Diện mạo tương lai hạm đội 350 tàu chiến của Donald Trump
Mỹ tương lai có thể phải chi trên 126 tỷ USD để hiện thực hóa lời hứa tăng số lượng tàu chiến của hải quân lên 350 chiếc mà tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong chiến dịch vận động tranh cử hứa hẹn sẽ tăng số lượng tàu hải quân lên 350 chiếc. Tuyên bố này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ nhưng giới chuyên gia cũng hoài nghi về tính khả thi của nó. Vậy nếu trở thành sự thật, hạm đội 350 tàu chiến Mỹ tương lai trông như thế nào?
Theo cây bút Kyle Mizokami từ tạp chí Popular Mechanics, hải quân Mỹ hiện sở hữu 273 chiến hạm. Hạm đội tàu chiến chủ lực bao gồm 10 tàu sân bay hạt nhân, 10 tàu đổ bộ tấn công boong lớn, 22 tàu tuần dương, 76 tàu khu trục và 52 tàu ngầm tấn công.
Nếu muốn tăng cường năng lực hải quân, tổng thống đắc cử Mỹ Trump có 4 năm hoặc nhiều nhất là 8 năm để hiện thực hóa mục tiêu. Vì thế, ông không thể dựa vào những mẫu chiến hạm vẫn nằm trên giấy bởi để phát triển một con tàu chiến hiện đại cần mất khoảng 10 năm. Thay vào đó, hải quân có thể tăng số lượng các chiến hạm đang trong quá trình chế tạo.
Tàu sân bay
Tàu sân bay lớp Nimitz USS John C. Stennis. Ảnh: US. Navy
Hải quân Mỹ hiện có 10 tàu sân bay. Con số sẽ tăng lên 11 khi tàu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động nhưng không ai biết thời điểm cụ thể là khi nào.
Theo ông Mizokami, bổ sung hai tàu sân bay mới sẽ là phù hợp để giảm tải áp lực cho hạm đội hiện tại. Mỗi chiếc sẽ mang theo tổ hợp các chiến đấu cơ gồm Super Hornet, F-35, phản lực tấn công điện tử EA-18G Growler và máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye cùng hàng loạt trực thăng, phi cơ hỗ trợ khác.
Tàu sân bay USS John F. Kennedy, chiếc thứ hai thuộc lớp Ford, đang được chế tạo có giá thành dự kiến khoảng 11,35 tỷ USD. Tổ hợp 54 máy bay Super Hornets, F35 và Growlers tiêu tốn gần 5,4 tỷ USD. Số máy bay hỗ trợ còn lại sẽ nâng mức chi phí phải trả cho đội phi cơ trên tàu sân bay lên 6,5 tỷ USD. Tổng chi phí đạt khoảng 17,85 tỷ USD.
Nhưng tàu sân bay không thể hoạt động đơn lẻ. Đi kèm với nó là một đội tàu tác chiến bổ trợ. Chúng có thể bao gồm một tàu tuần duyên lớp Ticonderoga, hai tàu khu trục lớp Arleigh Burke, một tàu ngầm tấn công hạt nhân cùng một tàu chuyên chở nhiên liệu và đạn dược.
Tổng cộng, hai đội tác chiến tàu sân bay (12 chiếc) có giá 50 tỷ USD.
Tàu ngầm
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp Virginia USS Illinois trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: Popular Mechanics
Mỹ hiện sở hữu 52 tàu ngầm tấn công, gồm các lớp như Los Angeles đời cũ, Seawolf và lớp mới nhất là Virginia. Ông Mizokami cho rằng hải quân Mỹ nên bổ sung khoảng 18 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia để tăng tổng số tàu ngầm biên chế lên 70 chiếc.
Năm 2014, hải quân Mỹ ký các bản hợp đồng trị giá 17,6 tỷ USD với hai xưởng đóng tàu General Dynamics và Huntington Ingalls để chế tạo 10 tàu ngầm lớp Virginia. Trung bình mỗi chiếc thời điểm hiện tại có giá 1,8 tỷ USD.
