Diện thời trang thế kỷ 19, chàng trai hớp hồn các thiếu nữ
Zack Pinsent, 25 tuổi, người Anh chỉ diện “ thời trang cổ” trong suốt cả chục năm qua nhưng vẫn khiến ai gặp cũng bị thu hút.
Theo Daily Mail, Zack là thợ may ở East Sussex (Anh). Anh chỉ mặc thời trang kiểu ngày xưa. Anh cho biết đã đốt bỏ chiếc quần bò duy nhất từ năm 14 tuổi. “Chàng công tử thời hiện đại” nói việc diện thời trang từ thế kỷ 19 là cách duy nhất khiến anh cảm thấy thoải mái.
Trang phục thường ngày của Zack bao gồm một đôi bốt da cao tới đầu gối, áo khoác có đuôi dài và một áo gile hoa.
Zack đang có một lượng người hâm mộ đông đảo, gần 40.000 người luôn cập nhật thông tin về trang phục mà anh mặc. Ngoài ra, anh chàng còn nhận được khá nhiều sự quan tâm của các cô gái. Zack nói: “Tôi nhận được nhiều đề nghị kết hôn”.
Zack bắt đầu “nghiện” mặc trang phục cổ khi gia đình chuyển nhà vào năm cậu 14 tuổi và họ tìm thấy một hộp quần áo của cụ Jack. Thật may mắn là số quần áo này rất vừa, khiến Zack muốn mặc càng nhiều càng tốt.
Zack năm 14 tuổi
Tính đến giờ, Zack không mặc đồ hiện đại đã được ít nhất một thập niên. Anh chàng cho hay, thường nhận được những phản hồi tích cực và đáng yêu về những gì đang mặc.
Video đang HOT
Zack trong lần đầu tiên mặc thời trang kiểu cũ
Hoài Linh
Theo vietnamnet.vn
Haute Couture - giấc mơ xa hoa phù phiếm hay cơn ác mộng của phòng doanh thu?
Haute Couture - cuộc chơi xa xỉ, "đốt tiền" của các thương hiệu cuối cùng sau ngần ấy năm đã đi đến đâu trong chuyến lãng du của thời trang, văn hóa?
Từ lâu, "thời trang" đã không còn gói gọn trong cái quần, manh áo mà mở rộng ra, mang trong mình nhiều ý nghĩa khác hơn. Là câu chuyện kể về từng vùng đất, con người, văn hóa tháng năm mà mỗi giai đoạn đều được ghi lại bằng quần áo, nói đến "thời trang", mọi người thường nhắc đến hai khái niệm: Ready To Wear và Haute Couture.
Trong đó, Ready to Wear là dòng trang phục thường ngày, bắt trend và có tính định hướng, còn Haute Couture, tại Việt Nam thường hay dùng ám chỉ những bộ cánh cầu kỳ, quái đản và không khả dụng... nhưng điều đó chẳng hề đúng, đây là khái niệm về các thiết kế cực kỳ cao cấp, được may đo riêng với chất lượng cực cao và chỉ dành cho giới thượng lưu trong các sự kiện quan trọng.
Mỗi năm, tuần lễ thời trang Haute Couture luôn là tâm điểm chú ý của giới mộ điệu, đây không chỉ là dịp để đắm chìm trong câu chuyện về vải vóc hay chiêm ngắm những thiết kế mới nhất, mang nặng cái tôi của từng NTK, đây còn là bữa đại tiệc mà chỉ ở đó, tín đồ mới có thể thỏa mãn ngắm nghía về một thế giới thời trang đúng nghĩa của mình - thế giới không bị những con số doanh thu, lượng sản phẩm bán ra... chiếm lĩnh và o ép lên từng súc vải, phom dáng để bóp méo mọi thứ trở về cái nguyên bản trendy -theo - ý - họ!
