Điện Ngọc 1 – điểm sáng HTXkiểu mới ở xứ Quảng
Ông Phạm Kiệt – Giám đốc HTX nông nghiệp Điện Ngọc I (thị xã Điện Bàn) cho biết, với vai trò làm “bà đỡ” cho bà con nông dân, các dịch vụ chủ yếu của HTX là tổ chức hướng dẫn sản xuất, khuyến nông; sản xuất và tiêu thụ giống lúa, dịch vụ thủy lợi; cung ứng vật tư; bảo vệ thực vật, thu hoạch…
Hiện nay, HTX Điện Ngọc I đảm nhận 135ha đất lúa tập trung ở 4 khối phố Viêm Trung, Ngân Hà, Ngân Giang, Ngân Câu, trong đó có 25ha lúa giống, với các dịch vụ như: bảo vệ thực vật, thủy nông, điều hành sức kéo và thu hoạch. Để hoạt động hiệu quả, đơn vị thành lập hẳn một đội ngũ kỹ thuật chịu trách nhiệm theo dõi thường xuyên và kịp thời xử lý dịch hại, nhờ vậy hạn chế được tình trạng mất mùa do sâu bệnh phá hoại, năng suất lúa bình quân đạt 65 tạ/ha năm 2017, tăng 5 tạ so với năm 2016.
Nhờ kinh doanh đã ngành nghề, trong đó lĩnh vực xăng dầu đã giúp cho HTX Nông nghiệp Điện Ngọc I ngày càng phát triển. Ảnh: Đ.N
“Với chừng đó diện tích, hàng năm chúng tôi thu phí các dịch vụ của bà con khoảng 170 triệu đồng, nguồn thu không đủ bù chi, nhưng HTX luôn lấy nguồn từ các hoạt động kinh doanh khác để bù đắp chi phí, để HTX thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các thành viên và là “bà đỡ” cho kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp” -ông Kiệt khẳng định.
Theo ông Kiệt, thị xã Điện Bàn nói chung và xã Điện Ngọc nói riêng là địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Vì thế, nếu chỉ ưu tiên đầu tư các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp thuần túy thì HTX Điện Ngọc I khó có thể trụ vững. “Hiện nay, ngoài các dịch vụ nông nghiệp, HTX còn kinh doanh xăng dầu, kinh doanh điện năng. Hàng năm HTX bán khoảng 1,5 triệu lít xăng dầu, doanh thu từ 20 – 22 tỷ đồng, lãi 350 triệu đồng là nguồn thu chính của HTX” – ông Kiệt nói.
Ngoài ra, lĩnh vực điện năng cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho đơn vị, mỗi năm HTX dành trên 500 triệu đồng để đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện… Thời gian qua, HTX đã đầu tư 13km đường dây hạ thế để truyền tải điện, 1km điện đường từ khối phố Viêm Trung đi cầu Sắt, bình quân mỗi năm HTX cung cấp 3,8 triệu kWh điện, cho 1.830 khách hàng. Bên cạnh đó, HTX còn sản xuất nước uống đóng chai mang nhãn hiệu Ngân Hà, cho thuê mặt bằng làm bãi cát sạn, cho thuê nhà xưởng làm cơ sở in hoa trên vải và gia công mắm ruốc…
Ông Kiệt cho biết thêm, với nguồn vốn vài chục triệu đồng từ ngày mới thành lập (năm 1978), đến nay tổng tài sản của HTX Điện Ngọc I là trên 7 tỷ đồng, doanh thu năm 2016 đạt 26 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 547 triệu đồng, HTX giải quyết thường xuyên cho 35 lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 4 -4,5 triệu đồng/người/tháng.
Video đang HOT
Ôông Trịnh Văn Lượng – Phó Chủ tịch UBND phường Điện Ngọc cho biết, HTX Điện Ngọc I không chỉ là đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả mà còn tham gia tích cực các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương như: Tài trợ điện năng cho 4 nhà văn hóa; hỗ trợ trẻ em nghèo, mồ côi, người khuyết tật và phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng…
Theo Danviet
Cửa biển bị bồi lấp, hàng trăm tàu thuyền bị mắc kẹt
Ảnh hưởng của cơn bão số 12 và đợt lũ lớn vừa qua đã làm bồi lấp nghiêm trọng ở khu vực cửa biển Cửa Đại (TP Hội An), hàng trăm tàu thuyền của ngư dân địa phương và vùng lân cận không thể ra khơi.
Theo quan sát của PV tại khu vực cửa biển Cửa Đại, nhiều đoạn cửa biển Cửa Đại bị bồi lấp nghiêm trọng, một số đoạn nước chỉ sâu chưa tới gần 2m khiến nhiều tàu cá công suất lớn, nhỏ của ngư dân ở các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, thị xã Điện Bàn và TP Hội An phải nằm bờ.
