Điện thoại bốc khói mù mịt trên máy bay khiến hành khách hoảng sợ
Chuyến bay Korean Air từ Incheon (Hàn Quốc) tới Guam (Mỹ) hôm Chủ Nhật (26/8) phải trải qua khâu kiểm tra an ninh 15 tiếng sau khi phát hiện khói bốc mù mịt trong khoang hành khách.
Nguyên nhân là do một chiếc smartphone bốc khói, có thể do pin. Chưa rõ chiếc điện thoại này của hãng nào.
Sau khi thấy khói bay gần ghế ngồi, hành khách đã dùng bốn bình cứu hỏa để phun vào chiếc điện thoại bốc khói, theo hãng tin Korea Times.
Chiếc điện thoại bốc khói mù mịt trên máy bay khiến nhiều hành khách hoảng sợ
Máy bay sau đó đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế A.B. Won Pat (Guam). Không có thiệt hại nào, chiếc điện thoại chỉ bốc khói chứ chưa phát nổ, đồng thời không có ai bị thương.
“Trong lúc chuẩn bị hạ cánh xuống Guam, chiếc điện thoại của hành khách bất ngờ rơi xuống và mắc giữa hai ghế ngồi. Lực ép khiến nó bốc khói, tuy nhiên hỏa hoạn không xảy ra”, thông tin từ Korean Air cho biết.
Thông tin về chiếc điện thoại bốc khói không được tiết lộ. Đại diện Korean Air chỉ cho biết đó không phải Samsung Galaxy Note 7, từng bị triệu hồi cuối năm 2016 vì có nguy cơ quá nhiệt.
Kể từ đó, Note 7 bị cấm mang lên máy bay. Bản thân Samsung cũng thực hiện chương trình triệu hồi toàn bộ dòng điện thoại này.
Tuy không gây thiệt hại nào nhưng sự cố trên đã khiến chuyến bay tiếp theo quay lại Incheon phải hoãn 15 tiếng để kiểm tra an toàn. Ngoài ra, phi hành đoàn phải bổ sung thêm bình cứu hỏa cho máy bay nên mất thêm thời gian.
Nguyễn Minh(theo Softpedia)
Video đang HOT
Theo VNN
Cuộc tuần tra thách thức Trung Quốc ở Biển Đông của trinh sát cơ Mỹ
Các phóng viên không khỏi sửng sốt khi chứng kiến mức độ quân sự hóa Trung Quốc thực hiện trên các đảo nhân tạo phi pháp.
Chiếc máy bay P-8A Poseidon thực hiện chuyến tuần tra hôm 10/8. Ảnh: CNN.
Từng người một, các thành viên phi hành đoàn và phóng viên CNN thả điện thoại di động vào một chiếc túi lớn màu đen, trước khi bước lên chiếc máy bay tuần thám P-8A Poseidon tại căn cứ Kadena, Nhật Bản hôm 10/8.
Chiếc túi đen mang tên "túi Faraday" này sẽ ngăn mọi tín hiệu tiếp cận với những chiếc điện thoại di động, bởi họ sắp thực hiện hành trình 8 tiếng bay qua và giám sát hoạt động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, nơi tín hiệu điện thoại có thể bị phía Trung Quốc thu thập và theo dõi hành trình.
P-8A Poseidon là loại máy bay trinh sát săn ngầm mới nhất trong biên chế hải quân Mỹ, được thiết kế dựa trên khung thân Boeing 737, loại máy bay chở khách phổ biến nhất thế giới.
Nhìn từ bên ngoài, điểm nổi bật của P-8A là một cửa sổ lớn ở mỗi bên thân, thay vì cả dãy cửa sổ nhỏ trên máy bay chở khách Boeing 737. Trung tá Chris Purcell, chỉ huy Phi đội Tuần tra 4 phụ trách chuyến tuần tra lần này, nói rằng thiết kế nhiều cửa sổ sẽ hạn chế tải trọng của máy bay, trong khi chiếc P-8 phải chở theo nhiều vũ khí nặng.
Những vũ khí này bao gồm tên lửa diệt hạm Harpoon và ngư lôi Mark 54. Cùng với hàng chục phao thủy âm mang theo, chiếc Poseidon có thể theo dõi và tự mình đánh đắm bất cứ tàu ngầm địch nào.
Các thành viên tổ tác chiến trên chiếc P-8A. Ảnh: CNN.
Trước khi máy bay cất cánh, một hoa tiêu hải quân Mỹ nêu các quy định về an toàn trên chuyến bay, chỉ cho các phóng viên nơi để áo phao ở tủ phía sau phi cơ, cũng như những chiếc hộp chứa xuồng hơi phòng khi chiếc máy bay gặp sự cố trên Biển Đông.
"Sẽ không có cầu trượt ở lối thoát hiểm. Chỉ cần trèo lên trên cánh và nhảy xuống biển", hoa tiêu nói.
Các phóng viên và phần lớn thành viên phi hành đoàn chiếc P-8 thắt dây an toàn, ngồi quay mặt ra phía sau khi máy bay cất cánh. Cạnh họ là chỗ ngồi của 5 thành viên tổ tác chiến trên chiếc máy bay.
