Diễn tập sự cố tàu Cát Linh – Hà Đông: Đã thông báo cho hành khách?
Nói về tình huống diễn tập sự cố bất ngờ tối 7/12, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, tại thời điểm diễn tập, trên loa truyền thanh đã phát thanh thông báo diễn tập để hành khách đi tàu nắm được.
Những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến việc đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị (metro) Cát Linh – Hà Đông bất ngờ xảy ra sự cố ở máy đếm trục tín hiệu ga Cát Linh vào tối 7/12; sau đó phía Metro Hà Nội cho biết đó chỉ là tình huống diễn tập bất ngờ mà Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đưa ra trong quá trình vận hành khai thác.
Dư luận hoài nghi rằng, vụ việc xảy ra tối 7/12 là sự cố thật, không phải là diễn tập.
Nhiều ngày qua, dư luận bày tỏ sự hoài nghi rằng, vụ việc mất tín hiệu trên tuyến metro Cát Linh – Hà Đông vào tối 7/12 là sự cố thật, không phải là diễn tập (Ảnh minh họa).
Trao đổi với PV Dân trí về vụ việc nêu trên, ông Đỗ Việt Hải – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay, đối với những cái mới, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng thì sự hoài nghi trong “một vài trường hợp” là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với tuyến metro Cát Linh – Hà Đông.
Theo ông Hải, việc diễn tập các tình huống sự cố được thực hiện theo khuyến cáo của tư vấn ACT – Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống đường sắt – trong giai đoạn đầu khai thác.
Trong khi đó, đường sắt đô thị là loại hình vận tải hành khách công cộng lần đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Việt Nam (từ 6/11/2021), trong khi trên thế giới loại hình này đã được đưa vào hoạt động từ năm 1863 tại London – Vương quốc Anh.
Video đang HOT
“Do vậy trong giai đoạn đầu khai thác, các quy trình vận hành khai thác sẽ tiếp tục được cập nhật bổ sung với yêu cầu ngày càng cao thông qua quá trình khai thác thực tế và diễn tập tình huống, với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình khai thác vận hành hệ thống đường sắt đô thị và trên hết là sự hài lòng của hành khách” – ông Hải chia sẻ.
Theo lãnh đạo Giám đốc Sở GTVT, việc diễn tập các tình huống sự cố được thực hiện theo khuyến cáo của tư vấn ACT – Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống đường sắt – trong giai đoạn đầu khai thác (Ảnh: Tiến Tuấn).
Nói thêm về tình huống diễn tập sự cố bất ngờ không báo trước vào tối 7/12, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, ngay tại thời điểm diễn tập, trên hệ thống loa truyền thanh đã phát thanh thông báo diễn tập để hành khách đi tàu nắm được.
Tiếp đó, các nhân sự của Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) tại nhà ga Cát Linh đã đứng tại cửa soát vé để xin lỗi hành khách của chuyến tàu đầu tiên sau diễn tập về sự bất tiện vừa xảy ra và đây là một trong các nội dung của quy trình đã được xây dựng.
Sau diễn tập, Metro Hà Nội cùng các bên liên quan đã có các báo cáo chi tiết và những điểm cần rút kinh nghiệm đã được kịp thời cập nhật vào quy trình vận hành.
Trước những lo lắng, băn khoăn của dư luận khi bị “diễn tập bất ngờ” có khả năng làm ảnh hưởng tới đời sống, tinh thần, công việc của hành khách, ông Hải cho biết, Sở GTVT hết sức chia sẻ về vấn đề này. Theo ông, Sở luôn trân trọng các ý kiến của hành khách, thông qua các kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là qua phương tiện truyền thông để giúp cho hệ thống đường sắt đô thị ngày càng hoàn thiện hơn.
Về kế hoạch Metro Hà Nội sẽ tiếp tục diễn tập các sự cố bất ngờ không báo trước trong thời gian tới, ông Hải cho biết Sở GTVT sẽ luôn theo sát và đồng hành cùng Metro Hà Nội trong suốt quá trình hoạt động.
“Đến thời điểm hiện nay 63 quy trình ứng phó khẩn nguy đã được các bên liên quan xây dựng, đánh giá chứng nhận dựa trên các quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị của Việt Nam và kinh nghiệm của các nước trên thế giới” – ông Hải thông tin thêm.
Trên 25.300 lượt khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông trong ngày đầu bán vé
Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) vừa cho biết, ngày 21/11 là ngày đầu tiên tổ chức bán vé tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và chở khách có thu tiền.
Các loại vé được bán tại các nhà ga, gồm: vé lượt, vé ngày, vé tháng và vé miễn phí (dành cho đối tượng ưu tiên).