Ngoài ra, đây cũng là lúc mà các thương hiệu thể hiện rõ nhất cá tính, câu chuyện của mình. Chắc hẳn các tín đồ thời trang chẳng thể quên được khung cảnh lúc kiều nữ Shalom Harlow đang đứng trên bàn xoay để mặc những cánh tay robot bắn phá, nhuộm màu loang lên chiếc váy trắng của mình - khoảnh khắc lịch sử của Alexander McQueen, hay Couture mùa Thu năm 2000, John Galliano đạp lên mọi định kiến khi trưng trổ lên sàn catwalk câu chuyện về tôn giáo, sắc tộc, giới tính qua những thước vải xa hoa được đính kết lộng lẫy, phom corset bó chít eo hay nữ người mẫu trình diễn cùng khuôn mặt trắng xóa...
Vậy sau từng ấy cuộc chơi "vô tiền khoán hậu", tiêu tấn cả tỷ đô, các thương hiệu được gì? Lẽ dĩ nhiên, các sáng tạo trong những show diễn Couture thường không được bán (mà nếu bán cũng ít ai có thể mua) chủ yếu giữ lại trưng bày, nguồn thu chính vẫn đến từ hai show diễn Ready to Wear và nhiều mùa khác (Pre Spring, Pre Fall), vậy tính ra, họ có nên và tiếp tục dồn lực cho cuộc chơi mà có vẻ không đem được kết quả tích cực?
Câu trả lời chắc chắn là có! Tuy không mang đến con số hiện hữu nhưng những show diễn là minh chứng để xây dựng nên bề dày thương hiệu, khẳng định vị trí cá nhân trong làng thời trang, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số mua bán của những sản phẩm Ready To Wear. Không có NTK hay nhãn hàng nào ăn nên làm ra từ Haute Couture, nhưng để "ăn nên làm ra" từ những thứ nhỏ nhặt thường tình, công của Haute Couture là không hề nhỏ! Người ta chắc chắn có thể đắn đo suy nghĩ, hay mơ ước cả đời cũng không thể chạm tới một bộ cánh do ngài Karf Lagerfeld thiết kế riêng, nhưng một chiếc túi, hay lọ nước hoa Chanel No. 5 thì có thể.
Và đây không phải chỉ đơn thuần là nghệ thuật, mà còn là bài toán cân não, nước cờ giữa doanh số mua bán và việc xây dựng giá trị cốt lõi thương hiệu. Mọi thứ được tính toán không chỉ theo một mùa, một năm mà là bề dày thập kỷ mà ở đó hai chữ "cân bằng" là điều tối quan trọng. Lẽ dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn từ bỏ, không tham gia vào cuộc chơi "lắm tiền nhiều của", nhưng đây là con đường một chiều, là quyết định không bao giờ thay đổi được!
Pierre Cardin không bao giờ có lại vị trí cao cấp thượng hạng ban đầu kể từ khi bất cứ ai cũng có thể mua và mặc đồ Cardin, nhưng bài học đắng ngắt về việc tự giết chết mình khi quyết theo đuổi dòng máu vương giả bằng những bữa tiệc thời trang xa xỉ, quên đi tính toán dài hơi và kéo theo các khoản nợ khổng lồ của Christian LaCroix vẫn luôn ám ảnh các NTK.
Ngoài ra, tưởng chừng chỉ là cuộc chơi phô bày cá tính cách ngạo nghễ, "chặt chém" của những cái đầu sáng tạo, nhưng thực chất, chức năng đầu tiên và tối quan trọng của nó, nắm chóp và định hướng thẩm mỹ cho Ready To Wear theo cả một mùa, thậm chí cả giai đoạn. Ngay sau mỗi đêm diễn, các nhà phân tích xu hướng sẽ tìm tòi, bóc tách và chuyển thể tất cả thành những gì dễ dàng ứng dụng, các nghệ nhân tìm cho mình hướng xử lý vải vóc, chất liệu mới... Haute Couture định vị và chi phối, đồng thời là đầu tàu đi trước, dù ít hay nhiều, khiến mọi thứ không chỉ là "lớp da" quần áo mà còn là điểm nhìn thúc đẩy sự sáng tạo!
Thế nhưng hòa theo dòng chảy phát triển, thời trang xa xỉ không còn thể mang hoài lớp áo cũ, khi những thương hiệu bình dân fast fashion nhảy vào miếng bánh, Haute Couture cũng phải thay đổi chính mình, nhiều năm gần đây, thế giới đã quen dần với những bộ cánh có phom dáng, hình khối không còn quá xa tách khỏi cơ thể người mặc. Mọi điểm nhìn sáng tạo nằm ở cách xử lý vải vóc, chi tiết trên tầng tầng cấu trúc.
