Điện Kremlin và Quảng trường Đỏ
Điện Kremlin nằm ở khu vực trung tâm, bên trái sông Moskva, trên đồi Borovitskii.
Trước đây, cung điện là nơi Nga hoàng dùng để điều hành triều chính. Ngày nay, cung điện vẫn được sử dụng vào các mục đích chính trị, là cơ quan đầu não của Chính phủ Nga, cũng là nơi Thủ tướng Nga tiếp đón các đoàn khách cấp quốc gia.
Nằm giữa trung tâm Thủ đô Moscow, điện Kremlin là phần lâu đời nhất của thành phố. Trong sách sử biên Hypatian thì điện Kremlin năm 1147 như một pháo đài được dựng lên bên bờ trái sông Moskva bởi Yuri Dolgoruki, Hoàng tử Suzdal, sau này đã phát triển các khu định cư và ngoại ô được bao quanh bởi các công trình mới.
Vào thế kỷ 13, điện Kremlin là trung tâm quyền lực tối cao của nhà nước. Vào cuối thế kỷ 15 – đầu thế kỷ 16 là một trong những công trình lớn của châu Âu (các bức tường và tháp đá ngày nay được dựng lên vào năm 1485-1516), là một tập hợp các di tích có chất lượng vượt trội.
Các nhà thờ quan trọng nhất của Kremlin đều nằm trên Quảng trường Nhà thờ, bao gồm Nhà thờ Dormition, Nhà thờ Tổng lãnh thiên thần, Nhà thờ Truyền tin và tháp chuông Ivan Veliki. Hầu hết tất cả chúng đều được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Ý thể hiện rõ trong phong cách kiến trúc. Nhà thờ Assumption (1475-1479) được xây dựng bởi một kiến trúc sư người Ý Aristotele Fiorvanti. Nội thất được trang trí với những bức bích họa và một biểu tượng 5 tầng (thế kỷ 15-17). Nhà thờ trở thành nhà thờ chính thống của Nga; nơi tổ chức đám cưới và nơi đăng quang cho các hoàng tử, các đại giáo chủ…
Cũng trong quảng trường, một kiến trúc sư người Ý khác, Alevisio Novi đã dựng lên Nhà thờ Tổng lãnh thiên thần (Church of the Archangel) năm 1505-1508. Từ thế kỷ 17 đến 19, nội thất nhà thờ được trang trí bởi những bức bích họa tuyệt vời và một biểu tượng. Trong nhà thờ này nhiều hoàng tử và hoàng đế vĩ đại của Moscow được chôn cất. Trong số đó có Ivan I Kalita, Dmitri Donskoi, Ivan III, Ivan IV – Ivan Hung đế hay Sa hoàng, Mikhail Fedorovich và Alexei Mikhailovich Romanov.
Nhà thờ Dormition được xây dựng bởi kiến trúc sư Pskov vào năm 1484-1489. Bên trong nhà thờ một số bức tranh bích họa của thế kỷ 16-19 đã được bảo tồn và các biểu tượng của Andrei Rublev và Theophanes Hy Lạp.
Video đang HOT
Năm 1505-1508 tháp chuông Ivan Veliki được xây dựng. Cao 82 mét và là tòa nhà cao nhất, trở thành tâm điểm của toàn bộ Kremlin.
Trong số các tòa nhà dân sự lâu đời nhất của điện Kremlin Moscow, Cung điện Granovitaya (1487-1491) là đáng chú ý nhất. Các kiến trúc sư người Ý Marco Fryazin và Pietro Antonio Solario đã xây dựng nó như một hội trường lớn để tổ chức các nghi lễ nhà nước, lễ kỷ niệm và tiếp các đại sứ nước ngoài. Công trình đáng chú ý nhất thế kỷ 17 được xây dựng bởi các bậc thầy người Nga là Cuing điện Teremno.
Từ đầu thế kỷ 18, khi thủ đô của Nga chuyển đến St. Petersburg, điện Kremlin chủ yếu đóng một vai trò nghi lễ với các chức năng tôn giáo. Vào cuối thế kỷ, khu phức hợp kiến trúc của điện Kremlin đã được mở rộng với Arsenal được xây dựng lại sau trận hỏa hoạn năm 1797 bởi Matvei Kazakov. Thượng viện được xây dựng vào năm 1776-1787 theo kế hoạch của cùng một kiến trúc sư là nhà của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Đế chế Nga – Thượng viện cầm quyền. Ngày nay, nó là nơi cư trú của Tổng thống Nga.
