Diễn “nghề lẻ” bán kẹo cao su, thu tiền triệu ở Sài thành
Không phải là nghệ sĩ, nhà ảo thuật gia hay vũ công chuyên nghiệp, nhưng họ đã tạo cho nhiều thực khách khá bất ngờ về tài năng vốn có và kiếm được nguồn thu nhập tiền triệu hàng đêm…
Sài Gòn về đêm, cứ sau 19h30 lại xuất hiện những màn ảo thuật, xiếc, nhảy Michael Jackson trước các quán nhậu ven đường, dọc theo các tuyến phố Nguyễn Văn Cừ (quận 1), kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (quận 3), Nguyễn Thị Thập (quận 7), Thành Thái (quận 10), Lữ Gia (quận 11), Âu Cơ (quận Tân Bình)…Sau đó, thực khách sẽ mua giúp hàng hoặc ủng hộ cho tiền tùy mỗi trường hợp biểu diễn.
Tất cả các tài năng thay nhau biểu diễn liên tục trước các quán nhậu.
Say sưa trong điệu nhạc, bước nhảy của ông hoàng nhạc Pop (quá cố) Michael Jackson (M.J), vừa tung hứng, “vũ công” này tranh thủ bán những thanh kẹo cao su cho khách nhậu.
Anh là Đoàn Quang Phong (24 tuổi, quê ở Bình Thuận, hiện ngụ QL 1A, ngã tư Ga, quận 12, TP.HCM), Phong vừa học hết lớp 11 phải lên thành phố tìm kế mưu sinh.
“Bốn năm xa nhà tự lập, làm biết bao nhiêu nghề, vất vả, cực nhọc mà có dư đâu, những việc nặng làm tại thành phố tôi không cho gia đình biết. Ước mơ mong sao phụ giúp cho ba mẹ sung sướng và hai em gái được tiếp tục đến trường”, Phong tâm sự.
Khi biết mình có đam mê nghệ thuật, nhất là các bước nhảy của Michael Jackson. Phong nảy ra ý định sẽ áp dụng vào công việc mưu sinh, rồi học thêm các bước nhảy qua băng đĩa, vài màn ảo thuật như: biến quạt rách thành quạt lành, xiếc dù che mưa…
“Ban đầu bán kẹo kéo (3.000 đồng/cây), chuyển sang bán kẹo cao su (10.000 đồng/cây, vốn mua 3.000 đồng). Thời gian đi bán từ 20h đến 23h30 ra về, trung bình một đêm lời 1.500.000 đồng. Có đêm bán đến 450 cây kẹo cao su lãi được 3.150.000 đồng, chưa tính khách bồi dưỡng thêm”, Phong kể.
Video đang HOT
Đoàn Quoang Phong, đang chỉ PV xem kỹ thuật xiếc quạt.
Phong cho biết, hiện cuộc sống của em không còn lo lắng như trước. Hàng đêm đi biểu diễn bán kẹo cao su để dành tiền lo cho gia đình và sẽ chọn một cái nghề cố định cho tương lai.
Cùng cảnh ngộ với Phong, cậu thanh niên Nguyễn Văn Phú (21 tuổi, quê Nam Định, hiện ngụ ngã tư Bốn Xã, quận Bình Tân), mỗi ngày Phú xuất phát lúc 15h đến các trường học để bán những bong bóng có hình con thú. Tối sau 19h30, Phú thường đến phục vụ các quán nhậu trong thành phố.
“Với các em học sinh, em chỉ lấy 10.000 đồng/con, còn khách ở quán nhậu thì nhận làm 35.000 đồng/con. Em có thể “biến hóa” từ những quả bong bong thành hơn 20 loại thú khác nhau và mỗi đêm thu nhâp thấp nhất là 400.000 đồng”, Phú thổ lộ.
Mơ ước của Phú là khi dành dụm đủ số tiền sẽ mở một quán nước giải khát, rồi tự tay sẽ làm tặng cho mỗi em nhỏ (khách uống nước) một con thú bằng bong bóng.
Đứa trẻ trạc 8 tuổi gây hoảng loạn cả khu phố ẩm thực.
Trên các khu phố ẩm thực, quán nhậu liền kề nhau, cũng xuất hiện những đứa trẻ trình diễn các pha phun lửa cao ngất, nuốt rắn…gây “xốn mắt” không ít thực khách lẫn người đang tham gia giao thông ngang qua.
Chúng tôi tiến đến hỏi thăm sau cú phun lửa thì cháu lập tức bỏ chạy về phía những người đứng ở góc đường của một con hẻm nhỏ.
