Điện Ngọc – “Viên ngọc” động lực thúc đẩy vùng đông Điện Bàn
Với lợi thế nằm giữa hai TP.Đà Nẵng và TP. Hội An, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn ( Quảng Nam) đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển thương mại dịch vụ (TMDV), công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Huyến – Chủ tịch UBND phường Điện Ngọc – cho biết: “Chỉ sau 2 năm, từ khi chuyển lên phường, Điện Ngọc đã “thay da đổi thịt”, khoác lên mình dáng dấp của một đô thị. Sự đổi thay dễ nhận thấy nhất là cuộc sống của người dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều tuyến đường luôn sáng – xanh – sạch; nhà cửa khang trang; cơ sở hạ tầng điện đường – trường – trạm được đầu tư, xây dựng, nhiều hoạt động dịch vụ, vui chơi, giải trí phát triển…”.
Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc là động lực phát triển kinh tế – xã hội cho Điện Ngọc nói riêng và thị xã Điện Bàn nói chung. Ảnh: Hậu Nghĩa
Cũng theo ông Huyến: “Ngay từ khi có quyết định thành lập phường Điện Ngọc, UBND phường đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện, đường, trường, trạm… Nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành trong tỉnh, nhất là UBND thị xã Điện Bàn, thời gian qua trên địa bàn đã có nhiều dự án quan trọng là động lực cho sự phát triển của địa phương như: Dự án sân golf, Trường đa cấp Hoàng Sa, Trường Cao đẳng Tâm Trí, Trường Đại học Nội vụ khu vực miền Trung…”.
Video đang HOT
Ông Phan Văn Huyến cho biết thêm: Xác định phát triển TMDV là một trong những mục tiêu quan trọng, quyết định sự đi lên của phường, UBND phường tạo điều kiện và đưa ra nhiều giải pháp để phát triển. Nhất là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh; đồng thời thu hút các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, tiểu thương vào đầu tư và kinh doanh trên địa bàn. Ngoài ra, tăng cường quản lý thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng giả… tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần bình ổn thị trường. Vì vậy, tốc độ phát triển TMDV của Điện Ngọc tương đối nhanh, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú.
Ông Trịnh Văn Lượng – Phó Chủ tịch UBND phường Điện Ngọc – cho biết: “Hiện phường Điện Ngọc có trên 80 doanh nghiệp, gần 800 hộ kinh doanh TMDV, chợ Điện Ngọc thu hút hàng trăm hộ kinh doanh… Mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận. Năm 2017, tổng giá trị kinh tế của Điện Ngọc ước đạt 1.949 tỷ đồng, đạt 103,89% kế hoạch năm, tăng 21,57% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó ngành dịch vụ ước đạt 1.368,2 tỷ đồng, chiếm 70,17% trong tổng giá trị kinh tế; công nghiệp 513,7 tỷ đồng, chiếm 26,35%; nông nghiệp ước đạt 67,84 tỷ đồng, chiếm 3,48%”.
Theo ông Lượng, những năm qua, nhiều nhà đầu tư đã đến với Điện Ngọc, nhờ vậy cơ cấu lao động đang dần chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và TMDV. Đặc biệt, khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc đóng trên địa bàn phường đã thu hút được nhiều dự án, tạo công ăn việc làm cho con em trên địa bàn. Nhờ đó đời sống người dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của phường đạt 47 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 0,91%.
Theo Danviet
Chuyện của những người lính vá đường
Thời gian qua, hội viên cựu chiến binh xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi luôn quan tâm đến công tác duy tu nâng cấp, sửa chữa lộ giao thông nông thôn. Từ đó, nhiều tuyến đường được sửa chữa bằng phẳng, tạo điều kiện cho việc đi lại của người dân trên địa bàn xã ngày càng thuận lợi hơn.
Tuyến lộ đal kênh Nông Trường, ấp Tấn Ngọc Đông, xã Ngọc Chánh có chiều dài hơn 3.000 m. Do lộ được xây dựng từ lâu và gần mé sông nên có nhiều điểm xuống cấp, đặc biệt tại những cống xổ tôm, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân. Bà con ở đây cho biết, có nhiều vụ tai nạn đã xảy ra tại các điểm sụp lún.
Cựu chiến binh xã Ngọc Chánh tham gia sửa chữa lộ nông thôn.
Trước thực tế trên, Hội Cựu chiến binh xã Ngọc Chánh đã vận động hội viên cùng nhau bỏ tiền và ngày công để nâng cấp, sửa chữa những điểm hư hỏng. Đây là tuyến lộ về xã Thanh Tùng, hằng ngày có hàng ngàn lượt người và phương tiện qua lại nên việc sửa chữa những điểm hư hỏng là điều rất cần thiết.
Ông Trần Quốc Đoàn, cựu chiến binh ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh, bày tỏ: "Tuyến lộ này bị bong tróc, cựu chiến binh chúng tôi bàn nhau cùng sửa lộ cho bà con đi lại dễ dàng, vừa góp phần cùng với địa phương xây dựng nông thôn mới".
Ông Phan Thanh Liêm, cựu chiến binh ấp Hiệp Hoà, xã Ngọc Chánh, phấn khởi nói: "Chúng tôi cùng nhau làm lộ. Chúng tôi nghĩ rằng, mình làm gì được cho địa phương thì làm. Sửa lộ giúp Nhân dân đi lại được tốt là điều cần thiết, vừa làm đẹp quê hương".
Từ đầu năm đến nay, Hội Cựu chiến binh xã Ngọc Chánh đã vận động hội viên sửa chữa được hơn 4.000 m lộ đal, ban dầm, sửa chữa 6.000 m lộ đất đen và trồng hơn 12.000 cây chống xói lở dọc theo các tuyến lộ nông thôn.
Ông Nguyễn Ngọc Dưỡng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ngọc Chánh, cho biết: "Sắp tới, chúng tôi vẫn duy trì nhiệm vụ này. Nơi nào có lộ bong tróc, hư hỏng thì chúng tôi vận động anh em, các nhà hảo tâm cùng nhau đóng góp, mà chủ công là hội viên chúng tôi để sửa chữa lộ"./.
Theo Thùy Mỵ (Báo Cà Mau)
Lời giải cho "bài toán khó" có tên: Nợ đọng trong nông thôn mới Nợ đọng xây dựng nông thôn mới (NTM) là "bài toán khó" với hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, ở những xã mà chúng tôi ghi nhận dưới đây đã có nhiều cách làm hay và hiệu quả để hạn chế tối đa nợ đọng trong xây dựng NTM. Cách làm từ cơ sở Năm...