Từ năm 1839 đến năm 1849, một kiến trúc sư người Nga KA Thon đã dựng lên Cung điện Kremlin vĩ đại như là nơi cư trú của gia đình hoàng gia kết hợp các tòa nhà Kremlin cổ như Cung điện, Phòng vàng Tsarina, Phòng Master, Cung điện Teremnoi và Nhà thờ Teremnoi. Trong Phòng Armory được xây dựng bởi KA Thon trong khu phức hợp của Cung điện Kremlin vĩ đại, có một bảo tàng thế kỷ 16 được chính thức thành lập theo lệnh của Alexander I vào năm 1806.
Quảng trường Đỏ, gắn liền với điện Kremlin, nằm bên dưới bức tường phía đông. Ở cuối phía nam là Nhà thờ Pokrovski nổi tiếng (Nhà thờ Thánh Basil the Blessed), một trong những di tích đẹp nhất của kiến trúc nhà thờ Nga cổ, được dựng lên vào năm 1555-1560 để kỷ niệm chiến thắng của Ivan Hung đế đại bại Kazan Khanate. Trong thế kỷ 17, nhà thờ xuất hiện với diện mạo mới nhờ vào sự hoàn thiện trang trí của mái vòm và sơn cả bên trong và bên ngoài nhà thờ. Việc xây dựng Quảng trường Đỏ được hoàn thành vào cuối thế kỷ 19 cùng với Bảo tàng Lịch sử Hoàng gia (ngày nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Trung tâm thương mại (GUM). Năm 1929, Lăng Lenin, được thiết kế bởi AV Shchusev một kiến trức sư vĩ đại của Liên Xô cũ.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc – UNESCO đã công nhận Điện Kremlin và Quảng trường Đỏ của Nga là Di sản văn hóa thế giới năm 1990.
Theo ngaynay.vn
Đến Nga xem World Cup, nhớ ghé hết 13 địa điểm này
Nếu đến Moscow (Nga) trong dịp World Cup tới đây, ngoài xem bóng đá, bạn hãy tranh thủ tận hưởng và khám phá những điểm nổi tiếng, mang đậm phong cách của đất nước này.
Nếu nói Moscow là trái tim của nước Nga thì Quảng trường Đỏ chính là trung tâm của thành phố này. Từ đây, các con đường chính của thành phố tỏa theo các hướng trở thành quốc lộ ngoài thủ đô. Không những thế, Quảng trường Đỏ còn là nơi tập trung nhiều công trình huyền thoại gắn liền với lịch sử nước Nga. Năm 1991, địa danh này được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Tọa lạc ở cuối phía Nam của Quảng trường Đỏ, ban đầu, Nhà thờ thánh Basil (hay còn gọi là Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily) chỉ gồm 8 tòa tháp, mỗi tháp tượng trưng cho một lần đánh thắng quân Mông Cổ. Năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây ở phía đông làm nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil. Kiến trúc độc đáo của khu Nhà thờ sẽ đưa bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác trong dịp ghé thăm.
Vị trí đắc địa trên đồi Borovitskii và bờ trái sông Moskva, điện Kremlin là một trong những phần cổ nhất của thành phố. Hiện tại, đây là nơi các cơ quan tối cao của chính quyền Nga làm việc. Nơi đây gồm 4 cung điện và 4 nhà thờ được bao bọc bởi bức tường Kremlin và các tháp Kremlin.
Từ trên cao nhìn xuống, Công viên Chiến thắng tựa chiếc đồng hồ khổng lồ. Công viên này tượng trưng cho chiến thắng của dân tộc Nga trước Đức Quốc Xã. Mỗi nét đặc trưng trong công viên đều gợi nhớ về một sự kiện chiến tranh nào đó. Điển hình, 1.418 đài phun nước tượng trưng cho số ngày nước Nga tham gia cuộc chiến. Nếu tới thăm, bạn nên dành kha khá thời gian trong ngày để khám phá trọn vẹn khuôn viên rộng lớn nơi đây.
Khải Hoàn Môn của Moscow được xây dựng nhằm tôn vinh chiến thắng quân sự oai hùng. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc và những phù điêu của di tích. Khải Hoàn Môn cũng là công trình đánh dấu sự thay đổi trong phương thức ăn mừng thành công của người Nga. Trước đây, họ thường xây dựng các công trình tôn giáo.
