Diễn tập quốc tế chống mã độc tống tiền, tấn công mạng
Hôm nay, 27/9, 15 nước đã tham gia cuộc tập trận An toàn thông tin quốc tế với chủ đề “Điều tra, phân tích và ứng cứu sự cố mã độc tống tiền ransomware và tấn công mạng”.
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT), 15 nước này bao gồm 10 quốc gia ASEAN cùng 5 nước đối thoại Úc, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, diễn tập ACID được tổ chức tại 3 điểm Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với sự tham gia của đại diện đến từ các các đơn vị trong và ngoài Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, bao gồm các ISP lớn (VNPT, Viettel, Netnam), các doanh nghiệp làm về an toàn thông tin (BKAV), các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của các Bộ ngành, đại diện Sở TT&TT các tỉnh, Thành phố, các Tổng Công ty, các Tập đoàn lớn…
Video đang HOT
Chia sẻ về ý nghĩa của cuộc diễn tập, đại diện VCNERT cho biết, việc tổ chức hoạt động diễn tập quốc tế thường xuyên sẽ củng cố và duy trì kênh liên lạc thông suốt giữa các nước, sẵn sàng phối hợp ứng cứu sự cố an toàn mạng trong các trường hợp khẩn cấp. Đây cũng chính là cơ hội để các cán bộ kỹ thuật được rèn luyện kỹ năng trong tình huống thực tế, giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho công tác chuyên môn trong ứng cứu sự cố an toàn mạng.
Được biết, các chương trình diễn tập về an toàn thông tin do ASEAN tổ chức luôn bám theo các vấn đề nóng trong an toàn thông tin của các quốc gia trong khu vực. Năm nay, tình hình lây nhiễm mã độc mã hóa dữ liệu trong các cơ quan tổ chức ở Việt Nam diễn ra nhiều và nghiêm trọng hơn so với năm 2016. Các mã độc mã hóa dữ liệu không chỉ tấn công người dùng cá nhân (máy tính cá nhân) mà đã nhắm vào các trung tâm dữ liệu (máy chủ) với các động cơ phá hoại và trục lợi tài chính rất rõ ràng, các biến thể mã độc liên tục xuất hiện. Đặc biệt nghiêm trọng là đã bắt đầu có dấu hiệu tham gia của các tin tặc có tổ chức (các tấn công có chủ đích) và các nhóm tội phạm trong nước sử dụng các dòng mã độc mã hóa tài liệu này.
“Do đó, VNCERT đã phối hợp VNPT tổ chức chương trình diễn tập năm nay, tập trung thực hành các kỹ năng điều tra, phân tích và phản ứng với mã độc mã hóa dữ liệu và tống tiền”, ông Lịch cho biết. Các kỹ thuật viên sẽ tham gia các nhiệm vụ như: Tìm ra tất cả các hành vi của mã độc, phân tích tác động của mã độc, truy vết và mô phỏng lại cách thức tấn công mã hóa dữ liệu, điều phối để tiến hành bóc gỡ mã độc, cảnh báo và tư vấn cho các đơn vị bị ảnh hưởng về cách khắc phục, giảm thiểu rủi ro, các biện pháp phòng ngừa…
Theo Vietnamnet
Phần mềm độc hại hiện có thể tấn công được cả máy ảo
Khi muốn phân tích một phần mềm độc hại, các nhà nghiên cứu thường sử dụng máy ảo nhằm giúp hệ thống chính không bị nhiễm độc, và khi muốn thoát khỏi phần mềm độc hại chỉ việc tắt máy ảo là xong.
Phần mềm độc hại ngày càng thông minh hơn để ẩn mình trước các nhà nghiên cứu Ảnh: Reuters
Nhưng một phát hiện gần đây cho thấy các phần mềm độc hại đã thay đổi cách thức làm việc, bằng cách phát hiện ra liệu hệ thống mà chúng đang chạy sẽ là nạn nhân thực sự hay chỉ đơn giản là được dùng để thử nghiệm và phân tích, theo Neowin.
Caleb Fenton - nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật SentinelOne Caleb (Mỹ) phát hiện ra kỹ thuật mới của tin tặc khi cố gắng mở khóa một phần mềm độc hại đính kèm một tập tin tài liệu với macro. Tuy nhiên, mã độc đã từ chối hoạt động khi nó phát hiện ra rằng hệ thống này không có thật.
Ông Fenton cũng nhận thấy rằng các phần mềm độc hại mới có thể phát hiện ra nó thực sự đang chạy trên một máy ảo dựa vào thông tin về địa chỉ IP. Nó sẽ kiểm tra xem địa chỉ IP đó có giống với một nhà cung cấp bảo mật hoặc sandbox - một dạng phần mềm ảo hóa cho phép các phần mềm hoạt động trong môi trường ảo đã được cách ly. Nếu đúng, nó sẽ chấm dứt hoạt động.
"Nếu phần mềm độc hại đủ thông minh để biết khi nào nó đang được chạy thử nghiệm trong một máy ảo, nó có thể tránh làm bất cứ hành vi đáng ngờ hoặc nguy hiểm, từ đó làm mất thời gian để các nhà nghiên cứu phát hiện", Fenton cho biết thêm.
Được biết, các phần mềm độc hại gần đây thường tận dụng macro trên tài liệu Word để tấn công người dùng. Chúng thường được ngụy trang như một số tài liệu quan trọng, và sẽ yêu cầu nạn nhân kích hoạt các macro để xem nội dung.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia an ninh, mọi người cần phải cẩn thận với các tập tin lạ được tải từ internet, bởi các mã độc ngày nay đang trở nên thông minh hơn và phức tạp hơn theo thời gian.
Theo Thanh Niên
Sắp có đường truyền dữ liệu tức thời không thể hack Hai nhóm nhà nghiên cứu khoa học độc lập vừa thành công trong việc gửi thông tin lượng tử qua mạng cáp quang với khoảng cách xa nhất lên đến 12,5 km tại các thành phố Calgary (Canada) và Hợp Phì (Trung Quốc). Tín hiệu đường truyền trong tương lai có thể được mã hóa không thể hackẢnh: Shutterstock Theo ScienceAlert, thí nghiệm...