hợp và cơ sở kinh doanh chế biến gỗ mỗi năm mang về doanh thu hơn 10 tỷ, trừ chi phí cho lãi hơn 3 tỷ đồng.
Anh Hiền cũng cho biết thêm, ngoài việc duy trì ổn định các diện tích cây trồng và xưởng chế biến gỗ, hiện tại anh đang ấp ủ ý tưởng xây dựng khu du lịch thể thao dựa trên những tiềm năng về đất đai, bản sắc văn hóa cũng như điều kiện sẵn có của địa phương.
Hiện, anh đã bắt tay vào quy hoạch khu sân chơi vận động, xây dựng hạ tầng như đường giao thông và tiến hành trồng những tiểu cảnh như vườn hoa bốn mùa, cây xanh bóng mát.
Các lao động luôn được "ông chủ" Lê Mai Hiền đối xử tốt và trả lương thỏa đáng.
Anh Hiền chia sẻ: "Tất cả ý tưởng thiết kế khu du lịch thể thao đã được xây dựng chi tiết và đang bắt tay vào thực hiện. Tôi muốn khi khu du lịch đi vào hoạt động, du khách đến đây sẽ được trải nghiệm những sản phẩm hoàn chỉnh chứ không phải những sản phẩm dang dở".
Anh Lê Mai Hiền (người chỉ tay) cùng lãnh đạo xã trao đổi về dự án du lịch thể thao.
Nông dân xuất sắc 2020 đang triển khai dự án du lịch thể thao, một mô hình hoàn toàn mới.
Ông Hà Văn Mạnh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) cho biết: "Anh Lê Mai Hiền là người năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế. Mô hình trang trại tổng hợp do anh làm chủ đang tạo công ăn việc làm cho 40 lao động địa phương với thu nhập ổn định. Mỗi năm, anh đóng góp cho ngân sách địa phương từ 300 - 350 triệu đồng. Ngoài ra, hằng năm, gia đình anh Hiền còn tích cực ủng hộ các khoản quỹ của địa phường từ 50 - 60 triệu đồng".
Biến rừng non giá rẻ thành "rừng vàng" Thay vì trồng keo 4-5 năm chặt bán để băm dăm với giá trị thấp, nhiều hộ dân ở Nghệ An, Thanh Hóa đã chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn hoặc trồng rừng thâm canh gỗ lớn đạt chứng chỉ rừng FSC để xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Hợp tác chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn Không chấp nhận giá bán...