Bảo tàng Bức tranh tròn là công trình tưởng niệm trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Nga. Bảo tàng gồm 3 khu. Khu chính mô tả những sự kiện của cuộc chiến tranh Pháp - Nga (năm 1812). Khu "Túp lều Kutuzov" miêu tả khung cảnh cuộc họp của các tướng lĩnh, nơi quyết định phóng hỏa Moscow. Trong khi đó, phòng "Bảo tàng các anh hùng Liên Xô và Nga" giới thiệu về truyền thống anh hùng cao cả của người dân Nga.
Tọa lạc trên Đồi Chim Sẻ, Đại học Lomonosov là trường đại học lớn và lâu đời nhất ở Nga. Nơi đây sở hữu công trình lớn nhất trong 7 tòa nhà chọc trời Stalin với khuôn viên rộng hơn một triệu m2. Ngoài ra,Đồi Chim Sẻ là đỉnh cao nhất trong số 7 đỉnh cao tại Moscow. Từ độ cao 220 m so với mặt nước biển, các du khách có thể bao quát toàn bộ thành phố.
Nằm ngay trong lòng Moscow, chợ Izmailovsky như một thế giới thu nhỏ, được xây dựng theo lối kiến trúc tòa tháp điển hình của Nga. Nổi tiếng với lối đi "mê cung", khu chợ trời này chuyên bán các món đồ lưu niệm từ thời Liên Xô cũ đến các sản phẩm dệt lụa vùng Uzbek, mũ lông, da thuộc, máy ảnh cổ điển và búp bê Matryoshka đặc trưng của xứ bạch dương.
Nếu Quảng trường Đỏ là trái tim của Moscow thì phố cổ Arbart chính là tâm hồn của thành phố. Từ thế kỷ 16, Arbat là nơi sinh sống của những người thợ thủ công, thợ rèn chuyên phục vụ cho giới quý tộc trong điện Kremlin. Năm 1736, sau một vụ cháy, phần lớn những ngôi nhà bằng gỗ thời đó bị phá hủy. Phố Arbat bắt đầu xuất hiện những ngôi nhà bằng đá trắng của các quý tộc chuyển tới sống tại đây.
Nhà hát Bolshoi là một trong những công trình nổi bật nhất tại thủ đô Moscow. Sau 2 cuộc chiến tranh thế giới, có lúc, Bolshoi đã trở thành kinh đô nghệ thuật ballet không chỉ của Moscow hay Nga mà còn của toàn châu Âu giữa lúc lục địa già đang bị chiến tranh tàn phá. Mặt tiền tân cổ điển của nhà hát này còn được in vào tờ 100 rub.
Được đánh giá là hệ thống tàu điện ngầm đẹp nhất thế giới, Moscow Metro được ví như cung điện dưới lòng đất tại thủ đô Moscow với những bức tranh trên tường, tượng và cổng vòm lộng lẫy. Một số ga tàu tại đây trông giống thánh đường hay phòng tranh hơn là các điểm trung chuyển dân dụng. Hiện tại, hệ thống tàu điện đã mở rộng ra 12 tuyến, 196 ga và hơn 320 km đường ray.
Tsaritsyno thuộc khu vực phía nam thành phố. Đây là khu bảo tồn - bảo tàng lớn nhất ở Moscow bao gồm các cung điện, công viên và ao hồ. Kiến trúc quan trọng nhất tại đây là Đại cung điện Tsaritsyno được xây dựng bởi những người thợ tài hoa nhất nhằm phục vụ cho hoàng gia.
Tọa lạc trên điền trang nghỉ dưỡng của Hoàng gia Nga xưa kia,Kolomen là công viên có cảnh sắc tựa tranh vẽ. Dưới thời trị vì của Sa hoàng Alekxei Mikhailovich, khu điền trang này bước vào thời kỳ hoàng kim với cung điện gỗ có vẻ đẹp phi thường. Đáng tiếc, ngày nay, kiệt tác này không còn. Cung điện gỗ trong công viên Kolomen chỉ là bản phục dựng theo thiết kế cũ.
Ảnh: Steemit, Viktoria Jean, Pradiz, Expedia
Theo Kim Ngân/Zing
Đòn châm biếm ngoạn mục của Tổng thống Putin với Cố vấn an ninh tổng thống Mỹ "Một chân giữ một nhánh ô liu, chân bên kia giữ 13 mũi tên, con đại bàng trắng trên quốc huy của Mỹ đưa lại cảm giác ưu tiên cho vũ khí hơn là hòa bình", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói vui khi gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tại Điện Kremlin ngày 23/10. Tổng thống Vladimir Putin...