Theo thống kê ở trên, hai đội tác chiến tàu sân bay sẽ nắm giữ hai tàu ngầm hạt nhân. Vì thế để đạt con số 70 chiếc, hải quân Mỹ cần thêm 16 tàu ngầm lớp Virginia nữa. Tổng giá thành khoảng 28,8 tỷ USD.
Tàu đổ bộ
Hải quân Mỹ hiện sở hữu 31 tàu đổ bộ để phối hợp với lực lượng thủy quân lục chiến. Hải quân và thủy quân lục chiến đồng tình 38 tàu đổ bộ là con số lý tưởng để hỗ trợ tốt mọi hoạt động của họ. Theo Mizokami, nếu dự định đầu tư, tổng thống đắc cử Mỹ nên chi mua thêm hai tàu đổ bộ tấn công lớp America, trị giá 6,8 tỷ USD và 5 tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio, trị giá 10 tỷ USD.
Giả sử những tàu trên có thể tạo thành hai nhóm tấn công viễn chinh, chúng sẽ cần các tàu hộ tống. Ba khu trục hạm lớp Burke đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ này ở mỗi nhóm. Chi phí mua thêm 6 tàu lớp Burke khoảng 9,9 tỷ USD. Tổng chi phí để hoàn thiện hai nhóm tàu viễn chinh xấp xỉ 26,7 tỷ USD.
Tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Ảnh: Popular Mechanics
Mizokami nhận định để thực hiện các nhiệm vụ cấp thấp như truy đuổi hải tặc, tuần tra ven biển hay duy trì hiện diện tại những vùng biển có mức ưu tiên không cao, hải quân Mỹ nên sắm thêm 38 tàu chiến đấu tuần tra ven biển trang bị súng máy và gọi chúng là tàu khu trục nhỏ. Những tàu khu trục nhỏ mới cũng cần có hầm chứa tên lửa. Tất cả các tàu nên mang theo một trực thăng MH-60S. Một nửa số tàu nên được tối ưu hóa cho tác chiến chống ngầm và nửa còn lại đảm nhận nhiệm vụ quét thủy lôi. Tổng chi phí phải trả khoảng 20,9 tỷ USD.
Như vậy, với kịch bản mà Kyle Mizokami đưa ra, hải quân Mỹ sẽ có thêm hai nhóm tác chiến tàu sân bay, hai nhóm tàu tấn công viễn chinh, đủ sức chở 4.000 lính thủy quân lục chiến, cùng 18 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 38 tàu khu trục nhỏ. Với các tàu bổ sung này, hải quân Mỹ sẽ có khả năng đảm nhận đủ loại nhiệm vụ khác nhau, tác chiến ở mọi khu vực chiến sự. Tổng số tiền Mỹ phải bỏ ra lên đến 126,4 tỷ USD, bằng hơn 1/5 ngân sách quốc phòng thường niên.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Pháp mời Việt Nam mua tàu đổ bộ 3 thân
Pháp mong Việt Nam mua tàu chiến Gowind thay Sigma 9814
Theo tờ TTU.fr của Pháp, Tập đoàn quốc phòng DCNS của nước này đang chào hàng tàu hộ tống có khả năng săn ngầm lớp Gowind thay thế cho lớp tàu hộ vệ tên lửa đa năng Sigma 9814 mà Hải quân Việt Nam tạm dừng mua vì nguyên nhân được cho là đơn giá quá cao. Ngoài ra, nhà máy đóng tàu Couach cũng chào hàng Việt Nam loại tàu tuần tra cao tốc gần đây đã bán cho Ấn Độ, CNIM và hãng Socarenam với các tàu đổ bộ 3 thân EDA-R, Piriou với tàu tuần tra.
Đáng lưu ý, cách đây vài năm tàu hộ tống lớp Gowind của Hải quân Cộng hòa Pháp đã có chuyến thăm cảng Hải Phòng, Việt Nam. Đấy là lần thăm đầu tiên của lớp Gowind tới Việt Nam kể từ khi được đưa vào sử dụng. Thời điểm đó, có những ý kiến cho rằng phía Pháp đưa Gowind tới thăm đồng thời là chào bán mẫu tàu hiện đại này.