Bên cạnh đó, nhiều tàu hàng vận chuyển nhu cầu yếu phẩm cho người dân đảo Cù Lào Chàm qua khu vực cửa biển này cũng rất khó khăn.
Một ghe của ngư dân vừa đi vừa dùng sào dò đáy biển để tránh mắc cạn
Theo nhiều ngư dân TP Hội An, tình trạng bồi lấp nghiêm trọng ở khu vực Cửa Đại xảy ra cách đây khoảng 1 tuần. Hiện nay, mực nước ở khu vực cửa biển chỉ sâu từ 1,7- 2m nước, những ghe nhỏ và tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn đều không thể ra vào.
Các ngư dân cho biết, việc bồi lấp cửa biển Cửa Đại đã xảy ra nhiều năm nay. Đặc biệt, vào mùa mưa bão thì tình trạng bồi lấp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các tàu cá của ngư dân địa phương ra khơi và vào tránh trú bão.
Các lực lượng chức năng đi kiểm tra tình trạng bồi lấp biển Cửa Đại
Ông Nguyễn Ngọc Mỹ (trú phường Cửa Đại, TP Hội An, chủ tàu cá QNa 92440 có công suất hơn 40CV) cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, tàu cá của ông không thể nào ra khơi được. Nguyên nhân do luồng lạch ở cửa biển Cửa Đại bị bồi lấp nghiêm trọng nên các tàu có công suất trên 20CV ra cửa biển này dễ bị mắc cạn.
Còn ông Lê Hải - một ngư dân cũng trú phường Cửa Đại - cho biết, tàu của ông vào trú tránh bão số 12 vừa qua ở khu vực cửa biển Cửa Đại. Sau khi qua cơn bão đi qua, tàu của ông không thể nào ra khơi lại được. Lý do là hiện giờ ngay luồng lạch Cửa Đại bị bồi lấp dài hơn 1km nên tàu ông ra khơi dễ bị mắc cạn.
"Ngư dân chúng tôi đành phải chờ khi nào thủy triều dâng cao thì mới dám cho tàu chạy ra ngoài khơi để đi đánh bắt hải sản được", ông Hải nói.
Nhiều tàu cá ngư dân phải nằm bờ ở khu vực biển Cửa Đại, TP Hội An
Theo lãnh đạo Đồn biên phòng Cửa Đại cho biết, do đợt lũ lớn vừa qua đã làm Hội An bị ngập sâu, kết hợp với tình trạng xói lở bờ biển đã làm cho luồng lạch ở Cửa Đại bị bồi lấp nghiêm trọng. Hệ thống các phao phân luồng ở cửa biển Cửa Đại cũng bị nước lũ cuốn trôi nên tàu bè không thể xác định được hướng đi an toàn trong khu vực này.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch TP Hội An - cho biết, đợt lũ lụt lớn vừa qua đã làm cho cửa biển Cửa Đại bị bồi lấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông tàu thuyền của người dân.
Ông Hùng cho biết, theo báo cáo của Biên phòng Cửa Đại thì hiện nay chỉ có tàu thuyền nhỏ loại 15CV trở xuống hoặc thúng chai mới có thể di chuyển qua lịa cửa biển. Tuy nhiên, việc di chuyển qua lại khu vực này rất nguy hiểm.
Đã có tai nạn do việc bồi lở này. Theo đó, 4 giờ sáng ngày 11/11, ông Trần Cường (SN 1971, trú phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn) hành nghề thả lưới, khi đi qua cửa biển này bị lật thúng chai mất tích.
Theo lãnh đạo TP Hội An, khu vực cửa biển Cửa Đại bị bồi lấp với chiều dài hơn 1km, nhiều chỗ độ sâu trung bình từ 1,7-2m. Tình trạng bồi lấp cửa biển này, gây khó khăn nhiều tàu thuyền có công suất từ 20CV đến hơn 30CV.
Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 746 tàu cá không thể ra khơi được; trong đó TP Hội An có 312 tàu, huyện Duy Xuyên có 187 tàu, huyện Thăng Bình có 216 tàu và thị xã Điện Bàn có 31 tàu.
"Hội An kiến nghị tỉnh có ý kiến Cục đường thủy nội địa sớm tiến hành nạo vét luồng lạch cửa biển và thả phao phân luồng giao thông nhằm đảm bảo tàu thuyền ra vào cửa được thuận lợi", ông Hùng nói.
Công Bính
Theo Dantri
Hơn 500 bệnh nhân bị nước lũ cô lập Gần trưa nay (7/11), chúng tôi vào đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam (phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) - nơi hai ngày qua, hơn 500 bệnh nhân cùng với người nhà và đội ngũ y, bác sĩ bị cô lập do nước lũ. Phải mất gần 1 giờ, PV mới vào được đến nơi dù...