Điện lực, hàng không, viễn thông thiệt hại nặng nề vì bão
Sau hai ngày cơn bão số 8 quét qua, nhiều khu vực ở miền Trung bị mất điện, hàng loạt chuyến bay bị hoãn. Cột viễn thông của Mobifone đứt gẫy làm “bay” nhà của một người dân ở Nam Định.
Theo thông báo mới nhất vào sáng nay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tình hình thời tiết khu vực Bắc miền Trung ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng có mưa to kèm theo gió cấp 6 khiến nhiều khu vực bị mất điện trên diện rộng. Bão gây ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình làm hơn 100 lộ đường dây trung thế gặp sự cố.
Do gió bão và mưa lớn nên hệ thống lưới điện trung thế khu vực miền Bắc (từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh) gặp nhiều sự cố. Toàn tỉnh Nam Định, Thái Bình, bị mất điện. Hiện “nhà đèn” mới chỉ khắc phục được ở trung tâm của Thành phố. Hải Phòng cũng gặp phải tình trạng tương tự do 45 lộ trung áp bị sự cố.
Sau khi qua Philippines khiến ít nhất 24 người thiệt mạng, cơn bão Sơn Tinh đã càn quét qua các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão đạt cấp 12-13 tính đến cuối ngày hôm qua. Do ảnh hưởng của bão số 8, ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 một số nơi có gió mạnh hơn, đến cấp 12, cấp 13.
Tháp truyền hình bị đổ do bão số 8 gây ra. Ảnh: Trọng Nghiệp.
EVN cho hay, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí bị gió to đã làm bay các tấm tôn lợp mái lò, gây đứt dây dẫn trong giàn phân phối trạm 220kV.
Ngoài ra 6 đường dây 110kV gặp sự cố và vẫn đang trong tình trạng khắc phục gồm: Phủ Lý – Thanh Nghị, Uông Bí-Hoành Bồ, Chợ Rộc – Cái Lân, Nam Ninh – Hải Hậu, Giao Thuỷ – Hải Hậu, Hoành Bồ – Cẩm Phả, Ninh Bình – Phủ lý. EVN cho biết chưa có số liệu thống kê cụ thể về chi phí và vẫn đang tiếp tục tổng hợp các thiệt hại.
Không chỉ EVN mà các hãng hàng không cũng đang tính toán thiệt hại sau bão. “Chưa có con số cụ thể, tuy nhiên trận bão này có số lượng hoãn hủy chuyến lớn nhất trong năm nay”, đại diện hãng hàng không Vietjet cho biết. Trước mắt, gần trăm chuyến bay đã bị hủy trong mấy ngày vừa qua. Sau khi thông báo hủy 62 chuyến tính đến chiều chủ nhật, tối qua Vietnam Airlines cho biết hủy thêm 6 chuyến chặng Hà Nội – Vinh và và TP HCM – Vinh.
Video đang HOT
Lịch trình của các hãng thay đổi từng giờ theo đường đi của cơn bão. “Hôm nay theo lịch sẽ có chuyến lúc 12h trưa đến Hải Phòng từ TP HCM và Hà Nội. Tuy nhiên hiện hãng theo dõi sát xem có phải hoãn không vì bão đang di chuyển qua khu vực này”, đại diện của Vietjet Air cho hay. Hôm qua, hãng này đã phải hủy 12 chuyến đến và đi từ sân bay Đà Nẵng do bão.
Theo thông báo mới nhất, Jetstar Pacific vừa hoãn một chuyến từ TP HCM đi Hải Phòng trưa nay, dời đến tối để chờ tan bão. Hôm qua, hãng này cũng hủy các chuyến bay đến Vinh, Đà Nẵng.
Theo luật, thời tiết là sự cố bất khả kháng nên các hãng không phải bồi thường cho khách hàng mỗi khi hoãn, hủy chuyến. Tuy nhiên trên thực tế, các hãng cũng gánh thiệt hại không ít. “Nhất là khi không hạ cánh được vì bão, máy bay phải bay vòng đến sân bay gần nhất. Chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến bay như thế tốn hàng nghìn đôla Mỹ. Ngoài ra hãng cũng sẽ phải mua thực phẩm, lo nơi ăn chốn nghỉ cho hành khách tại các sân bay dự bị”, đại diện một hãng hàng không giải thích.
