Diễn tập hàng không: Tiêu diệt 15 tên khủng bố, giải cứu con tin an toàn
Buổi diễn tập xử lý tình huống “Tấn công tiêu diệt khủng bố, giải thoát con tin, rà phá bom mìn, cứu hộ, cứu nạn tại Ga Quốc tế – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất” sẽ được tổ chức chính thức vào ngày 30.11.2013.
Thượng tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó chánh văn phòng Công an TP.HCM đang thông tin về kết quả giả định tiêu diệt khủng bố
Buổi diễn tập sắp tới là hoạt động thường niên theo thông lệ hàng không quốc tế, với sự tham dự của 44 hãng hàng không trong và ngoài nước do Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không TP.HCM phối hợp với Tổng công ty hàng không Việt Nam và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TSN) tổ chức.
Tại buổi họp báo trưa 28.11, ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế TSN, ủy viên Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không TP.HCM, cho biết nội dung kịch bản của buổi diễn tập lần này diễn ra như sau:
Sáng 30.11, có 15 tên khủng bố đi trên 3 ô tô, mang theo 3 kiện hành lý (có chứa thuốc nổ và vũ khí) đi vào khu vực sân bay quốc tế TSN để làm thủ tục lên máy bay.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, lực lượng an ninh sân bay đã phát hiện 1 trong 15 tên có giấu một khẩu súng ngắn trong người nên đưa về Trung tâm an ninh hàng không để kiểm tra.
Bị phát hiện, nhóm khủng bố đã nổ súng giải vây cho đồng bọn.
Vụ xả súng đã làm cho 2 người của cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ tại cửa khẩu sân bay TSN tử nạn và nhiều hành khách đi máy bay bị thương. Đồng thời, bọn chúng đã bắt, khống chế nhiều người làm con tin.
Lập tức, vụ việc đã được cấp báo cho lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế TSN.
Video đang HOT
Quang cảnh của buổi họp báo về cuộc diễn tập xử lý tình huống khẩn nguy hàng không
Ngay sau đó, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không TP đã huy động hơn 1.000 người của các lực lượng Công an TP.HCM, Bộ Tư lệnh TP, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy… tham gia triển khai phương án giải cứu con tin và tiêu diệt nhóm khủng bố.
Phương án đầu tiên là di dời máy bay ra khỏi đường ống (hành khách lên máy bay bằng đường ống – PV) để tránh xảy ra trường hợp bọn khủng bố cướp máy bay.
Khi lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường thì nhóm khủng bố đã đưa con tin xuống tầng trệt của sân bay để dễ dàng kiểm soát và tìm đường tẩu thoát.
Trước tình huống này, lực lượng phối hợp đã sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại rà soát và phát hiện bên trong sân bay có cài đặt bom mìn, bom hóa học nên tìm cách phong tỏa hiện trường và sơ tán mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Ông Đặng Tuấn Tú đang trình bày về nội dung kịch bản giả định
Lực lượng công binh rà phá bom mìn có mặt dùng robot, chó nghiệp vụ vô hiệu hóa thành công bom mìn được cài đặt trước đó. Cuối cùng, lực lượng phối hợp đã tiêu diệt và bắt gọn 15 tên khủng bố nguy hiểm, đồng thời giải cứu con tin an toàn.
“Buổi diễn tập “thí điểm” vào sáng 28.11 đã thành công tốt đẹp. Mặc dù được tổ chức ngay tại sân bay nhưng vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao, buổi diễn tập vừa đảm bảo được an ninh trật tự tại khu vực sân bay trong suốt buổi, không làm xáo trộn, hoang mang cho hành khách. Buổi diễn tập sáng 28.11 là bước đệm cho buổi diễn tập chính thức diễn ra vào ngày 30.11 sắp tới”, một cán bộ của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không TP.HCM cho biết.
Theo TNO
Thất kinh chuyện qua đường
Chuyện tưởng như đơn giản, nhưng thực tế người đi bộ băng qua đường thật không dễ dàng với mật độ xe cộ dày đặc trên đường phố.