Chị Nguyễn Thị Hương, người dân sống gần khu vực đường Thành Thái (quận 10) cho biết: “Hàng đêm, nhóm trẻ nhỏ này thường xuyên xuất hiện xiếc ảo thuật rất nguy hiểm. Khi thấy có công an hay phóng viên chụp hình là chúng chuyển đi nơi khác, đến khuya mới quay trở lại”.
Theo PLVN
Bài 3: Nguồn cơn tội ác ở những thiên đường 'bay đêm'
Điều gì phía sau các phi vụ bắn giết tại các quán bar, vũ trường trên địa bàn TP.HCM. Với tất cả yếu tố để biến hành động thành tội ác, phải chăng những nơi này được xem như "địa lợi"?
Thượng tá - Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm cho rằng: "Chính hoàn cảnh trong các quán bar, vũ trường đã góp phần kích thích tâm lý tội phạm".
Rượu mạnh và thuốc lắc...
Chúng tôi có mặt tại 030 XClub ngay sau vụ bắn người dã man xảy ra. Mới 23h, quán bar đã gần như chật cứng, mùi thuốc lá đặc quánh xộc lên tới não.
Tranh thủ lúc DJ đang cho nhạc xuống êm hơn, Thịnh - một chiến hữu mà chúng tôi móc nối được, từng làm quản lý nhiều quán bar ghé sát tai tôi hét lớn: "Thấy chưa, giang hồ không hề sợ chết như ông tưởng, khách vẫn đông mà".
Theo cách mà Thịnh nói, một bộ phận giới trẻ bây giờ đi bar đã xác định rõ tâm lý không ngại va chạm, xô xát nếu sự cố xảy ra. Cách nghĩ này hợp với lối nói cửa miệng mà người Sài Gòn hay đùa nhau rằng "Dân chơi không sợ mưa rơi".
Cơ quan cảnh sát điều tra khám xét, truy tìm thuốc lắc tại một quán bar tại TP.HCM.
Theo cái chỉ tay của Thịnh, chúng tôi nhìn về băng ghế mềm đặt sát tường. "Thằng nhóc áo thun trắng kia, 18 tuổi. Cứ cuối tuần nó lại bao một lúc 3 con chân dài đi bar, đám chân dài ngồi xung quanh uống rượu, uốn éo trong khi nó cắn thuốc và nhìn xung quanh tưởng tượng. Bây giờ có khi nó đang ôm cả chị Hằng ngồi trên... sao Hoả nữa cơ", Thịnh nói và cười ha hả.
"Thằng Thái "côn" nó không khùng đâu, theo kinh nghiệm làm việc của tôi nhiều năm ở bar thì hầu như thằng giang hồ nào từ phía Bắc vào Sài Gòn đã đi bar là phải cắn thuốc lắc.
Thuốc lắc giờ rẻ bèo, ông hiểu chứ? Lỡ chọc giận phải những thằng cắn thuốc lắc, khác nào lôi nó từ thiên đường rơi xuống địa ngục, kiểu gì mà nó không điên lên xử đẹp", Thịnh phân tích ra rả vào tai tôi như một chuyên gia thứ thiệt.
Nói đến thuốc lắc, thứ ma tuý tổng hợp mà dân chơi Sài Gòn hay gọi là "kẹo", vào tháng 12/2011, công an quận 1 đã bất ngờ ập vào bar Gold Club số 2 Hồ Huấn Nghiệp, phường Bến Nghé kiểm tra hành chính.
Theo chân đoàn kiểm tra, chúng tôi ghi nhận có đến khoảng 400 tín đồ bay đêm đang say sưa nhảy nhót.
Tại phòng chờ của quán, trinh sát đã bắt quả tang Lê Quang Lộc (SN 1985, ngụ quận Bình Thạnh, nhân viên của quán) tàng trữ trong túi quần 7 viên thuốc lắc. Do theo dõi từ trước, trinh sát đã dễ dàng phát hiện thêm 2 viên thuốc lắc trong người của 2 vị khách khác.
Sau khi khám xét, cơ quan công an thu giữ thêm hơn 10 viên thuốc lắc loại viên nén - vứt dưới sàn nhảy và 5 bịch ni lông chứa bột màu trắng nghi là ma túy tổng hợp. Dân chơi thường gọi thứ này là hàng "khay", dùng để hít trực tiếp.
Ngay lập tức, 200 người không mang giấy tờ tùy thân hoặc nghi có sử dụng ma túy tổng hợp đã được đưa về trụ sở công an quận test nhanh ma túy tổng hợp. Kết quả: có 22 trường hợp dương tính, trong đó có 15 nữ, 7 nam.
Trước mắt, cơ quan công an lập biên bản xử lý hành chính về lỗi vi phạm hoạt động quá giờ quy định, ánh sáng không đủ, để khách hàng sử dụng ma túy tổng hợp, kinh doanh trái phép rượu...
