Điện thoại xách tay chững giá trước Tết
Sau nhiều tuần liên tục giảm giá bán, bước tháng 1 điện thoại xách tay có dấu hiệu hạ chậm, nhiều model chạm đáy.
Việc thị trường điện thoại xách tay có một tuần bình ổn (gần như không có model nào giảm giá đáng chú ý) có thể xem là một hiện tượng lạ ở Việt Nam. Trước đó, gần như mỗi tuần đều có vài mẫu điện thoại bom tấn giảm giá, thậm chí cả triệu đồng chỉ sau vài ngày, chẳng hạn HTC One, Galaxy Note 2, Nexus 5 hay Xperia Z Ultra.
Theo một số chủ hàng, đây là điều đã được dự báo từ trước bởi giá bán của hầu hết các mẫu điện thoại đáng chú ý đều đã ở mức chạm đáy và khó có thể tiếp tục giảm thêm. Chẳng hạn, chiếc Xperia Z Ultra xách tay hiện có giá bán chỉ khoảng 10 triệu đồng, Nexus 5 là 9,6 triệu đồng. Những sản phẩm như HTC One, Galaxy S4 hay LG G2 cũng chỉ ở ngưỡng 10 – 11 triệu đồng.
Các chủ hàng khẳng định giá bán iPhone 5S và nhiều mẫu điện thoại Android xách tay đang rất tốt. Ảnh: Thành Duy.
Riêng iPhone 5S của Apple, chưa năm nào giá bán của sản phẩm này giảm nhanh như hiện tại. Nếu như trước đây, phải mất nửa năm, thậm chí xấp xỉ 1 năm để những mẫu iPhone mới chạm mức giá 15 triệu đồng thì hiện tại, iPhone 5S tất cả các màu đều được bán với giá dưới 15 triệu đồng tại nhiều cửa hàng. Một số cửa hàng khác có bán cao hơn, nhưng cũng chỉ ở mức 15,2 – 15,3 triệu đồng.
Thời điểm đầu năm 2014 cũng được đánh giá là một lúc nhạy cảm, không có bất cứ model mới nào được đưa về nước. Hàng mới không về, do đó, cửa hàng khó có thể giảm giá các sản phẩm hiện tại đang bán ra.
Video đang HOT
Việc smartphone xách tay bước vào giai đoạn bình ổn giá đúng vào dịp cận Tết đang tạo điều kiện thuận lợi để người dùng chọn mua những sản phẩm ưng ý nhất. Tuy nhiên, các cửa hàng xách tay đang chứng kiến một mùa cận Tết ế ẩm nhất từ trước đến nay.
Theo chia sẻ của một số chủ hàng trên các phố Thái Hà và Xã Đàn của Hà Nội, doanh số smartphone bán ra trong những ngày cận Tết này hoàn toàn không khá hơn so với ngày thường. Trước đó, nhiều cửa hàng đã kỳ vọng vào một mùa Tết sôi động, thậm chí còn mở rộng không gian hoặc thêm cửa hàng mới để “đón Tết”.
Giới kinh doanh nhận định, một phần do kinh tế năm nay chưa có dấu hiệu khả quan nên người dùng hạn chế mua sắm. Một nguyên nhân khác đến từ sự cạnh tranh từ chính các cửa hàng. Cạnh tranh mạnh nên nhiều cửa hàng chấp nhận giảm giá sản phẩm, lấy lãi ít để lôi kéo khách hàng. Từ đó, các cửa hàng khác buộc phải giảm giá theo. Do giá bán sản phẩm tốt, nhiều người đã quyết mua sản phẩm ngay từ cuối năm, thay vì đợi đến Tết như vài năm trước.
Thêm nữa, mặc dù đã bước vào giai đoạn cận Tết nhưng trên thực tế, đây vẫn chưa phải là thời điểm “vàng” của các cửa hàng. Theo một số người có kinh nghiệm, thời điểm trước Tết một tuần và sau Tết mới là lúc nhu cầu mua sắm smartphone của người dùng lên cao nhất. Đó cũng là thời điểm phần lớn những người đi làm đều được lĩnh thưởng tết, lại hết bận bịu với công việc cuối năm. Do đó, phần lớn cửa hàng xách tay tại Hà Nội đều mở cửa rất muộn trước khi nghỉ Tết (khoảng 28 – 29/12 âm lịch).
Theo Zing
Đĩa "xách tay" bay nhảy tưng bừng dịp cuối năm
In sao, truyền bá, kinh doanh băng đĩa lậu có nội dung nhạy cảm càng vào dịp cuối năm càng nóng hơn với nhiều biến tướng k hó lư ờng.