Người đi bộ phải đi thành nhóm để có thể qua đường - Ảnh: Bạch Dương
Sợ hơn... vác súng ra chiến trường
Não bộ phải xử lý như một cái máy, tự tránh anh nào đang vừa lái xe vừa nhắn tin điện thoại, chú ý anh nào vừa chạy vừa kiếm số nhà, đoán hướng bác nào bị che chắn tầm nhìn không thấy mình... để quyết định đứng im, chạy, nhảy, đi thụt lùi hay từ từ tiến tới. Những chỗ không có đèn tín hiệu thì còn dễ sợ còn hơn là vác súng ra chiến trường
Ông Duke Godwin
Vừa được chúng tôi dẫn qua giao lộ Thủ Khoa Huân - Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM), ông Duke Godwin (đến từ Thụy Sĩ) thở phào: "Hình như vạch kẻ đường của bạn chỉ vẽ để trang trí. Dù có đèn tín hiệu hay không, xe cộ vẫn liên tục lưu thông nên chúng tôi không thể nào đi sang được đường bên kia". Ông Duke Godwin cho hay trước khi sang VN du lịch, ông đã lên mạng tìm hiểu, học kinh nghiệm về chuyện... đi bộ ở VN.
Tuy nhiên, sau 2 tuần ở TP.HCM và Hà Nội, vị khách từng đi du lịch nhiều nước trên thế giới đúc kết: "Ở VN, chúng tôi không có nhiều chỗ trống trên vỉa hè để đi bộ. Thỉnh thoảng còn phải xuống lòng đường đi chung với xe cộ. Còn qua đường thì thật khủng khiếp! Có người bảo: cứ bình tĩnh, hiên ngang mà đi như người VN, mọi phương tiện sẽ tránh bạn. Nhưng đừng dại dột nghe theo. Dù đèn xanh cho người đi bộ đã sáng nhưng vẫn phải quan sát tứ phía, xe máy vẫn rẽ trái, rẽ phải ào ào... Vì vậy, não bộ phải xử lý như một cái máy, tự tránh anh nào đang vừa lái xe vừa nhắn tin điện thoại, chú ý anh nào vừa chạy vừa kiếm số nhà, đoán hướng bác nào bị che chắn tầm nhìn không thấy mình... để quyết định đứng im, chạy, nhảy, đi thụt lùi hay từ từ tiến tới. Những chỗ không có đèn tín hiệu thì còn dễ sợ hơn là vác súng ra chiến trường. Sơ sảy một chút là có thể chết trong vòng vây xe cộ đen kịt đến nghẹt thở".
Ngày 23.9 vừa qua, ông Blankenstein (46 tuổi, quốc tịch Hà Lan) băng qua đường tại khu vực có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ trên đường Bùi Thị Xuân (Q.1) thì bất ngờ bị một người điều khiển xe máy tông vào khiến ông té ngã ra đường. Ngay lúc đó, một xe máy khác chạy hướng ngược lại không tránh kịp tiếp tục đụng vào ông. Hai cú va chạm liên tiếp khiến ông Blankenstein bị thương khá nặng, cổ không thể cử động.
Đặc biệt, vụ tai nạn xảy ra với bà Miyamoto Michiko (50 tuổi, quốc tịch Nhật Bản) vào chiều 30.9 quá thương tâm. Bà Michiko (bị khuyết tật) đi xe buýt đến khu vực trung tâm, rồi định đón thêm một tuyến xe buýt nữa về nhà ở Q.7. Khi đến Trạm điều hành xe buýt Bến Thành, bà Michiko xuống xe chống nạng đi bộ qua đường nhưng bất ngờ bị trượt té xuống đường. Đúng lúc này một chiếc xe buýt vừa trả khách xong chạy tới không thắng kịp đã cán qua người khiến bà Michiko tử vong tại chỗ.
Qua đường đúng vạch xe cộ vẫn không nhường đường - Ảnh: Bạch Dương
Những lo lắng, bất an của nhiều người nước ngoài khi đến VN về vấn đề giao thông ở những TP lớn với lượng phương tiện đông đúc là có cơ sở. Mỗi khi bước chân ra đường, nỗi ám ảnh rủi ro tai nạn luôn rình rập bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Vì vậy, mới có chuyện du khách kháo nhau rằng nếu du lịch mạo hiểm chưa đủ thì cứ đến VN mạo hiểm với giao thông
Cho trèo qua dải phân cách ?