Lộc thừa nhận cung cấp thuốc lắc cho khách đến đây chơi khi có nhu cầu. Khi khách hàng cần mua thuốc lắc, Lộc sẽ điện thoại cho một người tên Hân mang đến giao (với giá hơn 200 ngàn đồng/viên); sau đó Lộc bán lại cho khách từ 270 - 300 ngàn đồng/viên.
Lộc khai mình đã cung cấp thuốc lắc cho khách đến đây chơi được 2 tháng nay, mỗi ngày trung bình bán được từ 10 - 30 viên thuốc lắc.
Lời giải của xung đột tại bar, vũ trường
Trao đổi với VietNamNet, Thượng tá - Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm cho rằng: "Chính hoàn cảnh trong các quán bar, vũ trường đã góp phần kích thích tâm lý tội phạm".
Các thành viên trong đường dây cung cấp thuốc lắc cho quán bar, vũ trường bị bắt giữ.
"Tội phạm đang trẻ hoá rất nhanh bắt nguồn từ việc nhiều gia đình không hề có biện pháp quản lý con em mình từ sinh hoạt cho đến ý thức pháp luật. Thanh niên với tâm lý muốn khẳng định mình trong các cuộc chơi thường tìm đến quán bar, vũ trường và dễ bị cuốn theo tâm lý bầy đàn và gây án trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Nếu có sử dụng chất kích thích thì hậu quả là dẫn đến các vụ đâm chém, bắn giết nguy hiểm cho xã hội", ông Đức phân tích.
Cũng theo chuyên gia này, quán bar, vũ trường là những địa điểm kinh doanh nhạy cảm thuộc diện phải đáp ứng yêu cầu về an ninh trật tự. Tuy nhiên, các vụ án xảy ra thời gian gần đây tại quán bar, vũ trường ở cả 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM cho thấy, việc thông tin ngăn chặn trọng án xảy ra là không cao.
Đơn cử như vụ việc nổ súng bắn người tại 030XClub vừa qua, nếu lực lượng bảo vệ quán bar khi phát hiện ẩu đả trong quán bar, đánh giá được những lời đe doạ trả thù của cả 2 bên có thể đến một vụ việc nguy hiểm thì phải thông báo cho công an khu vực hoặc một cách đơn giản nhất là cảnh sát 113 xử lý kịp thời.
Việc án mạng xảy ra bắt nguồn từ mâu thuẫn khi đang nhảy trong bar rõ ràng cũng là điều chủ kinh doanh không hề muốn có, điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của cơ sở kinh doanh.
"Việc thông tin cho cơ quan công an khi phát hiện mất an ninh trật tự là nghĩa vụ công dân. Huống hồ gì anh làm nhiệm vụ bảo vệ mà lại để khách mang cả "hàng nóng" vào bar thì rõ ràng không làm tròn trách nhiệm", thượng tá Đức nhấn mạnh.
Theo ghi nhận của VietNamNet, hầu hết các vụ ẩu đả, xô xát khi xảy ra ở bar, vũ trường, lực lượng bảo vệ chỉ làm nhiệm vụ cho đến lúc mời cả 2 bên ra khỏi cơ sở kinh doanh là xem như hết trách nhiệm.
Đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của cơ quan chức năng, những quán bar từng để xảy ra mất an ninh trật tự, đâm chém, giết người đều đã từng bị xử phạt lỗi kinh doanh quá giờ quy định.
Sau 0h, khi trạng thái tinh thần mệt mỏi, cộng với nhạc dance, rượu mạnh thậm chí là ma tuý thì chỉ cần một xô xát nhỏ cũng có thể dẫn đến hành vi cuồng loạn, không kìm chế kịp.
"TP.HCM cần xiết chặt quản lý kinh doanh tại các quán bar, vũ trường. Cụ thể là tổ chức kiểm tra hành chính bất ngờ, thường xuyên, xử phạt nghiêm khi những nơi này vi phạm và đề nghị rút giấy phép nếu tái phạm nhiều lần. Chỉ có như thế mới kéo giảm triệt để được tình trạng án mạng tại những nơi được xem là "thế giới về đêm" này", Thượng tá Đức nói.
Theo VietNamNet
Những cuộc tiễn đưa ở thiên đường "bay đêm" Giữa những tiếng kêu thét, bước chân người rầm rập, một thanh niên ban nãy còn nhún nhảy giờ nằm bất động, cơ thể lỗ chỗ vết dao đâm. LTS: Liên tiếp nhiều năm qua, hàng loạt quán bar, vũ trường sai phạm tại TP.HCM đã bị Đoàn kiểm tra liên ngành văn hoá xã hội (814) xử phạt, kiến nghị thành phố...