Điện lực Đà Nẵng ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm chống ngập
PC Đà Nẵng lập phương thức cấp điện ưu tiên, đảm bảo vận hành từ nhiều xuất tuyến các trạm bơm chống ngập là phụ tải quan trọng của thành phố.
Theo Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rìa bắc của dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông, hoạt động của đới gió Đông trên cao nên tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 17-20/10 có một đợt mưa lớn trên diện rộng.
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 4 trạm bơm chống ngập nước đặt tại khu vực quận Hải Châu và quận Sơn Trà.
Các trạm bơm chống ngập do Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng quản lý là các phụ tải quan trọng được Công ty Điện lực (PC) Đà Nẵng lập phương thức cấp điện ưu tiên, đảm bảo vận hành từ nhiều xuất tuyến.
Điện lực Đà Nẵng ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm chống ngập trong lúc thành phố có một đợt mưa lớn trên diện rộng từ ngày 17-20/10.
Theo đó, trạm bơm chống ngập Thuận Phước nhận điện từ trạm biến áp (TBA) Ngăn Triều Thuận Phước (2500kVA) – 482/Liên Trì; trạm bơm chống ngập Đông Nam Đài Tưởng niệm nhận điện từ TBA Xử lý nước thải Đông Nam Đài Tưởng niệm (2500kVA) – 477/Liên Trì; trạm bơm chống ngập Trương Chí Cương – Nguyễn Xuân Nhĩ nhận điện từ TBA trạm bơm chống ngập úng Trương Chí Cương (320kVA) – 475/NHS220 và trạm bơm chống ngập K20 nhận điện từ TBA Tuyên Sơn 5 (250 kVA) – 471/NHS220.
Các trạm bơm kể trên được đặt tại những khu vực xung yếu dễ ngập lụt nhằm vận hành hút nước, tránh bị ngập lâu dài gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người dân, tránh giao thông bị chia cắt gây ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và gây mất an toàn xã hội. Do vậy, các trạm bơm là những phụ tải quan trọng được PC Đà Nẵng cấp điện ưu tiên.
Theo đó, trực ban Điều độ lưới điện phân phối thành phố Đà Nẵng phải tuân thủ tuyệt đối các quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Đà Nẵng, quy trình vận hành các thiết bị và hệ thống tự động hóa có liên quan, nhanh chóng thao tác chuyển nguồn cấp điện trong các trường hợp sự cố cho các trạm bơm chống ngập trên địa bàn. Các trạm bơm đều được cấp điện từ 2 nguồn điện lưới nhằm chuyển tải qua lại, đảm bảo an toàn, liên tục.
Video đang HOT
Cụ thể, phương thức cấp điện khi có điện lưới quốc gia: PC Đà Nẵng sẽ không bố trí cắt điện công tác kế hoạch đồng thời phối hợp với Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện miền Trung, Công ty Truyền tải điện 2 nhằm đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho các trạm bơm.
Trong trường hợp bất khả kháng như mất điện lưới quốc gia, sự cố trạm biến áp, đường dây, PC Đà Nẵng sẽ nhanh chóng chuyển phụ tải các trạm bơm sang nhận điện từ đường dây khác và nhanh chóng xử lý sự cố nhằm khôi phục cấp điện trở lại bình thường.
Bên cạnh đó, PC Đà Nẵng đã chỉ đạo Điện lực Hải Châu, Điện lực Sơn Trà phối hợp chặt chẽ với Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng để đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các các trạm bơm chống ngập như bố trí nhân viên trực, phối hợp thao tác xử lý sự cố; đặc biệt lưu ý trong các thời điểm mưa lớn, có khả năng gây ngập úng cục bộ các khu vực có bố trí trạm bơm.
Đồng thời, để tăng cường khả năng chủ động ứng phó khi mưa lũ, PC Đà Nẵng cũng đề nghị các đơn vị vận hành trạm bơm kiểm tra khả năng vận hành của trạm và có phương án bố trí máy phát điện dự phòng trong những tình huống khẩn cấp.
Sau mở cửa, Đà Nẵng vẫn mở rộng xét nghiệm COVID-19
Tối 5-9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng cho biết thành phố đã có chuỗi 7 ngày liên tiếp không phát hiện ca dương tính dù đã triển khai xét nghiệm toàn dân theo hộ gia đình.
Các cửa hàng ở Đà Nẵng đã được phục vụ bán mang đi - Ảnh: TR.TRUNG
Cùng với đó, sau một thời gian dài thực hiện việc cách ly xã hội, hôm qua 5-9, các cửa hàng ăn uống tại Đà Nẵng đã được phép mở cửa bán mang đi sau khi thành phố chuyển trạng thái áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch mới.
Tuân thủ khi đi mua hàng
Từ sáng sớm, bà Lê Thị Phượng (đường Nguyễn Phong Sắc, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) đã đi chợ chuẩn bị cho món bánh cuốn phục vụ khách. Quán nhỏ nhưng bà Phượng vẫn căng dây và chuẩn bị sẵn một bình nước rửa tay khô cho khách đến mua về để đảm bảo các quy định mà thành phố yêu cầu. Tới quá trưa, mặc dù lượng khách chỉ bằng 1/5 so với ngày thường nhưng bà Phượng vẫn rất vui vì được bán lại sau cả tháng ngồi bó gối.
"Tôi cũng biết là chưa thể đông ngay đâu vì nói chung tâm lý người dân vẫn còn e ngại lắm. Có bán cũng không có lời nhưng mình vẫn muốn được mở cửa để có việc làm" - bà Phượng nói.
