Diễn tập liên hợp phòng chống khủng bố Việt Nam – Trung Quốc
Cuộc diễn tập nhằm tăng cường hợp tác, nâng cao tinh thần cảnh giác và kỹ năng xử lý tình huống của cả hai bên trong phòng chống khủng bố.
Sáng 30/7, tại huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lào Cai – Việt Nam và Chi đội Công an Biên phòng châu Hồng Hà, Vân Nam – Trung Quốc đã phối hợp diễn tập liên hợp phòng chống khủng bố Trung – Việt “Sông Hồng 1 năm 2015″.
Tình huống giả định tại cầu Hồ Kiều, Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Ảnh: Báo Lào Cai.
Cuộc diễn tập diễn ra với tình huống giả định: Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai nhận được thông báo từ phía Biên phòng Trung Quốc có 7-9 phần tử sau khi thực hiện các hành động khủng bố tại một địa phương phía Trung Quốc đã chạy trốn đến khu vực biên giới, lợi dụng để xuất cảnh trái phép sang Việt Nam. Hai bên đã cùng phối hợp tác chiến với nhiều mũi khác nhau, tiêu diệt và bắt được các đối tượng khủng bố.
Video đang HOT
Diễn tập liên hợp phòng chống khủng bố Trung – Việt “Sông Hồng 1 năm 2015″ là hoạt động liên hợp phòng chống khủng bố với quy mô lớn nhất, binh lực được điều khiển nhiều nhất do Bộ đội Biên phòng 2 nước thực hiện.
VietBao.vn (Theo_Zing News
TP HCM muốn vay 422 triệu USD tiếp tục chống ngập
Để giải quyết ngập cho vùng trung tâm và cải thiện vệ sinh môi trường, TP HCM xin phép vay 422 triệu USD từ Ngân hàng thế giới.
UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt dự án quản lý rủi ro ngập nước trên địa bàn với tổng số vốn 461 triệu USD (gần 9.900 tỷ đồng) vào danh mục các dự án vay vốn Ngân hàng thế giới năm tài khóa 2015-2017.
Trong đó, phần vốn vay là 422 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng chủ yếu để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý.
Những năm qua TP HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để chống ngập, song chưa khả quan. Ảnh: An Nhơn.
Đây là dự án được xây dựng nhằm chống ngập, thoát nước và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan cho lưu vực Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên; Xây 2 cống ngăn triều để kiểm soát triều cho khu vực trung tâm thành phố; Nâng cao năng lực quản lý, điều và vận hành hệ thống phòng chống ngập, thoát nước thải, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, vận hành liên hồ chứa, quản lý khai thác nước ngầm và phát triển đô thị...
Dự án gồm 3 phần: Xây dựng năng lực quản lý tích hợp rủi ro ngập nước đô thị (hiện đại hóa các hệ thống quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn, hệ thống quản lý dữ liệu rủi ro ngập nước, chương trình quản lý chất lượng nước kênh...); Các can thiệp công trinh ưu tiên để giảm ngập (xây 2 cống kiểm soát triều ở đầu kênh Vàm Thuật và rạch Nước Lên, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên, xây hệ thống cống bao chính trên quận Gò Vấp...) và phần hỗ trợ thực hiện.
Những năm qua TP HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để chống ngập, song hiệu quả chưa được như mong muốn. Chỉ tính riêng trong 3 năm (2011-2013) thành phố đã chi 8.178 tỷ đồng cho các dự án này. Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân từng cho rằng, thành phố nằm trong vùng bị ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu nên chỉ có thể phòng để giảm thiệt hại chứ khó chống ngập triệt để.
Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mức triều cường tại khu vực TP HCM trong những năm gần đây luôn tăng. Cụ thể, năm 2006 đỉnh triều đạt 1,44 m; năm 2007 đạt 1,49 m... năm 2011 đạt 1,59 m; năm 2012 là 1,62m; 2013 là 1,68 m.
Tối 10/10/2014, triều cường đo được tại sông Đồng Điền đạt 1,7 m. Đây là mức triều cao nhất trên hệ thống sông rạch của TP HCM và lần đầu tiên xuất hiện tại Nhà Bè từ trước tới nay.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Ban hành Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục nơi công sở Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam được Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam công bố sáng nay 25.5, tại Hà Nội nhằm phòng chống và xử lý các vi phạm về quấy rối...