Điện lực Sài Gòn xin lỗi người dân vì tái lập đường bầy hầy
Công ty điện lực Sài Gòn nhận trách nhiệm về việc tái lập mặt đường bầy hầy, đồng thời xin lỗi người dân do ảnh hưởng an toàn giao thông.
Công ty điện lực Sài Gòn vừa có phúc đáp về phản ánh: ‘Tái lập mặt đường bầy hầy, công ty điện lực Sài Gòn bị ’sờ gáy’ đăng trên VietNamNet.
Phía Công ty điện lực Sài Gòn cho biết là chủ đầu tư thực hiện công trình sửa chữa lớn thay thế các đoạn cáp ngầm cũ thuộc tuyến cáp Quốc Thanh – Thái Tổ.
Trong buổi họp định kỳ rà soát tiến độ, chất lượng các công trình đào đường phục vụ thi công thay cáp ngầm trên địa bàn quận 1 và quận 3, Công ty Điện lực Sài Gòn đã nhiều lần nhắc nhở, chấn chỉnh về chất lượng tái lập mặt đường đối với nhà thầu thi công, tuy nhiên việc khắc của đơn vị chưa được triệt để tại một số cung đoạn.
Phía công ty đã gửi văn bản yêu cầu nhà thầu thi công khẩn trương khắc phục các tồn tại liên quan đến tái lập mặt đường thuộc phạm vi các công trình thi công như VietNamNet phản ánh trước ngày 30/9.
Đồng thời, phía công ty sẽ xử phạt nghiêm theo điều khoản hợp đồng đã ký kết và báo cáo Tổng công ty điện lực TP.HCM xem xét cấm nhà thầu trên tham dự thầu cho đến khi khắc phục hoàn tất, cam kết không tái diễn.
Văn bản phúc đáp của công ty điện lực Sài Gòn về phản ánh tái lập đường bầy hầy buộc Sở GTVT yêu cầu tước giấy phép, từ chối hồ sơ đề xuất cấp phép thi công
Qua sự việc báo phản ánh, Công ty điện lực Sài Gòn xin nhận trách nhiệm về việc chưa kịp thời chấn chỉnh đơn vị thi công, đồng thời xin lỗi người dân do ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Công ty cam kết trong thời gian tới sẽ quyết liệt đôn đốc, giám sát chặt chẽ tất cả các đơn vị thi công đào đường để không tái diễn tình trạng tương tự.
Video đang HOT
Trước đó, Sở GTVT TP.HCM qua công tác rà soát tình hình thi công trên địa bàn quận 1 và 3 nhận thấy, vị trí thi công, tái lập mặt đường trên đường Phạm Ngũ Lão, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thái Học… xuất hiện tình trạng nhựa bị oằn, lún so với mặt đường hiện hữu gây mất an toàn giao thông.
Mặt dù tình trạng thi công bầy hầy này đã được phản ánh và xử phạt trước đây nhưng đến nay vẫn tái diễn.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở GTVT TP.HCM giao Thanh tra giao thông thu hồi giấy phép thi công đối với công trình sửa chữa thay thế các đoạn cáp ngầm cũ có nhiều hộp nối cáp nhằm ngăn ngừa sự cố lưới điện thuộc tuyến cáp Quốc Thanh – Thái Tổ do Công ty điện lực Sài Gòn làm chủ đầu tư.
Sở cũng giao Thanh tra giao thông phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra chất lượng tái lập mặt đường các công trình do công ty điện lực Sài Gòn làm chủ đầu tư. Nếu sai phạm thì yêu cầu xử phạt theo quy định và có thể áp dụng hình thức tăng nặng.
Sở giao Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ từ chối tiếp nhận hồ sơ đề xuất cấp phép thi công các công trình do Công ty điện lực Sài Gòn làm chủ đầu tư đến khi khắc phục các tồn tại…
Tuấn Kiệt
Theo vietnamnet
Xe buýt điện, trạm đón taxi lãng phí từng ngày
Qua thời gian dài hoạt động, xe buýt điện ế khách, còn các trạm đón taxi không một bóng người.
TP.HCM đưa vào khai thác các tuyến xe buýt điện và các trạm đón taxi ở khu vực trung tâm TP nhằm kéo giảm ùn tắc, lập lại trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, mục tiêu đặt ra đã không đạt được như mong muốn.
11 chuyến chỉ 10 người đi
Tháng 1-2017, Sở GTVT TP khai trương tuyến xe buýt điện vòng trung tâm TP.HCM và tuyến xe buýt điện khu Phú Mỹ Hưng do Tập đoàn Mai Linh đầu tư, hoạt động theo phương thức không trợ giá.
Qua nhiều ngày theo dõi, ghi nhận của PV thì tuyến xe buýt điện vòng trung tâm TP.HCM (từ Công viên 23-9 đến Thảo cầm viên) có nhiều chuyến xe chạy rỗng, không một bóng hành khách. Theo quy định, cứ 30 phút sẽ có một chuyến xuất bến.
Một tài xế chia sẻ: "Ca của tôi chạy 11 chuyến trong ngày, không có hành khách vẫn phải đảm bảo đúng số lượng chuyến và mỗi tháng vẫn nhận lương do công ty trả. Có những ca tôi chỉ đưa đón được khoảng 10 người, với giá vé 12.000 đồng thì doanh thu tổng cộng một ngày chỉ 120.000 đồng".
Chị Trần Thị Nhiên, nhà ở phường Tân Định, quận 1, mỗi ngày vào khu trung tâm TP làm việc, cho biết lý do chị không chọn đi xe buýt điện vì các trạm đón, trả khách chỉ dừng ở các điểm tham quan du lịch, chưa phù hợp với những người làm việc ở các cơ quan, công ty. Thậm chí một số người dân còn không biết đến sự có mặt của xe buýt điện. Em Nguyễn Thúy Hoa, sinh viên, cho biết: "Em chưa nghe nói về loại xe đó bao giờ!".