Nhiều "thượng đế" ngồi tại các quán khu vực trung tâm hoặc các khu tập trung nhiều công sở, văn phòng, khách du lịch, quán nhậu sẽ được tiếp thị tận nơi các loại băng đĩa "xách tay", với lời mời chào khó cưỡng lại. Đối với khách nam giới, là đĩa phim nóng, hàng độc, không sẵn trên mạng; đối với phụ nữ là đĩa tâm linh, nhạc hải ngoại bản đẹp. Đã qua rồi cái thời đĩa lậu bán rong toàn hảng rởm, kém chất lượng. Bây giờ, vì sự "cạnh tranh" khốc liệt của thị trường. Các "doanh nghiệp" đĩa rong cũng đã biết tìm những nơi có đĩa bản đẹp, chất lượng tạm được, đặc biệt là nội dung phải "hay, sốc, độc, lạ" để chiều khách hàng. Vì hiện giờ, chỉ trừ những quán vỉa hè tạm bợ, quán nào chả có đầu DVD, xá gì các thượng đế không tiện miệng mà nhờ chủ cửa hàng cho xem thử cái đĩa. Hoặc khách hàng nào có đầu DVD trên ô tô thì càng tiện việc kiểm tra. Bán được hàng, hay "ăn tát vỡ mặt" cũng từ... cái đĩa mà ra.
Nhiều quảng cáo với những đường link đến các trang phim sex có sẵn trên tờ rơi bìa đĩa. Ảnh: TL
Cứ dịp năm hết Tết đến, các "đầu nậu" đã lên trước một kế hoạch bán hàng "chuẩn không cần chỉnh", với việc đầu tiên là huy động lực lượng các nhân viên kỹ thuật tinh nhuệ để in sao hàng loạt băng đĩa, sau đó giao cho các chân chở hàng đi đưa tại các cửa hàng, chui vào các khu dân cư, về các chợ quê, cùng với đó là đội ngũ bán rong lặn lội khắp các hang cùng ngõ hẻm.
Đầu tư một dàn máy in sao đĩa khoảng vài chục nghìn đô, một dàn máy vi tính có đường truyền internet tốc độ cao, còn đĩa quang (trắng) trên thị trường thì sẵn và rất rẻ (khoảng 1.000 đồng/chiếc) là mỗi đầu nậu đã có được một "nhà máy sản xuất" đĩa lậu hoàn chỉnh. Trong khi việc thu lợi lại gấp tới chục lần chi phí bỏ ra. Giá mỗi chiếc đĩa lậu được bán từ 10- 20 nghìn đồng, doanh số bán hàng khá cao, trong khi đĩa gốc bày bán nhưng có những ngày chẳng ai ngó tới.
Chắc hẳn với lãi "khủng" từ việc kinh doanh băng đĩa lậu nên một ông trùm băng đĩa lậu khi bị bắt mới khai ra việc bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để mua lại xưởng làm đĩa. Sau đó, còn đầu tư gần 1 tỷ đồng để mua dàn máy sản xuất đĩa phim từ nước ngoài về, đồng thời thuê hai "chuyên viên" nước ngoài lắp đặt, chạy thử nghiệm, chuyển giao công nghệ.
Nhiều người những tưởng hiện giờ công nghệ máy móc tiên tiến, hầu như internet phổ cập thì ngành kinh doanh đĩa lậu sẽ phá sản. Nhưng không, để tải được film trên mạng về qua các website cung cấp dịch vụ lưu trữ nội dung số như Fshare, 4share, mediafire,... Theo cách này, người muốn tải về phải có đường truyền tốc độ cao, mua tài khoản VIP (có trả tiền) để có được tốc độ tải tối đa và quan trọng là có nguồn phim độc, nóng, lạ của các trang web thì phải trả tiền. Còn nếu không mua tài khoản VIP, tức là dùng tài khoản thường thì vẫn tải được nhưng ở tốc độ rất thấp và không được hỗ trợ kỹ thuật khôi phục file tải bị dừng/ngắt giữa chừng.
Ca nhạc và phim là hai nội dung bán chạy trên thị trường đĩa lậu. Từ phim hài, tình cảm, hành động tới bạo lực, sex, khiêu dâm...; từ nhạc trẻ, trữ tình, thiếu nhi đến nhạc khiêu dâm được sản xuất trong và ngoài nước đến nhạc chế đều có cả, từ những ấn phẩm mới xuất hiện trên thị trường đến những sản phẩm đã xuất bản vài chục năm trước nay được làm lại. Thậm chí, có những phim chưa kịp ra rạp thì đĩa lậu đã bán tràn lan trên thị trường. Thế giới có gì là đĩa lậu có thứ ấy, đĩa gốc như thế nào thì đĩa lậu giữ nguyên thế ấy. Thậm chí đĩa lậu còn phong phú, đa dạng hơn khi những đĩa ca nhạc đa số là cắt ghép, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau rồi xào nấu, tuyển chọn thành tuyển tập nóng và độc với nhãn mác thật bắt mắt để hấp dẫn người mua.