Mặc dù nhiều quán trên đường Cô Giang, quận Hải Châu không treo bảng "bán mang về" như trước nhưng người dân đều hiểu và xếp hàng chờ đến lượt mua. Thực khách đều nắm quy định mới của thành phố chỉ cho các cửa hàng ăn uống bán hàng mang đi và bán hàng qua mạng. Các quán đều nghiêm chỉnh chấp hành việc bán mang đi, tuyệt đối không có quán phục vụ khách tại chỗ.
Anh Nguyễn Mạnh Huy, một người dân quận Hải Châu, cho biết trà sữa là món hàng anh mua mang về đầu tiên kể từ khi Đà Nẵng cho cửa hàng ăn uống mở cửa. "Cả tháng cấm bán quán ăn uống tôi rất thèm được ăn lại đồ cửa hàng. Vui quá nên chạy tới quán mua luôn trà sữa cho cả nhà thay vì đặt giao hàng tận nơi" - anh Huy nói.
Theo ghi nhận, các tuyến đường có nhà hàng, quán xá, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là nơi nhộn nhịp nhất vì có nhiều người đến mua hàng mang về. Hầu hết cửa hàng ăn uống trên các tuyến đường chính như Trần Phú, Nguyễn Văn Linh, Yên Bái đã mở cửa trở lại phục vụ thực khách.
Tiếp tục lấy mẫu theo hộ gia đình
Những ngày qua, toàn thành phố Đà Nẵng đã có 20.010 mẫu xét nghiệm đại diện theo hộ gia đình có kết quả âm tính, riêng quận Sơn Trà hoàn tất lấy mẫu và xét nghiệm hơn 11.000 mẫu, kết quả 100% âm tính. Những ngày tới thành phố Đà Nẵng triển khai lấy mẫu theo hộ gia đình tại các quận huyện còn lại trên địa bàn.
Tự do ra vào thành phố nhưng kèm điều kiện
Một trong những thay đổi được rất nhiều người quan tâm khi thành phố áp dụng biện pháp phòng dịch mới là việc cho phép các phương tiện giao thông cá nhân được tự do ra vào thành phố Đà Nẵng.
Theo ghi nhận, tại các chốt phòng dịch ngoại ô Đà Nẵng ngày 5-9, lượng người qua lại đã tăng đột biến, trong đó chủ yếu là người từ Đà Nẵng về Quảng Nam và ngược lại. Tại chốt phòng dịch cửa ô Hòa Phước (trên quốc lộ 1, huyện Hòa Vang), người muốn ra vào thành phố chỉ đo thân nhiệt, khai báo y tế tại chốt, không phải xuất trình giấy thông hành như trước đây.
Tương tự, tại chốt Hòa Nhơn, người vào thành phố chỉ cần dừng lại để lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt. Dù không kiểm soát bằng giấy thông hành nhưng 20 chốt phòng dịch ở ngoại ô thành phố Đà Nẵng vẫn giữ nguyên lực lượng làm việc. Sở GTVT thành phố Đà Nẵng cho biết các hoạt động vận tải nội thành đã được khôi phục nhưng chỉ được chở 50% số hành khách so với quy định. Riêng đối với hoạt động các tuyến xe khách cố định ra vào thành phố thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT.
Trong chiều 5-9, ông Lê Trung Chinh, phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, cho biết trong sáng cùng ngày thành phố đã có công văn gửi Bộ GTVT đề nghị khôi phục hoạt động vận tải trong nước của các tuyến vận tải đường bộ liên tỉnh, đường sắt và hàng không từ các địa phương đến Đà Nẵng. Ông Chinh cho biết thành phố sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch một khi các tuyến này được hoạt động trở lại.
3 ngày cả nước không có ca bệnh mới trong cộng đồng
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến 5-9 là tròn 3 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Tổng số ca mắc cả nước đang dừng ở con số 1.049, trong đó 691 ca mac COVID-19 do lay nhiem trong nuoc.
Trong ngày 5-9, có thêm 19 benh nhan đuoc cong bo khoi benh, gom 6 benh nhan tai Benh vien Phoi Đa Nang, 9 benh nhan tai Trung tam Y te huyen Hòa Vang và 4 benh nhan tai Benh vien Đa khoa trung uong Quang Nam.
Bộ Y tế cho biết đến 5-9 đã có 805/1.049 ca bệnh đã khỏi và ra viện, ngoài ra hơn 90 trường hợp có kết quả xét nghiệm am tinh từ 1-3 lần. Số trường hợp tử vong là 35, đa số là người cao tuổi và có bệnh lý nền.
Tại Hải Dương, UBND tỉnh đã ban hành công văn, thiết lập vùng cách ly y tế một phần tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình và Bệnh viện Đa khoa tỉnh để phòng chống COVID-19. Thời gian cách ly 14 ngày, kể từ ngày 4-9.
Đây là những địa điểm bệnh nhân 1.045 (bệnh nhân 72 tuổi, chưa rõ nguồn lây ở Hải Dương) đến khám trước khi được xác định dương tính với COVID-19.
Quảng Ngãi đón người dân rời Đà Nẵng, trở về quê Xin cảm ơn tất cả những gì chính quyền và người dân TP Đà Nẵng đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi; Chúng tôi sẽ sớm quay trở lại để mưu sinh, học tập... Đây là những lời nói chân thành của hàng trăm lao động tự do được tỉnh Quảng Ngãi đón về quê sáng nay (22/8). 8 giờ sáng nay, việc...