Gowind là một lớp tàu chiến đa năng được thiết kế với 3 cấu hình khác nhau bao gồm: Tàu khu trục nhỏ, tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tra ngoài khơi. Tàu được thiết kế theo dạng module nên việc chuyển đổi cấu hình nhiệm vụ cho tàu khá dễ dàng.
Tàu có chiều dài từ 85-105m, lượng giãn nước dao động từ 1.000-2.500 tấn, trang bị hệ thống đẩy kết hợp diesel - tuốc bin khí cho tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 6.900km với tốc độ kinh tế 15 hải lý/h.
Gowind thiết kế thủy động lực học khá độc đáo với khả năng tàng hình cao, tàu có cấu trúc thượng tầng khá lạ mắt với cấu trúc hình kim tự tháp, buồng chỉ huy được thiết kế dạng tam giác có phần mũi nhọn hướng về phía trước chứ không bằng phẳng như các tàu khác.Thiết kế này được đánh giá có khả năng làm tán xạ sóng radar rất cao, điều này giúp tàu có tính năng tàng hình ưu việt hơn những tàu khác.
Đặc trưng của công nghệ quốc phòng Pháp là hệ thống cảm biến, điện tử cực kỳ hiện đại. Đương nhiên Gowin cũng không là ngoại lệ, cột buồm được thiết kế dạng kim tự tháp bên trong được trang bị radar trinh sát SMART-S Mk2 3D với phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên đến 250km với khả năng kiểm soát lên đến 500 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này được cho là có thể phát hiện được cả máy bay tàng hình B-2 hay F-22.
Ngoài ra, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gowind được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu SETIS với khả năng tự động hóa cao cho phép đối phó hiệu quả với nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Cận cảnh buồng lái cực kỳ tiện nghi với dày đặc các màn hình màu sắt nét, hiển thị thông số kỹ thuật hàng hải của tàu Gowind khi đang ở thăm Hải Phòng.
Tàu hộ vệ Gowind có khả năng chống ngầm khá mạnh với việc trang bị hệ thống sonar dưới thân Kingklip, hệ thống sonar đo mọi độ sâu Captass. Ảnh: Hệ thống hiển thị thông tin radar trên cabin Gowind.
Về vũ khí, Gowind được thiết kế tùy biến nhiều loại trang bị thoải mái cho khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, cả hai cấu hình Gowind 1000 và 2500 cơ bản sẽ dùng chung tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không, và chỉ khác về mặt số lượng. Theo đó, vũ khí chống hạm chủ lực sẽ là tên lửa hành trình MM40 Exocet Block 3 đạt tầm bắn 180km, được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar chủ động. Tên lửa mang theo đầu đạn chất nổ mạnh nặng 165kg đủ sức nhấn chìm tàu chiến có tải trọng tới 5.000 tấn.
Về phòng không, lớp tàu hộ vệ Gowind trang bị trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Sylver VLS với 16 ống phóng sử dụng đạn tên lửa phòng không MBDA VL-MICA tầm bắn 12km. Tên lửa được dẫn đường bằng radar chủ động hoặc hồng ngoại với khả năng chống nhiễu rất tốt.
Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng trọng lượng 5 tấn, sàn đáp này có khả năng tiếp nhận trực thăng có tải trọng khoảng 10 tấn. Gowind có các hệ thống hỗ trợ cho phép trực thăng không người lái hoạt động tốt. (Theo Kiến Thức)
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam sẽ đóng tàu chiến? Từ một nước nhập khẩu tàu chiến, Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành quốc gia xuất khẩu tàu chiến ra thị trường quốc tế. Bước tiến dài Trang Bmpd của Nga ngày 18/5 dẫn nguồn từ trang infodefensa của Venezuela cho biết, cuối tháng 3/2016, tàu tuần tra PV-11 do Nhà máy Damen Sông Cấm, Việt Nam đóng cho Venezuela...