Hãng viễn thông cũng gánh thiệt hại nặng do bão. Cụ thể Mobifone có cột viễn thông cao 48 mét bị đổ ở Nam Trực, Nam Định. Cột Mobifone này được thuê đặt trong vườn nhà một người dân. “Cột bị đổ vào 2h sáng qua khi gió đang lúc mạnh nhất. Gia đình chúng tôi đang chờ công ty xuống tính toán thiệt hại. Cột đổ làm sập 2 căn bếp, một nhà từ đường của gia đình và cả một căn bếp của nhà hàng xóm”, anh Phiêu, chủ nhà cho biết.
Một nguồn tin từ Mobifone cho hay hãng đang kiểm các sự cố và sẽ đưa ra phương án xử lý kịp thời. “Do hôm qua là ngày nghỉ, nên chúng tôi vẫn đang tổng hợp lại để xem xét”, nguồn tin cho hay.
Tương tự, VNPT cũng phải nhiều sự cố. Mặc dù các tuyến truyền dẫn trục nội tỉnh cơ bản được đảm bảo, song theo báo cáo mới nhất của VNPT, bão có cấp độ lớn cùng với mưa rất to, điện lưới mất trên diện rộng đã gây “thiệt hại nghiêm trọng đến mạng lưới của các đơn vị”. Tại tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và Hải Phòng, nhiều cột Anten bị đổ, một vài khu vực bị mất điện lưới cùng đứt cáo quang treo do cây đổ, cột đổ. Một số tổng đài bị hỏng do ảnh hưởng của sét gây mất liên lạc trên diện rộng. VNPT cho biết đang khắc phục hậu quả bão lụt và chỉ đạo các đơn vị rà soát, thống kê thiệt hại.
Sáng nay (29/10), sau khi đi vào khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh, bão số 8 đã suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp. Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được 10 km, suy yếu và tan dần.
Theo VNE
Động đất ở Sông Tranh 2 chưa thể gây đổ nhà!
Đó là ý kiến của TS Lê Huy Minh - Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu- trả lời trên bản tin thời sự VTV1 tối qua (23.10), sau trận động đất vừa xảy ra đêm trước. Trong khi đó, người dân Bắc Trà My lo sợ: Rồi nhà sẽ đổ nếu còn động đất.
Các đới đứt gãy hoạt động khu vực nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 và kế cận. (Theo PGS.TS Cao Đình Triều, 2012)
Động đất cực đại chỉ là lý thuyết
Trong tổng số gần 100 cơn rung chấn tại khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2, trận động đất vào 20 giờ 41 phút ngày 22.10 với cường độ 4,6 độ richter đã thực sự khiến người dân huyện Bắc Trà My lo sợ. Hơn 800 nhà dân bị nứt toác tường, bị hư hại do các trận động đất. Nhiều hộ đã dựng nhà gỗ để yên tâm hơn khi ở trong nhà xây bằng gạch.
Trả lời trên báo Lao Động ngày 24.10, PGS-TS Nguyễn Hồng Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết: Động đất ở Trà My được dự báo vẫn tiếp tục xảy ra theo hướng dày hơn, mạnh lên, sau đó mới giảm dần và đi vào ổn định. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định được cường độ đạt đỉnh của động đất ở khu vực này là bao nhiêu và chu kỳ như thế nào.
PGS-TS Hồng Phương cũng lưu ý: Động đất ở thủy điện Hòa Bình phải mất đến 5 năm mới tắt hẳn. Đáng nói ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên đới đứt gãy Trà Bồng chạy ngang sát chân đập thủy điện Sông Tranh 2, vì vậy động đất kích thích ở đây sẽ diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, trả lời trên VTV1 tối qua (23.10), TS Lê Huy Minh nói rằng: Theo nghiên cứu vào năm 2003, đánh giá động đất cực đại có thể xảy ra trên các đới đứt gãy ở khu vực này có độ lớn là 5,5 độ richter, việc di dời là chưa cần vì sự rung động chúng tôi đánh giá và thực tế quan sát được là cấp 6- gây nứt tường, trần nhà chứ chưa gây đổ.
Theo TS Lê Huy Minh thì nghiên cứu động đất khu vực này được thực hiện từ năm 2003, khi EVN chưa xây dựng thủy điện Sông Tranh 2.