Tuyến xe buýt điện hoạt động ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng khách có phần đông hơn nhưng chủ yếu là người nước ngoài và khách du lịch. Ngoài ra, xe buýt điện còn phục vụ đưa đón học sinh cho nhiều trường tại khu vực này. Với người đi làm, hầu như họ không chọn xe buýt điện. "Với khoảng cách di chuyển ngắn 6 km, thông thường mọi người lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân để được chủ động hơn" - ông Ngọc, một cư dân ở đây, nói.
Giải thích tình trạng ế ẩm của các tuyến xe buýt điện, ông Nguyễn Đức Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, cho rằng: "Do tần suất các chuyến còn thấp và giá vé cao hơn so với các tuyến xe buýt có trợ giá nên các tuyến xe buýt điện chưa được người dân sử dụng nhiều. Đồng thời, sự phát triển của Grab cũng cạnh tranh với xe buýt".
Xe buýt điện luôn trong tình trạng vắng khách. Trạm đón taxi đối diện Trường THCS Nguyễn Du giờ tan tầm không ai sử dụng. Ảnh: T.NHUNG
Trạm đón taxi bị bỏ hoang
Tháng 8-2018, TP.HCM đưa vào thí điểm năm vị trí đón taxi cố định tại trung tâm quận 1 nhằm quản lý hoạt động đón trả khách của taxi, hạn chế tình trạng taxi "dù" cũng như ùn tắc giao thông tại trung tâm TP. Năm vị trí đón taxi được đặt tại 16 Alexandre de Rhodes; trước cổng chính BV Nhi đồng 2; trước 29 Lý Tự Trọng; trước số 3 Hàn Thuyên và khu vực đối diện 139 Nguyễn Du. PV ghi nhận các trạm đón taxi tại khu trung tâm TP đến nay gần như bị bỏ hoang.
Ngày 20-2, vào giờ tan tầm buổi chiều, tại điểm đón taxi đối diện Trường THCS Nguyễn Du, 139 Nguyễn Du, không có khách đứng đợi, cũng không thấy bóng dáng một chiếc taxi nào chờ đón khách. Cạnh đó chỉ thấy các phương tiện đón học sinh dừng ngay tại đây.
PV hỏi một phụ huynh đón con bằng taxi thì được trả lời: "Chúng tôi có thói quen gặp xe taxi nào thì đi xe đó, nhanh và tiện hơn nhiều. Đúng vào giờ tan tầm mà đứng chờ biết bao giờ mới có xe".
Tương tự, bốn điểm đón taxi còn lại cũng không khá hơn. Nhiều tài xế taxi đi qua các điểm này cũng lướt nhanh. Anh Bùi Văn Quang, tài xế taxi, chia sẻ: "Hiện nay, tài xế taxi bị áp lực việc khoán chuyến, muốn bắt khách nhanh thì phải đi lòng vòng đón khách, chứ đứng một chỗ e rằng không đủ chuyến. Chưa kể giờ tan tầm bị kẹt xe".
Trước tình trạng các điểm đón taxi không hiệu quả, ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ (Sở GTVT TP), cho biết: "Sở GTVT đã có văn bản gửi UBND quận 1 và hiệp hội taxi" đề nghị tăng cường tuyên truyền cho người dân và tài xế. Đồng thời, UBND TP cũng giao Sở nghiên cứu ban hành quy định cụ thể về chế tài đối với taxi cố tình không ghé trạm".
Sẽ mở tuyến, tăng chuyến
Theo ông Nguyễn Đức Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, nhằm thu hút hành khách sử dụng xe buýt điện, sắp tới phía trung tâm sẽ phối hợp với doanh nghiệp vận tải nghiên cứu phương án hoạt động mới. Cụ thể, sẽ mở thêm nhiều tuyến xe buýt điện đi vào các điểm du lịch, trung tâm thương mại, cơ quan hành chính, khách sạn... nhiều hơn. Đồng thời, tăng cường số lượng chuyến để hành khách không phải chờ đợi lâu.
Nghiên cứu app gọi taxi
Để thu hút khách đến với các trạm đón taxi, ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ (Sở GTVT TP), cho biết Sở GTVT đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan nghiên cứu thêm ứng dụng app gọi taxi để các hãng taxi liên kết với nhau. Qua đó, hành khách bấm nút ở trụ đón taxi là sẽ liên hệ được với tài xế gần nhất để bớt được thời gian chờ đợi.
Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia về lĩnh vực đô thị, nhu cầu có điểm đứng đón taxi của người dân vẫn có, tuy nhiên việc đặt trạm nên chọn lọc địa điểm. Ví dụ, nên đặt trạm taxi tại các đầu mối giao thông như sân bay, nhà ga, bệnh viện... vì ở các nơi này có lượng hành khách lớn. "Tuy nhiên, phải có người quản lý, sắp xếp chuyến để tránh tranh giành khách. Đồng thời, trạm đón taxi nên xây dựng khuôn viên để hành khách có thể thoải mái ngồi đợi. Khuôn viên này có thể do các hãng taxi phối hợp cùng xây dựng, không nên để một đơn vị độc quyền" - ông Sơn nhấn mạnh.
THY NHUNG
Theo PL
Hơn 420 học sinh nông thôn được tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ Sáng 27/9, Đoàn cơ sở Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh phối hợp với Đoàn thanh niên Công an huyện Cẩm Xuyên tổ chức chương trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho 420 em học sinh của Trường Tiểu học Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên). Tại chương trình, các em học sinh được tiếp cận về kiến...