Đèn ưu tiên: có cũng như không Tại nhiều nước, người đi bộ được ưu tiên tuyệt đối. Cụ thể, trong khu dân cư, đường nội bộ thấy người đi bộ băng ngang đường các phương tiện giao thông đều dừng lại, nhường đường ngay; khi nào người đi bộ an toàn, xe mới tiếp tục lăn bánh. Ngoài các giao lộ có tín hiệu đèn giao thông, ở một số con đường có mật độ giao thông cao, khi muốn băng qua đường, người đi bộ có thể sử dụng trụ đèn tín hiệu có nút vỗ ưu tiên. Ở TP.HCM cũng có khoảng gần 20 đèn vỗ ưu tiên cho người đi bộ sang đường nhưng cái thì hỏng, cái thì không ai biết mà dùng.
Không chỉ có du khách nước ngoài mà ngay cả người dân ở các thành phố lớn, mỗi khi cần băng ngang đường cũng phải nín thở. Ngoài việc đi thành nhóm, người đi bộ phải dùng mọi phương tiện có thể như giơ cao tay, vẫy nón, vẫy khăn, thậm chí có người phải thổi còi báo hiệu mới qua đường được.
Nghị định 71/2012 (sửa đổi một số điều của NĐ 34/2010/ của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) quy định phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi "Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Chuyển hướng không nhường đường cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ". Tuy nhiên, hành vi không nhường đường cho người đi bộ chưa thấy bị xử phạt.
Luật sư Trần Ngọc Quý (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: Quyền của người đi bộ được ưu tiên lưu thông khi đi trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, các phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường đã được pháp luật quy định tại khoản 4 điều 11 luật Giao thông đường bộ năm 2008. "Nhưng trên thực tế quyền này không được tôn trọng. Không ai nhường đường nên dù đi đúng vạch hay không đúng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ cũng không khác gì nhau. Người đi bộ vẫn phải căng thẳng đầu óc, len lỏi giữa dòng xe cộ vì không ai nhường đường", luật sư Quý nói.
Người đi bộ hoảng hốt mỗi khi phải qua đường - Ảnh: Diệp Đức Minh
Hơn nữa, việc cơ quan chức năng bố trí phần đường dành cho người đi bộ không hợp lý, thiếu khoa học đã góp phần vào tình trạng người đi bộ vi phạm luật, qua việc vẽ vạch kẻ đường cho người đi bộ ở bất cứ đâu. Trên đường phố, đôi khi vẫn thấy những vạch kẻ đường dành cho người đi bộ cho trèo qua dải phân cách vi phạm luật như trên đường Phạm Hồng Thái (Q.1), Cộng Hòa (Q.Tân Bình)...
Theo thống kê sơ bộ của Phòng CSGT đường bộ và đường sắt (PC67) - Công an TP.HCM, năm 2013, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 64 vụ TNGT (giảm so với năm 2012) liên quan đến người đi bộ làm 64 người chết. Một lãnh đạo của Đội Tham mưu (PC64) cho biết: Trước tình hình này, PC67 khuyến cáo người dân mỗi khi băng qua đường nên đi đúng phần đường dành cho đường bộ (vạch kẻ dưới đường). Tuy nhiên, có một số trường hợp người đi bộ dưới lòng đường bị TNGT tử vong là rất đáng tiếc vì do lề đường bị lấn chiếm buộc nạn nhân phải xuống lòng đường nên mới gặp nạn. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông TP.HCM, năm 2012, trong số 873 vụ TNGT đường bộ, làm 742 người chết thì TNGT liên quan đến người đi bộ có 137 vụ (16%), làm chết 126 người (chiếm 17%). Theo thống kê của tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 491 vụ TNGT nghiêm trọng làm chết 237 người. Trong số này có 22 vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ với 15 người thiệt mạng; so với cùng kỳ năm 2012, số người đi bộ gây tai nạn và chết tăng 6 trường hợp. Còn ở Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 14 vụ TNGT có liên quan giữa người đi bộ và các phương tiện cơ giới làm 14 người chết... Riêng va chạm giữa xe cơ giới và người đi bộ xảy ra hàng chục vụ làm nhiều người bị thương tật.
Theo TNO
Giải mã vụ mặt đường tự nổ và cháy Hôm qua 2.11, theo nguồn tin từ Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM cho biết, sở này đã chính thức báo cáo UBND TP.HCM về vụ mặt đường tự nổ và bốc cháy xảy ra trên đường Bình Lợi (P.13, Q.Bình Thạnh) vào sáng 28.10 (Thanh Niên đã thông tin). Lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường vụ cháy nổ mặt đường -...