Diễn tập Hải quân Nhật – Trung
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản (MSDF) đã tiến hành cuộc diễn tập chung với Hải quân Trung Quốc.
Tàu của hải quân Nhật Bản tại căn cứ Yokosuka ở tỉnh Kanagawa. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Đài truyền hình NHK dẫn lời các quan chức của MSDF cho biết cuộc diễn tập diễn ra ở vùng biển phía Nam Nhật Bản từ hôm 16/10 với sự tham gia của tàu khu trục Samidare của Nhật Bản và tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường Taiyuan của Trung Quốc. Các tàu chiến của hai nước đã thử nghiệm liên lạc vô tuyến và các thủ tục phối hợp khác trong lúc đang di chuyển cạnh nhau.
Theo NHK, cuộc diễn tập này là nỗ lực mới nhất của hai nước nhằm khôi phục lại các hoạt động giao lưu quốc phòng, vốn đã tạm ngừng do tình trạng căng thẳng trong quan hệ song phương liên quan tới quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Đây là lần đầu tiên MSDF diễn tập chung với Hải quân Trung Quốc kể từ năm 2011.
Video đang HOT
Trước đó, tháng 4 vừa qua, Nhật Bản đã cử một tàu của MSDF tới Trung Quốc lần đầu tiên trong hơn 7 năm qua để tham gia vào cuộc thao diễn của nước này. Các quan chức của MSDF cho biết họ sẽ tiếp tục theo dõi các hoạt động trên biển của Trung Quốc nhưng cũng hy vọng xây dựng quan hệ tin cậy với Hải quân Trung Quốc thông qua các hoạt động giao lưu.
Theo Đào Thanh Tùng (TTXVN)
Tướng hải quân Mỹ nói "điều không ngờ" về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong hành trình di chuyển qua Biển Đông trên tàu sân bay USS Ronald Reagan, Chuẩn Đô đốc George Wikoff đã ấn tượng trước cách hành xử chuyên nghiệp của hải quân Trung Quốc.
"Họ duy trì thái độ tôn trọng mà theo chúng tôi đánh giá là một người chuyên nghiệp sẽ làm như vậy", Bloomberg dẫn lời Chuẩn Đô đốc George Wikoff phát biểu khi đứng trên tàu sân bay USS Ronald Reagan hôm 16/10.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và nhóm tàu sẵn sàng đổ bộ USS Boxer di chuyển theo đội hình trên Biển Đông. (Ảnh: EPA)
"Đó là thái độ rất thân thiện và tôi nghĩ họ đã rất chuyên nghiệp và đây là điều mà tôi muốn nói về cả hai bên", ông Wikoff, người vừa đảm nhận cương vị Chỉ huy Đơn vị tác chiến số 70 cách đây hai tuần, nói thêm.
Trên hành trình di chuyển qua Biển Đông, tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ đã được một tàu khu trục và hai tàu tuần dương đi theo hộ tống. Tàu sân bay USS Ronald Reagan đang trên đường tới Singapore. Sự hiện diện của tàu USS Ronald Reagan là một phần trong sứ mệnh tuần tra Biển Đông nhằm thách thức Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở vùng biển chiến lược.
Lâu nay, thông qua cái gọi là bản đồ "đường chín đoạn", Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại hơn 3,4 ngàn tỷ USD/năm. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Chính quyền Bắc Kinh còn biện minh cho việc mở rộng hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc trên Biển Đông là nhằm bảo vệ những tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Tuy nhiên, theo Mỹ, hành động của Trung Quốc hướng tới mục tiêu "giành quyền kiểm soát hiệu quả toàn bộ diện tích Biển Đông".
Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy trì "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở cửa và tự do". Mỹ còn thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược kể từ năm 2015. Lần gần nhất là vào tháng Chín, Mỹ đã cho điều động tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer tiến hành hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang tìm cách đẩy mạnh năng lực quân sự để đối phó với sự phát triển nhanh chóng của kho tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc. Theo Lầu Năm Góc, các loại vũ khí mà Trung Quốc đổ tiền đầu tư là nhằm phục vụ năng lực "chống thâm nhập/chống tiếp cận".
Hôm 1/10, nhân lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh, Trung Quốc đã cho ra mắt một loạt vũ khí hiện đại do nước này tự sản xuất gồm tên lửa đạn đạo DF-17. Đây là vũ khí được xem có khả năng vượt mặt các hệ thống phòng không của Mỹ. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn cho công khai UAV trinh sát DR-8 được thiết kế để tiêu diệt các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của đối phương.
Theo Tướng Wikoff, ông "không hề lo lắng" về sự an toàn của các lực lượng Mỹ hoạt động trên Biển Đông.
"Tôi đã ngủ rất ngon vào đêm qua, tôi cũng đã ngủ rất ngon vào đêm hôm trước và cả khi chúng tôi di chuyển qua Biển Đông", ông Wikoff chia sẻ.
Trái lại, sự xuất hiện của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đã khiến Trung Quốc tỏ ra khó chịu. Theo China Daily, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Mỹ "phô trương sức mạnh trong khu vực".
Điều đáng nói là trong tuyên bố, ông Wikoff cũng đã xác nhận thông tin trong quá trình di chuyển trên Biển Đông, tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ bị một vài chiến hạm Trung Quốc bám đuôi.
"Chúng tôi không hề ngạc nhiên và điều này là hiển nhiên", ông Wikoff kết luận.
Theo infonet
Ảnh vệ tinh tiết lộ xưởng đóng tàu sân bay Trung Quốc Ảnh vệ tinh độ phân giải cao cho thấy quá trình đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc với kích cỡ thực diễn ra cùng với hoạt động mở rộng xưởng đóng tàu. Hình ảnh nhà máy đóng tàu Giang Nam, ngoại ô Thượng Hải được chụp vào tháng 9 và được Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế...