Diện mạo mới nơi cửa biển Lạch Trường
Cửa biển Lạch Trường nằm giữa huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc, là nơi hợp lưu giữa dòng sông Lạch Trường với biển.
Vùng cửa biển này từng ghi dấu chiến thắng trận đầu của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam vào ngày 5 – 8 – 1964.
Cửa biển Lạch Trường khi nước triều lên.
Khu vực phía bờ hữu dòng sông tiếp giáp mép bờ biển có mỏm đất nhô ra, thuộc xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa). Vị trí này có ngọn núi đá nhỏ mà người dân địa phương gọi là “Hòn Bò”. Phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy đảo Nẹ anh hùng, cách cửa biển này hơn 5km.
Trước đây, khu vực này chưa có đường giao thông, toàn bãi cát lầy với những rừng phi lao và cây dại nên thường chỉ có tàu cá của ngư dân địa phương cập bờ để bán hải sản.
Một con đường khang trang mới được huyện Hoằng Hóa triển khai, chạy ngay sát mép sông ra tận cửa biển để mở ra cơ hội thu hút đầu tư du lịch.
Video đang HOT
Tượng đài Chiến thắng Lạch Trường của Hải quân nhân dân Việt Nam cũng mới được khánh thành ngay chân núi Hòn Bò để tạo cảnh quan và giáo dục tinh thần yêu nước cho hậu thế.
Ngôi đền thờ cá ông theo tín ngưỡng dân gian của ngư dân trong vùng cũng được đầu tư lại khang trang ngay tại cửa biển này.
Một số công trình tâm linh khác tiếp tục được xây dựng, tạo thêm điểm nhấn để thu hút du khách.
Khi nước thủy triều xuống, phía bãi sông nơi cửa biển lộ ra những bãi nuôi ngao trải dài.
Hiện nay, đã có những đoàn khách du lịch đến vãn cảnh.
Ngay phía Nam mỏm đất giao thoa giữa sông và biển này chừng vài trăm mét, Tập đoàn Flamingo đang chuẩn bị các điều kiện đầu tư một quần thể công trình du lịch – nghỉ dưỡng đẳng cấp bậc nhất tại Việt Nam, mở ra kỳ vọng phát triển di lịch cho vùng cửa biển hữu tình này.
Nghề khe hàu trên bãi đá
Những con hàu sữa bé tí bám chi chít trên các mỏm đá ven biển xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tạo nguồn sinh kế cho nhiều dân cư sinh sống nơi đây.
Những con hàu tự nhiên bám chặt trên mỏm đá vừa mới lộ ra khi thủy triều rút.
Bãi đá nơi cửa biển Lạch Trường nơi hàu trú ngụ.
Những người làm nghề khe hàu nơi đây phần lớn là phụ nữ.
Họ tìm hàu trên các mỏm đá.
Dụng cụ là chiếc búa nhọn đầu để móc, tách vỏ hàu.
Ruột hàu được gom lại sau khi bóc tách.
Hàu sữa tách xong được bán với giá 150.000 - 200.000 đồng/kg, được các nhà hàng, quán ăn và khách du lịch ưa chuộng.
Lê Hợi
Tin liên quan:
Theo chân thợ lặn săn vẹm xanh ở đáy sông Yên
Bắt đầu mùa hè, ở Xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) người dân lại tìm những khúc sông sâu để lặn tìm vẹm xanh. Trung bình mỗi chuyến lặn, họ bắt được 100-150 kg, thu nhập từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng mỗi ngày.
"Chúa đào" nơi thâm sơn cùng cốc
Biến những vùng đất đồi cẵn cỗi thành vựa đào ngát hoa, vườn đào Lan Chiêm những ngày giáp Tết nguyên đán đang hé nụ, khoe sắc thắm báo hiệu một mùa vụ bội thu.
Không gian văn hóa - sinh thái Cẩm Lương
Xã Cẩm Lương nằm cách trung tâm huyện lỵ Cẩm Thủy 10 km về phía Tây Bắc. Cùng với những thắng tích được thiên nhiên ưu ái ban tặng là đời sống văn hóa, tinh thần phong phú của đồng bào dân tộc Mường, vốn đã định cư trên mảnh đất này từ nhiều đời. Cũng chính sự hòa quyện các yếu tố tự nhiên và văn hóa ấy, đã tạo nên một Cẩm Lương ngày càng hấp dẫn du khách du lịch.
Thanh Hóa: Bộ xương "Cá Ông" khổng lồ được dân lập đền thờ cúng Xác cá voi nặng gần 40 tấn, được cho là xác cá voi lớn nhất miền Bắc, trôi dạt vào bờ biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa), ngư dân ở đây đã lập đền thờ. Việc lập đền thờ "Cá Ông" nhằm đáp ưng nhu cầu về tâm linh của người dân, cầu mong những chuyến ra khơi mưa...