Điện thoại di động 80 năm trước trông thế nào?
Một bộ phim từ những năm 1940 cho thấy cách vận hành, sử dụng điện thoại di động khác xa hiện nay.
Năm 1979, Nippon Telegraph and Telephone (NTT), một nhà mạng của Nhật đã ra mắt mạng di động đầu tiên. Trước đó 6 năm, chiếc điện thoại di động cầm tay đầu tiên được Motorola giới thiệu.
Đây được xem là cột mốc lịch sử của ngành viễn thông nói chung. Tuy nhiên nếu bạn chưa biết, điện thoại di động đã xuất hiện từ trước đó hàng chục năm. Một đoạn phim do Bell Telephone thực hiện vào những năm 1940 đã cho chúng ta thấy chúng tồn tại như thế nào.
Đoạn phim nói về điện thoại di động được phát sóng vào năm 1948.
Có tựa đề Mobile Telephones (điện thoại di động), đoạn phim chủ yếu nói về lợi ích khi trang bị điện thoại di động cho những thiết bị di chuyển như xe tải.
Ví dụ, một công ty vận tải có thể trang bị điện thoại di động trên xe để tài xế liên lạc với công ty bất cứ lúc nào. Chiếc điện thoại gồm hộp máy phát và thu tín hiệu, đặt trong cốp xe cùng với pin và bộ phận cấp nguồn. Người dùng sẽ liên lạc, nói chuyện bằng ống nghe, trong khi ăng-ten nhận tín hiệu được đặt trên nóc xe.
Video đang HOT
Chiếc điện thoại còn có một nút bấm, người dùng sẽ nhấn giữ khi nói chuyện và thả ra khi nghe đầu bên kia phản hồi. Ống nghe được cất ở dưới bàn vô-lăng khi không sử dụng.
Ống nghe điện thoại được cất dưới bàn vô-lăng xe tải.
Khi có cuộc gọi điến, điện thoại sẽ đổ chuông và sáng đèn. Nếu tài xế không nghe máy, đèn sẽ tiếp tục sáng đến khi họ liên lạc với nhà mạng để xem ai đã gọi điện.
Khi thực hiện cuộc gọi, chúng sẽ được nhà mạng thực hiện. Cuộc gọi được gửi thông qua sóng vô tuyến và đường dây điện thoại. Khá thú vị khi sóng vô tuyến này sử dụng tần số FM, trong khi hầu hết người dùng thời đó nghe radio thông qua tần số AM.
“Điện thoại di động giúp mở rộng phạm vi liên lạc bằng giọng nói… Một bước tiến trong dịch vụ liên lạc dành cho bất cứ ai, bất kể lúc nào, nơi đâu” là những gì Bell Telephone chia sẻ trong đoạn phim.
Theo một bình luận trên YouTube, đoạn phim ra đời vào năm 1948 khi nhà mạng AT&T chuẩn bị cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên phạm vi rộng hơn tại Mỹ.
Ăng-ten cho điện thoại được gắn trên nóc xe.
Công nghệ liên lạc này khá tương đồng với hệ thống liên lạc được cảnh sát sử dụng vào thời điểm ấy. Có 2 dịch vụ di động riêng biệt tên là Urban và Highway. Trong khi Urban sử dụng tần số 152 và 158 MHz, có mặt trong phạm vi 40 km của thành phố Washington thì Highway sử dụng tần số 35 và 43 MHz, phủ sóng các khu vực còn lại.
Ngoài việc mô tả cách hoạt động của điện thoại di động cách đây 80 năm, bộ phim còn cho chúng ta thấy điện thoại di động đã thay đổi chóng mặt như thế nào. Ngày nay, những chiếc điện thoại thông minh (smartphone) có thể chụp ảnh, nghe nhạc, lướt web, xem phim… Vào năm 1948, không ai nghĩ rằng điện thoại sẽ phát triển như vậy. Chúng ta đang sống trong năm 2020, và chắc chắn không thể biết công nghệ 80 năm sau sẽ như thế nào.
Theo Zing
Tài xế Grab, Be 'méo mặt' với mức phạt lỗi đeo tai nghe mới
Theo nghị định mới, lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông đã được tăng mức phạt lên nhiều lần. Điều này khiến cánh tài xế công nghệ buộc phải tuân thủ luật hơn.
Theo luật sư Trần Minh Quang, việc sử dụng tai nghe để nghe nhạc khi đang điều khiển xe máy là vi phạm pháp luật Việt Nam. Trước đây, lỗi này vi phạm vào điểm o, khoản 3, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, mức phạt hành chính trước đây chỉ từ 100.000-200.000 đồng tùy theo trường hợp.
Sau ngày 1/1, lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông được quy định tại điểm h, khoản 4, điều 6 của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người đang điều khiển xe máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 600.000-1.000.000 đồng, tùy trường hợp.
Lỗi đeo tai nghe khi lái xe đã tăng gấp 6 lần mức phạt so với trước đây.
Theo luật sư Minh Quang, khi có cuộc gọi tới, người dùng có thể tìm chỗ an toàn, dừng lại và nghe điện thoại. Việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe, dù có dùng tai nghe hay không, đều khiến người dùng phân tâm và dễ gây ra tai nạn. Trong khi đó, dùng tai nghe để nghe nhạc khi điều khiển xe máy vừa khiến người lái không tập trung, vừa không nghe được những gì xảy ra trên đường.
Bên cạnh đó, nghị định mới cũng đề cập việc người có hành vi dùng điện thoại di động khi điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.
Với cánh tài xế công nghệ, thói quen đeo các loại tai nghe có dây và không dây khá phổ biến. "Tôi thường đeo tai nghe một bên để nghe được tiếng cuốc xe đến và nhận. Trong chuyến đi, tôi cũng sử dụng thiết bị này để nghe chỉ đường. Trước đây, mức phạt từ thường là 150.000 đồng, nếu có lỡ bị phạt cũng coi như mất vài chuyến xe. Nay với mức phạt 600.000 đồng trở lên thì cánh tài xê buộc phải chấp hành luật", Lương Bình, tài xế xe công nghệ tại quận 8, TP.HCM cho biết.
Theo Zing
Kế hoạch điện thoại Nokia 5G sẽ được công bố tại sự kiện Qualcomm Summit Khi lệnh cấm Huawei vẫn đang còn hiệu lực thì có lẽ một trong những người hưởng lợi nhất đó chính là Nokia. Theo CPO của HMD Global, Juho Sarvikas, công ty sẽ công bố kế hoạch cho những chiếc điện thoại Nokia 5G tại sự kiện Qualcomm Snapdragon Technology Summit. Qualcomm sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh công nghệ Snapdragon hàng...