Diện mạo đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài sau nhiều lần ‘lỗi hẹn’
Nhiều hộ dân ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) đã kiến nghị, khiếu nại quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài khiến dự án này “lỡ hẹn” về đích nhiều lần.
Cuối tháng 4/2022, UBND quận Đống Đa đã thông tin về tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án xây dựng tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (trên địa bàn phường Láng Thượng).
Theo đó, dự án có chiều dài tuyến đường khoảng 1,3km, bề rộng mặt cắt ngang từ 28,3-30m. Điểm đầu tuyến tại vị trí nút giao đường Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh, điểm cuối tại vị trí nút giao Voi Phục. Dự án do UBND quận Đống Đa làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư là 342,624 tỷ đồng.
Dự án thực hiện từ năm 2018 đến 2022; trong đó, khối lượng công việc cần giải phóng mặt bằng là 67 hộ dân (khoảng 3.960m2 đất) và 16 tổ chức (khoảng 30.000m2 đất).
Nhưng đến thời điểm hiện tại, khâu giải phóng mặt bằng vẫn còn vướng mắc, mới chỉ có 38/67 hộ nhận tiền, bàn giao mặt bằng với diện tích đất đã thu hồi khoảng 2.760m2. Còn 29/67 hộ chưa nhận tiền, bàn giao mặt bằng (khoảng 1.200m2).
Một số hộ dân có khiếu nại quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong đó, nhiều hộ cho rằng, giá đất bồi thường UBND thành phố phê duyệt cho dự án quá thấp, chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường.
Dự án đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài được triển khai từ năm 2018, có chiều dài 1,3km.
Video đang HOT
Đến nay đã nhiều lần “lỗi hẹn” chưa thể về đích.
Nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng.
Hiện vẫn còn nhiều hộ dân chưa chịu nhận tiền đền bù.
Dự án đang thi công cầm chừng.
Nhiều đoạn thi công dở dang, tạo ra nhiều “bẫy” khiến giao thông trong khu vực bị cản trở.
Vật liệu xây dựng trên công trường ngổn ngang, người dân qua lại nơi đây gặp khó khăn.
Đoạn từ di tích Pháo đài Láng đến trường Anfred Nobel, dài khoảng 100m, chậm thi công do chưa có mặt bằng.
Giải phóng mặt bằng của dự án chưa được thực hiện triệt để.
Dự án đã thi công được 950/1.300m, khối lượng đạt khoảng 68%
Về tiến độ, dự án đã thi công được 950/1.300m, khối lượng đạt khoảng 68% (thi công xong các hạng mục hạ tầng kỹ thuật ngầm, kết cấu nền đường đến lớp thảm thô) và đang triển khai đoạn từ Bệnh viện Giao thông vận tải đến nút giao Voi Phục (dài khoảng 260m).
Hiện, đoạn từ di tích Pháo đài Láng đến trường Anfred Nobel, dài khoảng 100m, chưa thi công do chưa có mặt bằng. Đây cũng là khu vực một số hộ dân chưa đồng thuận về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Dừng triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 465/QĐ-TTg về việc dừng triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Theo đó, Phó Thủ tướng quyết định dừng thực hiện Dự án xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo phương thức PPP đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Dừng thực hiện Dự án xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức PPP. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND các tỉnh Sơn La, Hòa Bình chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất dừng triển khai Dự án; có phương án xử lý dứt điểm đối với các nội dung công việc đã thực hiện của Dự án trước đây, không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
Đồng thời giao UBND các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (trong đó có hình thức đầu tư công) để tiếp tục triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo quy hoạch (nghiên cứu kế thừa các hồ sơ, tài liệu trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án trước đây nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng và các cơ quan có liên quan hướng dẫn UBND các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp để đầu tư tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo quy hoạch, bảo đảm khả thi, kịp thời, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo hình thức đối tác công tư với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh Tây Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Kết nối các khu vực lân cận và dọc tuyến để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho các khu vực này, đặc biệt là sự phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia Mộc Châu khi điều kiện về kết nối giao thông thuận lợi và các Dự án khác được đầu tư trong khu vực này; kết nối với các khu vực chính của tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La, thay đổi tình trạng Quốc lộ 6 là đường độc đạo.
Tuyến đường có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 85 km, trong đó trên địa phận tỉnh Hòa Bình khoảng 49 km (đi qua thành phố Hòa Bình, huyện Đà Bắc) và trên địa phận tỉnh Sơn La khoảng 36 km (đi qua huyện Vân Hồ, huyện Mộc Châu). Điểm đầu tại nút giao Quốc lộ 6 tại Km66 700 thuộc địa phận xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (tiếp nối với dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình); điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 43 thuộc địa phận bản Muống, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Trong quá trình triển khai Dự án gặp một số khó khăn, vướng mắc như: thay đổi về địa điểm dự án, tổng mức đầu tư, loại hợp đồng dự án; khả năng cân đối nguồn ngân sách nhà nước; khả năng quản lý dự án của địa phương; khả năng kêu gọi nhà đầu tư và tổ chức tín dụng... UBND tỉnh Sơn La đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc dừng thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo phương thức PPP và đề nghị chuyển hình thức đầu tư sang đầu tư công.
Khắc phục bất cập trong phương pháp định giá đất tại TP Hồ Chí Minh Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, khắc phục bất cập, tồn tại trong việc thực hiện các phương pháp định giá đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh tư liệu: Quang Nhựt/TTXVN...