Giai đoạn này, cuộc chơi không còn thiên về việc phô diễn những kỹ thuật cắt may cực khó, tạo nên những sáng tạo lạ lùng hay phô bày hàng trăm mét vải đẹp mắt, cầu kỳ... mà là sự tinh tế, nhẹ nhàng và mang hướng "ứng dụng". Nghe thì có vẻ mọi thứ quá xa với định nghĩa mà mọi người đã quen của Haute Couture nhưng trên thực tế, nói nhìn theo góc độ những bộ cánh được cắt may chỉn chu, xử lý tiêu tốn hàng ngàn giờ đồng hồ của các nghệ nhân, thì có gì là sai?
Như đã nói, mọi thứ cần có sự "cân bằng" và chắc chắn, các thương hiệu không thiếu tính toán trước khi chọn cho mình hướng đi. Gucci rất thông minh khi mùa Thu, Đông 2018 đã đem lên sàn hình ảnh những người mẫu mang thủ cấp, ôm rồng con trong show diễn Ready To Wear, khoác lên sàn catwalk một tấm áo mới và trở thành tâm điểm khiến thế giới xôn xao một thời gian dài. Louis Vuitton lại kết hợp cùng Supreme - một thương hiệu thời trang đường phố để tạo nên các thiết kế làm công chúng xếp hàng dài chờ mua...
Khi thời thế thay đổi, công chúng cầm chắc hơn miệng túi và e dè suy nghĩ về việc sử dụng đồng tiền thì mọi tính toán trong từng bước đi luôn là điều tối quan trọng.
Đừng vội buồn mà tiếc nuối cho một quá khứ lồng lộn, nếu muốn nhìn ngắm những bộ cánh mang đậm phong vị thời trang xa xỉ quen thuộc, sự kiện Met Gala luôn là cuộc chơi hàng năm xa xỉ và hào hoa, phủ đắp những giá trị vương giả mà bạn tìm kiếm theo một cách thức dễ dàng tiếp nhận hơn với công chúng.
Vẫn là Haute Couture, nhưng được khoác lên mình Lady Gaga, Katy Perry và nhiều ngôi sao quốc tế khác... vừa thỏa lòng giới mộ điệu, làm các fan nghệ sĩ hào hứng đồng thời quảng bá được thương hiệu... Sau tất cả, ai ai cũng hài lòng!
Tạm kết: Dù thế nào, cuộc chơi xa xỉ Haute Couture vẫn luôn là điều cần thiết và không bao giờ thay đổi trong thời trang, là nơi kiến tạo giấc mơ dù là xa hoa không tưởng nhất!
Giữa cuộc đại suy thoái, mọi thứ không còn là câu chuyện về những tà áo tha thướt hay hình khối như nó đã từng, đành rằng, để đi đường dài trong thời đại ngày nay, các NTK và thương hiệu buộc phải lựa chọn những phương án tiết chế, có tính toán... nhưng thực tế đã chứng minh, cuộc chơi này luôn dành cho kẻ táo bạo, có chút ngông và biết cách dẫn dắt mọi người. Giấc mơ Couture không biến mất, tinh thần của nó chỉ chuyển đổi để phù hợp hơn với nhịp thay đổi xã hội, mà "thời trang" trên phương diện nào đó, chẳng phải là nơi phản ánh, ghi dấu và kể lại giai đoạn cuộc sống sao?
Mic Nguyễn
Theo saostar.vn
Mùa hè này mẹ đã sắm gì cho bé chưa? Nếu chưa, hãy xem ngay bài viết này! Mùa hè đang đến thật gần. Chắc hẳn những thiên thần nhỏ đang háo hức chờ đợi những chuyến du lịch trải nghiệm vô cùng mới mẻ và thú vị cùng gia đình. Tất nhiên là bố mẹ cũng không quên sắm sửa cho bé những bộ cánh mới toanh, vô cùng lộng lẫy và duyên dáng. Đó sẽ là món quà tuyệt...