Nhưng khi công trình thủy điện này vừa mới được đưa vào vận hành, hồ chứa nước có cao trình 161 (mới có thể xả tràn) thì liên tiếp xảy ra động đất, cường độ mạnh dần, cao điểm là trận động đất vào đêm 22.10 (4,6 độ richter).
Việc khằng định động đất cực đại ở khu vực này có độ lớn là 5,5 độ richter ở thời điểm hiện tại là không còn cơ sở khoa học, đánh giá đó chỉ nằm trên cơ sở lý thuyết, xa rời với thực tế về động đất đang diễn ra ở khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2.
Các nhà khoa học độc lập nhận định rằng, động đất ở khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 có biểu hiện đặc biệt.
PV Lao Động đã đặt câu hỏi vì sao động đất tại khu vực Sông Tranh 2 có biểu hiện đặc biệt với PGS-TS Cao Đình Triều - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam, ông cho biết: Xảy ra tại vùng mà trước đó chưa bao giờ xuất hiện động đất là loại động đất hồ chứa phản ứng nhanh có biểu hiện hoạt động dồn dập, đợt sau có xu thế tăng về tần suất lặp lại và cấp độ mạnh (có biểu hiện hoạt động khá giống với đập Koyna, Ấn Độ ở điểm đầu). Đặc biệt về nền móng đập và khu vực công trình: Nằm trong đới cà nát, giập vỡ và phong hóa mạnh của đá granit sáng màu.
Nhà nứt, rung nhiều sẽ đổ
Đúng như TS Lê Huy Minh nói, hiện nay nhà dân mới bị nứt tường, nứt trần chứ chưa đổ nên chưa phải tiến hành di dời. Nhưng PGS-TS Nguyễn Hồng Phương lại thông báo một tin không vui: Người dân Bắc Trà My sẽ còn phải hứng chịu nhiều trận động đất lớn hơn (trận động đất lớn nhất đến thời điểm này ghi nhận có cường độ 4,6 độ richter - PV).
Như vậy, nhà cửa của người dân Bắc Trà My sẽ tiếp tục phải chịu những trận rung chấn mới. Nhà đã nứt mà liên tiếp bị rung chấn thì không ai dám khẳng định là sẽ không đổ. Còn đổ lúc nào thì không ai nói được.
Khi được hỏi về những thiệt hại về nhà cửa của người dân vì động đất vào thời điểm cuối tháng 9 vừa qua, ông Trần Văn Hải - Trưởng ban quản lý Dự án thủy điện 3- nói rằng: Không có thiệt hại gì lớn đâu. Chỉ có một số nhà dân - những nhà xây tường mỏng hoặc không phải là công trình bài bản- thì có vết nứt. Tuy nhiên là vết nứt, họ chỉ mình thấy thế thôi chứ không biết nó nứt trước hay nứt do động đất.
Sau khi đọc bài "Người dân không liều mình với "phép thử" của EVN", bạn đọc NamHuongTran- email kimcuc48@gmail.com viết: "Cuối năm 1961, tôi đã từng sống một thời gian ở căn cứ địa khu 5 Bắc Trà My. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh những đoàn người dân tộc Cơ Tu mình trần đóng khố, chân đất ngày ngày vận chuyển vũ khí, lương thực, thuốc men trên những con đường đèo dốc. Có lần, tôi đã gặp họ trong một bữa nghỉ ăn trưa. Thức ăn là ngô hạt nấu chín được gói trong bẹ lá chuối. Điều đáng nói hơn ở đây là họ hoàn toàn ăn nhạt, không một hạt muối. Trong khi đó, trên vai họ là những gùi muối nặng hai ba chục ký không hề suy suyển".
Và để kết lại, xin dẫn lời bạn đọc NamHuongTran: "Tôi nghĩ, bây giờ là lúc Nhà nước phải tìm mọi cách để người dân Bắc Trà My được sống đầy đủ hơn, sung sướng hơn chứ không phải kêu gọi họ tiếp tục hi sinh, đặc biệt là hi sinh cho những dự án làm lấy được".
Theo laodong
Tổng kiểm tra đặc biệt đập thủy điện Sông Tranh 2 Chiều 19/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực kiểm tra đặc biệt thủy điện Sông Tranh 2. Nước chảy xối xả trong đường hầm đập chính thủy điện Sông Tranh 2 vào tháng 4 năm 2012. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam) Do tình hình động đất kích thích xảy ra liên tục trong...