Các thành viên tổ tác chiến đồng loạt quay sang bên phải với sự chính xác của nhà binh để bật các thiết bị cảm biến và giám sát video ngay sau khi phi công thông báo đã cất cánh thành công.
Theo dõi hải quân Trung Quốc
Tổ tác chiến gồm 4 nam và một nữ ngồi thành một hàng trước các màn hình giám sát lớn ở bên trái máy bay, mỗi người cầm một con chuột và một cần điều khiển. Họ di chuyển chuột liên tục trên màn hình, theo dõi hàng trăm con tàu ở vùng biển bên dưới.
Các tàu thương mại được xác định dễ dàng bằng tên, nhưng việc nhận dạng các tàu quân sự khó hơn nhiều. Sau khi cảm biến quét được một con tàu lạ, trung úy Lauren Callen liên tục rà soát trong kho dữ liệu máy tính của chiếc Poseidon và vài phút sau xác nhận đó nhiều khả năng là một tàu khu trục lớp Luyang của Trung Quốc.
Đó chỉ là một trong nhiều tàu chiến Trung Quốc mà chiếc P-8 phát hiện được trong chuyến tuần tra. Các camera và máy tính trên máy bay có thể xác định và nhận diện chiến hạm Trung Quốc từ khoảng cách gần 65 km.
Khi chiếc Poseidon đến gần đá Subi, các phóng viên đổ dồn ra cửa sổ để quan sát trong lúc máy bay lượn vòng quanh hòn đảo nhân tạo Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp bên dưới.
Các phóng viên đều đã xem nhiều ảnh vệ tinh về quá trình Trung Quốc bồi đắp trái phép đảo nhân tạo này suốt hơn ba năm qua, nhưng vẫn sửng sốt trước mức độ cải tạo và quân sự hóa Trung Quốc đã làm với thực thể này.
"Đây là trận địa tên lửa phòng không", trung úy Callen chỉ vào một vị trí trên màn hình giám sát. "Tôi muốn mọi người chú ý đến những con tàu. Hãy đếm xem nào". Họ đếm được tổng cộng 86 tàu Trung Quốc các loại đang neo đậu tại vụng bên trong đảo nhân tạo ở Subi.
Tuy nhiên, các phóng viên không nhìn thấy nhiều người hiện diện trên đảo nhân tạo này, như thể nó là một thị trấn ma.
Các công trình Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa. Ảnh: CNN.
Dù vậy, họ liên tục nhận được cảnh báo qua sóng radio từ hải quân Trung Quốc, yêu cầu máy bay Mỹ tránh xa khu vực để tránh "hiểu lầm đáng tiếc". Phi công Mỹ đáp lại một cách kiên quyết, khẳng định họ đang hoạt động hợp pháp trên vùng biển quốc tế.
Khi chiếc P-8 đến gần đá Chữ Thập, camera trên máy bay thu được hình ảnh khoảng 10 chiếc xe của Trung Quốc đang chạy trên đường băng tại đảo nhân tạo. Những phương tiện này tản ra khi máy bay Mỹ đến gần hơn, như thể cố gắng tìm cách tránh bị quan sát từ trên cao.
Giữa hành trình, các phóng viên và thành viên phi hành đoàn được phục vụ món mì ống rigatoni, bánh bao và bánh mì bơ tỏi, được đánh giá là ngon hơn bất cứ bữa ăn nào mà các hãng hàng không dân dụng Mỹ vẫn thường phục vụ khách hàng.
Máy bay sau đó lượn vòng quanh đá Vành Khăn, đảo nhân tạo lớn Trung Quốc bồi đắp phi pháp cuối cùng trong hành trình tuần tra, trước khi quay đầu về phía bắc để trở về căn cứ Kadena.
Tổ tác chiến tổng hợp những hình ảnh đã ghi được trong chuyến bay, thảo luận để xem họ có bỏ sót chi tiết nào không và cần phân tích thêm thông tin nào, trước khi bàn giao dữ liệu thu thập cho tình báo hải quân Mỹ.
Khi chiếc phi cơ hạ cánh xuống căn cứ Kadena, ít nhất một chiếc P-8 khác đang nổ máy, dường như sắp xuất phát hoặc vừa trở về từ một chuyến tuần tra. Cảnh tượng này củng cố một điều mà hải quân Mỹ luôn cam kết: những sứ mệnh như vậy đã được thực hiện thường xuyên và sẽ được tiếp tục trong thời gian tới.
Trí Dũng
Theo VnE
Đến lượt vợ Chủ tịch Korean Air bị điều tra vì hành hung nhân viên Cảnh sát Seoul (Hàn Quốc) ngày 23/4 đã mở cuộc điều tra cáo buộc vợ Chủ tịch hãng hàng không Korean Air hành hung nhân viên. Đây là vụ bê bối nữa liên quan đến một trong những gia đình quyền lực nhất Hàn Quốc sau khi 2 tiểu thư của họ vướng vào vòng lao lý. Bà Lee Myung-hee (Ảnh: Yonhap) Theo...