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu khai thác thương mại từ ngày 21/11/2021. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Thống kê cho thấy trong ngày đầu khai thác thương mại, có tổng số 25.320 lượt khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông; với 203 chuyến tàu hoạt động từ 5h30 - 22h, tần suất 10 phút/chuyến, bảo đảm vận hành an toàn và phòng chống dịch COVID-19.
"Số lượt khách đi lại trong ngày đầu khai thác thương mại giảm hơn 42% (18.654 lượt) so với ngày hôm trước, nhưng tương đương với ngày đầu tiên khai trương vận hành tuyến (miễn phí, ngày 6/11, đạt 25.680 lượt)", đại diện Hà Nội Metro thông tin.
Trong ngày đầu khai thác thương mại do trùng vào ngày nghỉ cuối tuần (ngày Chủ nhật) nên có khá đông hành khách mua vé lượt, vé ngày, vé miễn phí để tham quan, trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội và cả nước. Bên cạnh đó, nhiều hành khách mua vé tháng để đi lại hàng ngày.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13,05km chạy trên cao, có 12 nhà ga và 13 đoàn tàu được chế tạo cho dự án. Từ 6/11, đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được đưa vào khai thác, vận hành và chở khách miễn phí 15 ngày đầu. Kết quả, vận hành 2.554 chuyến tàu an toàn, với tổng số 380.510 lượt khách.
Quãng thời gian vận hành miễn phí gồm 5 ngày cuối tuần (thứ Bảy, Chủ nhật) và 10 ngày bình thường (ngày làm việc). Số lượng khách đi tàu trong 5 ngày nghỉ đạt 192.123 lượt (trung bình 38.425 lượt/ngày), chiếm 50,5%; còn 10 ngày bình thường đạt 188.387 lượt (trung bình 18.839 lượt/ngày), chiếm 49,5% tổng số).
Bên cạnh chở khách miễn phí, từ ngày 8-20/11, nhà ga Cát Linh tổ chức giữ xe máy miễn phí cho khách đi tàu, bình quân 1.200 lượt xe/ngày.
Theo biểu đồ chạy tàu được Hà Nội Metro công bố, trong 6 tháng đầu khai thác thương mại, các đoàn tàu chở khách từ 5h30 - 22h hàng ngày, tần suất 10 phút/chuyến; thời gian tàu dừng tại ga để khách lên xuống 25-50 giây. 6 tháng tiếp theo (từ ngày 7/5-6/11/2022): từ 5h30-22h30. Giãn cách chạy tàu: giờ cao điểm 6 phút/ chuyến, giờ bình thường 10 phút/ chuyến.
Hình thức và quy trình mua vé tàu Cát Linh - Hà Đông như sau: Hành khách đi vé lượt (8.000-15.000 đồng/vé) có thể mua từ máy bán vé tự động (thực hiện theo hướng dẫn trên máy) hoặc mua trực tiếp tại quầy ở các ga. Để thuận tiện khi mua vé tại máy bán vé tự động, hành khách nên chuẩn bị tiền có mệnh giá dưới 100.000 đồng. Hành khách đi vé ngày (30.000 đồng/vé, có hiệu lực trong ngày, không giới hạn lượt đi), mua tại quầy bán vé trực tiếp.
Người mua vé tháng phổ thông (200.000 đồng/tháng; vé có tác dụng trong 30 ngày, sau 30 ngày trả lại vé cũ để lấy vé mới), mua tại quầy bán vé, cung cấp thông tin cá nhân và trả tiền sẽ được nhận vé ngay. Với vé tháng mua tập thể được giảm 30% (140.000 đồng/vé), với số lượng từ 30 người trở lên.
Mua vé tháng ưu tiên (giảm 50%, tương đương 100.000 đồng/tháng): học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp), mua tại quầy vé. Người mua cung cấp thông tin cá nhân chứng minh là đối tượng ưu tiên (như thẻ học sinh, sinh viên hoặc xác nhận là lao động tại các khu công nghiệp), nhận thẻ như vé tháng bình thường có dán tem ưu tiên.
Hành khách đi miễn phí: những người đã được cấp thẻ đi xe buýt miễn phí của Trung tâm quản lý Giao thông công cộng Hà Nội, đưa thẻ miễn phí xe buýt tại quầy vé để được phát thẻ vé 0 đồng như 15 ngày đi miễn phí.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện Hà Nội Metro cho hay, hiện đơn vị chỉ bán vé trực tiếp ở các nhà ga trên tuyến. Tuy nhiên, thời gian tới, Hà Nội Metro sẽ nghiên cứu các hình thức bán vé khác để tạo điều kiện thuận tiện nhất cho hành khách...
Tàu Cát Linh - Hà Đông đang thu hút khách như thế nào? Thống kê của Metro Hà Nội, trong 10 ngày đầu khai thác, số lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông tập trung vào các ngày nghỉ cuối tuần, lượng khách đi tàu trong những ngày thường đang tăng dần. Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) cho thấy, trong 12 ngày...