Đĩa lậu đã đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng bởi hình ảnh, nội dung đồi trụy, đĩa tâm linh, hoặc các đĩa ca nhạc hải ngoại không được phát hành chính thức tại thị trường trong nước. Không chỉ hàng rong, các cửa hàng băng đĩa lớn nhỏ cũng bày bán công khai, và điều tai hại là những quảng cáo phim sex, tổng đài, đường link đến các trang phim sex, bí kíp phòng the kèm hình ảnh tươi mát của các cô gái mặc bikini, thậm chí khỏa thân khoe ngực, thân, eo, đùi, chân với đủ mọi tư thế ngả ngốn, khêu gợi và hướng dẫn cách tải cụ thể với câu mời chào dung tục đều có sẵn trên tờ rơi ngoài bìa đĩa, kể cả đĩa thiếu nhi. Không chỉ có phim, hình ảnh mà ngay cả game cũng hướng dẫn tải trò chơi sexy với bắn bóng sexy, múa thoát y, xếp hình cởi đồ, bi-a sexy... Và hàng đặc biệt có giá khá cao được quảng cáo "chân thực, sống động, thực tế, không hề diễn và nội địa" là những đĩa phim được biên tập, dàn dựng từ những đoạn video quay trộm các cặp tình nhân trong khách sạn hoặc các đĩa phim nóng của các diễn viên nổi tiếng.
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới thị phần đĩa mang màu sắc mê tín dị đoan, các câu chuyện rùng rợn, huyền bí. Đương nhiên, nội dung các loại băng đĩa này không hề được kiểm duyệt, chủ yếu tập trung khai thác những yếu tố ma quái, mê tín dị đoan. Có thể nêu vài ví dụ như nội dung về một nhà ngoại cảm kể chuyện về các vong linh thai nhi bị phá bỏ, được chuyển tải rùng rợn như một phim kinh dị. Hay đĩa có nội dung một người đàn ông đến nhờ thầy đuổi ma nữ ra khỏi vợ mình, vì người vợ bỗng một ngày tự dưng ăn mặc hở hang, xưng tên khác đòi được yêu và lấy chính chồng của mình. Hay đĩa miêu tả quá trình chết sống lại của một cụ ông.
Không chỉ bán đĩa tại cửa hàng, bán rong, các "đầu nậu" còn hướng tới thị trường những khách hàng "cao cấp" như nhân viên văn phòng, giới trí thức. Đó là cung cấp dịch vụ sao chép phim. Chỉ cần khách hàng có ổ cứng mang tới với giá tiền khoảng 100 nghìn đồng/ổ khoảng 1TB thì thích phim loại gì, ca nhạc kiểu gì cũng có.
Một cách kinh doanh đĩa nội dung nhạy cảm nữa được các đầu nậu và "doanh nghiệp đĩa lậu" vừa và nhỏ áp dụng cho đối tượng khách sành công nghệ là cung cấp file đã tải lên hệ thống rồi tạo đường link cho khách tải về. Khách có thể trả tiền bằng thẻ cào điện thoại, cổng thanh toán online, thẻ ATM, thẻ tín dụng. Tùy theo nhu cầu tải, dung lượng phim, thể loại phim, người mua sẽ chuyển tiền thanh toán, hoặc cào thẻ điện thoại gửi mã đến hệ thống để được cung cấp mật mã tải. Các giao dịch này hầu hết là qua mạng nên người bán và người mua chẳng cần gặp nhau nên không bao giờ phải lo việc bị CA sờ gáy vì tuyên truyền, mua bán sản phẩm văn hóa đồi trụy.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, các đĩa này sao chép lại những nội dung đã được phát tán trên internet cách đây không lâu. Nghị định 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí - xuất bản, quy định mức xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với xuất bản phẩm có nội dung truyền bá mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Nhưng điều mà xã hội lo ngại là văn hóa phẩm có nội dung nhạy cảm sẽ ảnh hưởng xấu, làm suy thoái đạo đức ở một số thanh thiếu niên, gây nhiều nhức nhối với cộng đồng nếu các xuất bản phẩm này dễ dàng tồn tại.
Theo PLXH
Giải mã cơn sốt HTC J One xách tay giá chưa đến 8 triệu Có thiết kế không mấy khác biệt, cấu hình tương đồng nhưng J One lại được bán rẻ hơn khoảng 2 triệu đồng so với HTC One bản tiêu chuẩn. Sau chiếc Optimus G hồi giữa năm thì J One chính là hiện tượng tiếp theo ở thị trường điện thoại xách tay thời điểm cuối năm 2013. Trong bối cảnh khó khăn...